CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.3. Một số đánh giá về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
bàn tỉnh Tuyên Quang
2.3.1. Kết quả đạt được
BHXH tỉnh Tuyên Quang từ những ngày đầu đi vào hoạt động luôn xác định quản lý đối tượng tham gia là nhiệm vụ mở đầu, đóng vai trị quan trọng trong q trình thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động. BHXH tỉnh Tuyên Quang luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của BHXH Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động để triển khai nhiệm vụ.
BHXH tỉnh Tuyên Quang đã duy trì phát động, thực hiện tốt các phong trào thi đua, bình xét khen thưởng đảm bảo dân chủ, cơng bằng, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính. Chú trọng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, ý thức tuân thủ pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ. Duy trì, đẩy mạnh cơng tác kiểm tra trong ngành và đối với các đơn vị sử dụng lao động trong quá trình thực hiện tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Thường xuyên đổi mới, duy trì cơng tác tun truyền, phổ biến Luật và những văn bản dưới Luật về BHXH, BHYT bằng những hình thức, nội dung phù hợp để nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ và tích cực tham gia BHXH, nâng cao sơ lượng đối tượng tham gia BHXH trong toàn tỉnh. Diện bao phủ của chính sách BHXH đến người lao động trong tồn tỉnh đang ngày càng được mở rộng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng tham gia BHXH dù còn mới mẻ nhưng được BHXH tỉnh thực hiện khá tốt, rất chịu khó tìm tịi học hỏi để ngày một hồn thiện hơn. Trình độ CNTT của các cán bộ được trau dồi thường xuyên, sử dụng ngày càng có hiệu quả các phần mềm để việc quản lý các hồ sơ dữ liệu về người tham gia được chặt chẽ, chính xác.
2.3.2. Những hạn chế cịn tồn tại
Dù đã được kiểm soát khá chặt chẽ nhưng số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh cũng chỉ được quản lý một cách tương đối, chưa hoàn toàn sát đúng với thực tế. Việc triển khai thực hiện các chính sách BHXH tại các đơn vị thuộc khu vực ngoài quốc doanh, các hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh cá thể đạt kết quả chưa cao, do một số đơn vị sử dụng lao động và người lao động chưa ý thức được quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH. Từ đây cho thấy tuy con số có tăng lên nhưng diện bao phủ của của BHXH đến với người lao động cịn rất hạn chế.
Cơng tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, cấp sổ BHXH nhìn chung khá tốt nhưng cũng khơng tránh khỏi một số sai sót. Thẩm định hồ sơ khơng chính xác vẫn diễn ra, như nhập sai dữ liệu của người tham gia vào hệ thống phần mềm. Hồ sơ được trao trả lại cho các đối tượng không đúng thời gian quy định, tình trạng hồ sơ bị " chất đống " đơi khi vẫn diễn ra. Ngồi ra, việc quản lý mức lương, tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH cũng chỉ ở mức độ tương đối, chưa hoàn toàn phản ánh đúng với thực tế.
Việc phối hợp với các cơ quan ban ngành trong cơng tác kiểm tra cịn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời: dẫn đến việc nhiều đơn vị SDLĐ còn trốn tránh, gian lận về HĐLĐ, số lao động để không tham gia BHXH. Thực tế, sự vào cuộc của cơ quan chức năng đối với những trường hợp sai phạm của các đơn vị chưa có hiệu quả. Từ đây dẫn đến con số thuộc diện phải tham gia BHXH trên toàn huyện chưa được nắm bắt cụ thể, chính xác như thực tế.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Do hiểu biết và ý thức của chủ SDLĐ và người lao động cịn kém
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn rất kém, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Vì vậy, với ý thức và hiểu biết về các chính sách xã hội cịn kém, các chủ SDLĐ càng khơng muốn trích nộp một phần lợi nhuận của
mình để đóng Bảo hiểm cho người lao động. Nhiều chủ SDLĐ chỉ ký HĐLĐ tượng trưng với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn tồn khơng ký HĐLĐ với người lao động; hoặc có những trường hợp lách luật bằng cách chỉ ký HĐLĐ 3 tháng dù thời gian làm việc trên 1 năm, hoặc buộc người lao động làm việc trên 1 năm mới được ký HĐLĐ để đóng BHXH hoặc ký HĐLĐ ngắn hạn.
Cũng do sự thiếu quan tâm của người SDLĐ nên hồ sơ cá nhân của người lao động nhiều khi chưa được đưa đến cơ quan BHXH kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ của công tác quản lý hồ sơ cũng như quản lý sổ BHXH. Quá trình lưu giữ bảo quản sổ BHXH cho người lao động nhiều khi được người SDLĐ thực hiện chưa tốt, nên có trường hợp mất sổ, hỏng sổ…
Lao động làm trong các doanh nghiệp lại khơng có hiểu biết nhiều về BHXH, hoặc áp lực công ăn việc làm khiến họ khơng dám lên tiếng địi quyền lợi, trong khi tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động là cơng đồn thì hiện nay mới chỉ có ở rất ít doanh nghiệp và sự phối hợp với BHXH cũng chưa tốt.
- Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội cịn kém
Ý thức tham gia của chủ SDLĐ và người lao động cịn thấp do cơng tác tuyên truyền còn kém hiệu quả, tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa sát với cơ sở, các hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Từ đây, các đối tượng tham gia trên địa bàn tỉnh chưa hiểu rõ hết lợi ích của chính sách BHXH, nên chưa có ý thức chấp hành, tự giác tham gia.
- Do trình độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh cịn thấp kém
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang còn rất kém, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao, nhất là ở các Hợp tác xã, và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Giao thông trên địa bàn tỉnh đi lại cịn khó khăn, khiến người lao động muốn tiếp cận để tham gia BHXH cũng khó. Đời sống nhân dân trong tỉnh cịn khó khăn,
trình độ nhận thức cịn hạn chế nhiều trương hợp người dân chưa hiểu biết về lợi ích của việc tham gia BHXH và do điều kiện kinh tế, thu nhập của họ quá thấp nên họ chấp nhận kí với các doanh nghiệp với mức lương thấp hơn để giảm số tiền đóng BHXH.
- Nguyên nhân từ phía chính sách Bảo hiểm xã hội
+ Hạn chế trong việc ban hành các chính sách BHXH nói chung.
Chính sách về BHXH được ban hành chưa đồng bộ, nhiều khi đã có chính sách nhưng chậm có văn bản chi tiết hướng dẫn để được triển khai. Cụ thể như chính sách về BHTN đã được ban hành từ đầu năm 2009, nhưng thực tế đến tháng 8/2009, hoạt động thu nộp BHTN mới được hướng dẫn chi tiết để thực hiện ở tất cả các địa phương, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Do đó, phải mất thời gian truy thu lại từ đầu năm, gây khó khăn trong cơng tác quản lý; Cơ chế một cửa cũng được áp dụng từ đầu năm 2009, nhưng các văn bản hướng dẫn cụ thể lại được ban hành sau, cho đến tháng 7/2009, BHXH tỉnh Tuyên Quang mới có bộ phận một cửa, và cho đến nay, BHXH nhiều địa phương trong cả nước vẫn chưa có bộ phận này ...
+ Chế tài quy định xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH.
Hiện nay, chế tài quy định xử phạt chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, mức phạt cao nhất hiện nay mới là 30 triệu đồng với những doanh nghiệp quá trây ỳ với số nợ lớn, cịn thơng thường, biện pháp chủ yếu chỉ là nhắc nhở. Từ đây, nhiều doanh nghiệp thà chịu nộp phạt cịn hơn đăng ký tham gia, đóng nộp BHXH cho người lao động.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG