Cán cân vốn (Capital Balance – K)

Một phần của tài liệu Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của việt nam (Trang 27 - 30)

Năm 2008 2009 2010

K 13,4 12,3 5.5

Nguồn: SBV, IMF, WB

Cán cân vốn của Việt Nam bao gồm các bộ phận cơ bản: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FII), các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung – dài hạn và tài sản ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại.

Nhìn vào cán cân vốn của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2010 có thể thấy rõ xu hướng chuyển dịch của cán cân bắt đầu có thặng dư. Sau đây nhóm chúng tơi xin đi vào phân tích thực trạng của các thành phần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thành phần dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.

Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)

Năm 2008 2009 2010

FDI 10 7,4 7,1

Dịng tiền FDI của năm 2008 là 10 tỷ USD, tăng vọt so với các năm trước giúp làm bội thu cán cân thanh toán tài khoản vốn. Tuy nhiên, so với các nước Đông Nam Á thì thu hút vốn FDI của Việt Nam chỉ đứng thức 4 sau Singapore (22,7 tỷ USD), Thái Lan (10,1 tỷ USD), và trong các năm này, xu hướng dòng vốn FDI không tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp, mà tập trung vào các ngành bất động sản, khách sạn, nhà hàng (chiếm 63%) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Sự dịch chuyển dòng vốn FDI như vậy cần được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế, trình độ cơng nghệ đi kèm với FDI và năng lực xuất khẩu trong tương lai.

Trong năm 2009 con số FDI được giải ngân đạt 7.400 trệu USD, thấp hơn so với năm 2008 là 2.600 triệu USD.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là nhân tố quan trọng giúp giảm thâm hụt cán cân thanh tốn, trong hồn cảnh thâm hụt cán cân thương mại năm 2010 là 7,1 tỷ USD.

Không ai phủ nhận vai trị tích cực của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia; tuy nhiên, cần phải hiểu biết những mặt trái của FDI nhằm có chính sách thu hút và sử dụng FDI hiệu quả hơn. Tác động tích cực của FDI trước tiên là dịng ngoại tệ vào làm tăng tài khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia; nhưng tác động tiêu cực của vốn FDI thường bị tác động bởi ba nhân tố chủ yếu:

Tác động thông qua cán cân thương mại

Tác động thông qua chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngồi

Tác động do tăng chi phí mua patent, know-how nhằm độc quyền kỹ thuật cao

2.3. Cán cân thanh toán Việt Nam từ năm 2011 đến nay

Năm 2011 Q1-2012 Q2-2012

A. Cán cân vãng lai

(1+2+3+4) -3.00 3.37 1.40

1. Cán cân thương mại -6.00 2.19 1.93

2. Dịch vụ -5.00 0.13 -1.38

3. Thu nhập đầu tư -1.00 -1.08 -1.12

4. Chuyển tiền 9.00 2.13 1.96

B. Cán cân vốn và tài chính

(5+6+7+8+9) 8.60 1.40 1.44

5. Đầu tư trực tiếp 10.00 1.63 1.77

6. Vay trung-dài hạn 2.60 0.08 0.31

7. Vay ngắn hạn 0.50 0.47 0.86

8. Đầu tư vào GTCG 1.00 0.77 0.40

9. Tiền và tiền gửi -0.50 0.44 -0.10

10. Tài sản khác -5.00 -2.06 -1.79

C. Lỗi và sai sót (D-A-B) -4.00 -0.43 -0.67

D. Cán cân tổng thể (-E) 1.60 4.28 2.17

E. Bù đắp (10+11) -1.60 -4.28 -2.17

ngoại hối

Cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển biến quan trọng, từ thâm hụt sang thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục thặng dư trong quý I (4.28 tỷ USD) và quý II (2.17 tỷ USD), tính chung 6 tháng 2012 đã thặng dư 6.45 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)