Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và chính sách tài trợ của doanh nghiệp (Trang 27 - 31)

1. Những vấn đề còn tồn đọng1.1 Mất cân đối về nguồn vốn 1.1 Mất cân đối về nguồn vốn

Sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, khơng kiểm sốt được dịng tiền thu về do chạy theo chỉ tiêu doanh thu và dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung hạn dẫn đến sự mất cân đối về nguồn vốn chính là thực trạng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Theo khảo sát, đa số các công ty có sự tự chủ về tài chính lớn, đều là các công ty tiền thân thuộc sở hữu của Nhà nước, còn lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới đều có tỷ suất nợ trên 50%. Một trong những hậu quả của việc vay nợ quá nhiều là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng hầu hết số lợi nhuận đó đều được dùng để trả lãi ngân hàng. Ví dụ, tại Cơng ty Sơng Đà Thăng Long, theo tính tốn vào năm 2010, trong 10 đồng lợi nhuận trước lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp này, có đến hơn 5 đồng được dùng để trả lãi ngân hàng với cơ cấu vốn vay/vốn chủ sở hữu hiện lên đến 13 lần.

Hậu quả thứ 2 đó là: gây rào cản đối với các nguồn vuốn từ nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam nợ quá nhiều, tràn lan khiến nhà đầu tư lo ngại vốn đầu tư sẽ chỉ để thanh toán các khoản vay chứ không sử dụng mở rộng kinh doanh. Hơn nữa là thiếu minh bạch trong quản trị cơng ty, mơ hình “cơng ty gia đình” phổ biến. Vì thế khơng tạo dựng được lòng tin với nhà đầu tư.

1.2 Chưa năng động trong việc huy động vốn

Một điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp Việt Nam, đó là quan điểm về cơ cấu vốn của bản thân doanh nghiệp. Theo đó, chỉ khi nào doanh nghiệp cần đầu tư mới bắt đầu tính đến chuyện đi vay hoặc phát hành cổ phiếu để huy động vốn mà khơng tính đến các chiến lược dài hạn nhằm quy hoạch lại một cách hiệu quả nguồn vốn hiện có. Chính quan điểm chủ quan như vậy đã làm cho các doanh nghiệp Việt bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến tính an tồn của cấu trúc vốn.

Ngồi ra có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự có, khơng chủ động đi vay và huy động từ các nguồn khác nhau, điều này dẫn đến những hệ quả tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là khơng thể đạt được quy mơ vốn lớn, từ đó dẫn đến khơng đủ khả năng tiếp cận các dự án lớn, kéo theo khơng có cơ hội để bứt phá và tăng trưởng.

1.3 Sử dụng vốn không hiệu quả

Trong một vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khốn, tìm mọi cách tăng vốn cổ phần liên tục, trong khi chưa thực sự có dự án đầu tư có hiệu quả. Có doanh nghiệp có vốn cổ phần tăng gấp hàng chục lần trong vài năm. Điều này dẫn đến việc vốn cổ phần ngày càng tăng, nhưng tỷ số ROE và EPS ngày càng giảm, khơng có lợi cho chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.

2. Hướng giải quyết giúp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn

Trên thực tế, các cơng ty hồn tồn có thể sử dụng cấu trúc vốn hiện có trong bảng cân đối kế tốn của mình để tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn, mà khơng cần phải thường xun tìm đến các thị trường vốn để huy động thêm cốn cho cơng ty. Điều này khơng chỉ nâng cao sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với cơng ty mà cịn giúp cơng ty giảm chi phí giao dịch và nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mới.

Trong các điều kiện nguồn vốn bị ràng buộc như hiện nay, mà điển hình là việc chi phí sử dụng nợ quá cao do lãi suất ngân hàng tăng cao, các công ty cần tiến hành cấu trúc lại danh mục tài sản trong bảng cân đối kế toán của mình một cách có chủ đích nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và tạo ra lợi nhuận cao, loại bỏ bớt những tài sản không quan trọng và bỏ qua những dịng tiền khó kiểm sốt. Sau khi tích lũy vốn được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh này, dịng vốn được tạo ra này có thể được tái đầu tư trở lại trong mảng kinh doanh chính của cơng ty và thơng qua đó vốn của cơng ty bắt đầu được cải thiện đáng kể, cũng có thể thơng qua cả hoạt động mua bán sáp nhập.

Trên thực tế, vẫn có doanh nghiệp nâng mức vốn vay lên trên 50% mà vẫn đạt được hiệu quả sử dụng vốn như mong đợi. Nhưng từ cấu trúc vốn tối ưu được xác định ứng với những điều kiện riêng của doanh nghiệp, cấu trúc vốn mục tiêu thường được các doanh nghiệp duy trì mức tỷ lệ vốn vay trong độ an toàn mà đa phần doanh nghiệp ứng dụng thấp hơn tỷ lệ vốn sở hữu, có thể là 60% vốn chủ sở hữu và 40% vốn vay.

Các doanh nghiệp cần xây dựng cấu trúc vốn tối ưu nhằm làm giảm rủi ro và chi phí vốn. Các trường hợp hiệu quả kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp tăng cao sẽ không thuộc về các doanh nghiệp chỉ biết sử dụng nguồn vốn tự có. Tùy theo tỷ lệ vốn vay được sử dụng để tạo ra hiệu quả kinh doanh mà giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều hay ít. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định mức tỷ lệ vốn vay nhất định trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

~~~$$$~~~

LỜI KẾT

Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá

trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn.

Nghiên cứu cấu trúc vốn là một lĩnh vực rất rộng, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về nó. Việc tìm kiếm một cấu trúc vốn tối ưu tuyệt đối vừa thỏa mãn tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tối thiểu chi phí sử dụng vốn có thể dựa vào nhiều mơ hình khác nhau. Điều quan trọng chúng ta có thể rút ra qua những phân tích trên, đó là khơng thực sự có một cơng trình nào có thể giúp các doanh nghiệp lựa chọn được đích xác một cấu trúc vốn hồn hảo. Ta có thể xem xét hoặc tự tạo ra những bài tóan xác định cấu trúc vốn khác. Các bài tốn đó có thể có đáp số, cũng có thể khơng tùy theo cách chúng ta thể hiện các quan hệ giữa các biến với các hàm cần làm tối ưu. Trong mọi bài toán, ta nên gắng giản lược, biết giản lược một cách hợp lý thì có cơ may áp dụng được, bởi rất nhiều yếu tố tác động đến cấu trúc vốn, cần phải đánh giá, đặt giả thuyết và loại bỏ, sau đó gia tăng các yếu tố tác động.

Nhưng trên hết, khơng có mơ hình nào thay thể được trực giác của chuyên gia và nhà quản trị. Những kết quả tính bằng mơ hình sẽ là và chỉ là điểm tựa tốt để nhà quản trị suy nghĩ và quyết định một chính sách tài trợ hiệu quả mà thơi, bên cạnh việc sáng suốt quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ. Xin trích dẫn lại câu nói ở lời mở đầu để kết thúc đề tài: “Đồng tiền khơng biến ai trở thành ngốc nghếch, nó chỉ cho ta thấy họ”.

-HẾT-

Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Phân tích tài chính phần II – PGS.TS Trương Bá Thanh & TS. Trần Đình Khơi Ngun

- Bài giảng mơn Quản trị tài chính – TS. Đồn Gia Dũng & TS. Trần Đình Khơi Nguyên

- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại – PGS. TS Trần Ngọc Thơ - Loạt bài viết về Cấu trúc vốn tối ưu – nguồn saga.vn

- Bài phân tích Cấu trúc vốn của Mỹ và Việt Nam – nguồn caohockinhte.com - Bài giảng Mơ hình định giá Tài sản vốn (CAMP) – Nguyễn Minh Kiều

- Chuyên đề Tài chính doanh nghiệp – Tài liệu download nguồn webketoan.com - Bài viết Sử dụng đồng vốn hiệu quả - Nguồn fast500.vn

- Bài viết Tái cấu trúc và huy động vốn: Thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam – Cao Sơn - nguồn cafef.vn

- Bài giảng Capital Structure Decisions - E.F.Brigham

- The Z-Score Bankruptcy Model: Past, Present and Future – Edward I. Altman - Các dữ liệu báo cáo tài chính của cơng ty REE tại finance.vinabull.com, hsx.vn và cophieu68.vn

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và chính sách tài trợ của doanh nghiệp (Trang 27 - 31)