- Cuối năm 2009, tình hình mua bán trên thị trường địa ốc đã trầm lắng hẳn lại, một phần vì những quy định mới về thuế, một phần vì việc vay mua nhà từ các ngân hàng đã trở nên khó khăn hơn. Nếu trung bình lãi suất vay mua nhà của năm 2009 là 12%/năm, thì hiện nay đã lên trên 15%/năm. Giá cả tăng cho thấy nguy cơ lạm phát ngày càng lớn, nhưng giới BĐS lại cho rằng lạm phát tăng sẽ khiến các nhà đầu tư cá nhân bỏ tiền vào địa ốc. Chỉ trong khoảng hơn 2 tháng, giá bất động sản được đẩy lên thêm 30-40%, bằng rất nhiều chiêu “thổi giá”, “làm giá” của giới đầu cơ và ngay cả chủ đầu tư. Năm 2010 bắt đầu khi nền kinh tế đã trở nên sáng sủa hơn, điều đó sẽ kéo theo những hy vọng cho thị trường BĐS. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia thì trong năm nay giá văn phịng cho th tiếp tục giảm vì có nhiều tịa nhà mới đi vào hoạt động như Vincom, Finacial Tower. Khi nguồn cung dồi dào thì sự cạnh tranh cũng sẽ trở nên gay gắt. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sẽ trở lại Việt Nam để liên doanh và thị trường bán lẻ cũng sẽ thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
- Nhiều DN đã chuyển hướng đầu tư vào các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình, nhà ở xã hội do được Nhà nước quan tâm và ủng hộ về nhiều mặt.
- Ngoài ra, các DN BĐS cũng chọn phương thức liên kết, hợp tác nhằm phát triển trên nhiều phương diện như công nghệ quản lý, chiến lược kinh doanh và vốn...
- Mặc dù hiện nay thị trường BĐS được nhìn nhận đang ở trạng thái trầm lặng sau những cơn sốt đất ở Hà Nội nhưng với những biến động trong suốt quý 2 cho thấy thị trường đã và đang có chuyển biến tốt. Những tín hiệu lạc quan từ sự sôi động phân khúc bán lẻ hoặc nguồn cung ngày càng tăng của phân khúc căn hộ bán cho thấy sự hồi phục khả quan của thị trường nhà đất.
Từ tình hình kinh tế chung trong cả nước vào cuối năm 2009 và nửa đầu năm 2010 vừa qua, ta có thể rút ra những khó khăn chung trong thời gian vừa qua:
- Kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục, chưa thể ổn định - Tiến độ giải ngân các cơng trình, dự án chậm.
- Giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước sau một thời gian liên tục tăng đến nay tuy chững lại những vẫn ở mức cao
- Thị trường tài chính – tiền tệ - ngân hàng thay đổi phức tạp làm ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
- Sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu gia tăng sau khi mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu giảm xuống theo lộ trình hội nhập WTO
2.2.1.2. Tình hình ngành sản xuất gạch ngói trên thị trường
Hiện nay, cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lị tuynel, trong đó gần 100 DN nhà nước và trên 200 DN ngồi quốc doanh. Ngồi ra cịn có hàng ngàn cơ sở sản xuất bẳng lị thủ cơng truyền thống và gần 250 DN sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng.
Nhu cầu gạch đỏ phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường BĐS và thị trường xây dựng. Mặt khác tốc độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì nhu cầu xây dựng lớn đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ gạch xây dựng và trang trí tăng mạnh và ngược lại. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, bền vững là động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư.
Phân bố các DN sản xuất gạch có tính cạnh tranh cao, sản phẩm tiêu thụ theo từng vùng nên các DN sản xuất gạch phân bố rộng trên cả nước, tập trung ở các vùng nông thôn, dọc theo các bãi sơng, đầm… nơi có nguồn đất sét phong phú. Tại mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước đều có các DN sản xuất gạch ngói bằng lị tuynel, lị thủ cơng truyền thống, lò liên tục kiểu đứng. Các DN sử dụng nguyên nhiên liệu, lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay nước ta đang trong tiến trình đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, vì vậy nhu cầu xây dựng trong các cơng trình cơng nghiệp và dân dụng cũng tăng tương ứng. Ước tính nhu cầu xây dựng trong 10 năm tới tăng trung bình 15- 20%. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường sản phẩm VLXD đã hình thành và phát triển nhanh chóng trên địa bàn cả nước…Trong sự phát triển đó các sản phẩm trang trí đặc biệt là sản phẩm gạch, ngói lợp cao cấp phục vụ cho cơng trình cũng có những chuyển biến lớn về số lượng, chất lượng, phong phú và mẫu mã, chủng loại trên thị trường…
Bảng 2 : Sản lượng gạch dự kiến đến năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2010 Năm 2020
Gạch nung Triệu viên 22.000 25.000 42.000
Nguồn : cơng ty CP Chứng khốn Arter.
b. Nguồn cung sản phẩm
Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở VN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Viện Khoa học Công nghệ VLXĐ lập, dự báo nhu cầu gạch xây dựng của Việt Nam nói chung, vùng Đồng bằng Bắc bộ và cùng Đông Bắc như sau.
Hình 4: Cầu thị trường năm 2020
Qua khảo sát sơ bộ thị trường các tỉnh phía Bắc và miền Trung, nhu cầu gạch ốp lát, ngói lợp cao cấp của các công ty gốm xây dựng Hạ Long, gốm xây dựng Giếng Đáy đang rất cao, cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu.
c. Nguồn cung nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu cơ bản để sản xuất sản phẩm gạch ngói nung là đất sét. Sự gia tăng của số lượng sản phẩm gạch ngói, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng nhà ở, cơng trình ngày càng tăng, tạo thêm được nhiều việc làm cho người dân nơng thơn, nhưng mặt trái của nó là gây nhức nhối và ô nhiễm môi trường chung và lãng phí tài ngun đất nơng nghiệp. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành văn bản yêu cầu hạn chế sử dụng các sản phẩm gạch nung và thay vào đó sử dụng các sản phẩm gạch ngói khơng nung trong xây dựng. Mục tiêu phát triển sản xuất VLXD không nung đến năm 2020 là 50% trong tổng lượng gạch xây ở Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm này tỷ lệ gạch không nung mới chiếm 4 - 5% sản lượng gạch tồn quốc, trong khi gạch đất nung thủ cơng chiếm tỷ lệ 70 – 100% tùy thuộc vào từng địa phương.
Là thành viên của WTO, Việt Nam đang có cơ hội thu hết các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kéo theo đó là nhu cầu đầu tư phát triên cơ sở hạ tầng, Mặc dù tình hình kinh tế trong nước nói chung đang chịu tác động khơng tốt từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hoạt động trong ngành xây dựng tại VN vẫn được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do yêu cầu đầu tư xây dựng tại Việt Nam cịn rất lớn. Theo ước tính, nhu cầu sản phẩm gạch xây dựng đến năm 2011 là 22 tỷ viên, năm 2015 là 32 tỷ viên và đến năm 2020 đạt 42 tỷ viên. Hiện tại, thị trường sản phẩm gạch ngói đang trong tình trạng cung khơng đủ cầu. Đây là dấu hiệu cho thấy triển vọng phát triển lớn cho ngành sản xuất gạch xây dựng nói chung và Cơng ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn nói riêng.
2.2.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trên cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng cơng nghệ nung bằng lị tuynel, trong đó gần 100 DN nhà nước và trên 200 doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Ngồi ra cịn có hàng ngàn cơ sở sản xuất bẳng lị thủ cơng truyền thống và gần 250 doanh nghiệp sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng… Như vậy đồng nghĩa với việc, cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hơn.
Các cơng ty lớn trong ngành gạch ngói có thể kể tên đến như Cơng ty Cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp với vốn điều lệ lên tới 14,25 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận hàng năm ước tính trung bình đạt 43 tỷ đồng và 7,04 tỷ đồng; Công ty cổ phần Viglacera Từ sơn với vốn điều lệ 11,1 tỷ đồng; Công ty cổ phần Cầu Đuống vốn điều lệ là 13 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 55 tỷ đồng và 4,46 tỷ đồng….
Các DN này cũng trang bị nhà xưởng tốt và luôn cập nhập công nghệ mới, cải tiến sản xuất hàng năm, cùng với đội ngũ lao động lành nghề, dày dặn kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại của Italia (Cơng ty cổ phần Viglacera Từ sơn), hay sử dụng cơng nghệ tạo hình dẻo, hút chân khơng, nung đốt lị tuynel. Ứng dụng cơng nghệ nung đốt nhiên liệu dầu sản xuất gốm cao cấp năm 2000 như Công ty cổ phần Cầu Đuống…
Trong cuộc chạy đua cạnh tranh về giá, hiện nay giá một số loại VLXD nhìn chung ổn định so với cuối năm 2009. Thị trường VLXD nói chung và gạch ngói nói riêng ít có cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp. Các loại sơn, gạch, ngói… có mức giá ổn định hơn các loại VLXD khác. Trong khi đó nếu tăng giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ “quay lưng” với hàng nội. Trước tình hình đó các DN phải ln có các chính sách giá thích hợp, kèm theo đó là các chính sách khuyến mãi, ưu đãi khách hàng nếu mua số lượng lớn.
Tuy nhiên có thể thấy mức độ phủ sóng của sản phẩm mang thương hiệu Thạch Bàn trên các showroom và đại lý bán hàng là rộng khắp và đa dạng hơn. Cụ thể, Thạch
uy tín như hiện nay, cộng với nguồn lực và công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, sản phẩm của TBSC vẫn có thể đứng vững trên thị trường.
2.2.2. Phân tích mơi trường bên trong doanh nghiệp 2.2.2.1. Nguyên vật liệu
a. Nguồn nguyên liệu
Nguyên vật liệu chính cho q trình sản xuất gạch ngói gồm có : đất, than và điện. Đất sét là loại đất có đặc tính dẻo, mịn, giảm trọng lượng khi nung và phơi,sau khi nung đổi màu, đơng cứng và kết dính. Đất sét là nguyên liệu chính cấu thành sản phẩm. Đất sét thu mua được đưa vào sản xuất ngay. Đối với các sản phẩm nem hoặc ngói yêu cầu chất lượng cao, đất sét được sơ chế trước khi đưa vào sản xuất.
Than được sử dụng vừa làm nhiên liệu vừa làm nguyên liệu sản xuất gạch nung. Than được nhào trộn với 1 tỉ lệ nhất định cùng đất sét trong q trình sản xuất. Nhờ đó, chất lượng của sản phẩm nung đồng đều hơn, đồng thời giảm thiểu được bụi than sản sinh trong quá trình sản xuất.
Các loại nhiên liệu : Các loại nhiên liệu được dùng trong lò nung hiện nay bao gồm than và dầu Diezel
Bảng 3 : Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty
STT Nhà cung cấp Nguyên liệu cung cấp
1 Công ty TNHH Phương Châm Đất sét
2 Cty CP Thương mại Dịch vụ và Vận tải Đức Hiệp Than
3 Cty TNHH Minh Hiền Than
Nguồn : Cơng ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn
b. Sự ổn định của các nguồn cung nguyên vật liệu
Nguồn cung cấp đất sét chủ yếu của Công ty là Công ty TNHH Phương Châm. Nhà cung cấp này trực tiếp thực hiện khai thác và thu mua sản phẩm đất sét từ nguồn khai thác đất nhỏ lẻ chủ yếu tại khu vực sông Hồng, hoạt động khai thác này mang tính
thời vụ cao, chỉ thực hiện được vào mùa khô nước cạn. Hơn nữa, năng lực cung cấp đất sét cho cơng ty của nhà cung cấp cịn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên vật liệu của công ty do phụ thuộc vào sản lượng khai thác và thu mua. Ngoài ra, chất lượng đất sét cung cấp cũng là vấn đề được quan tâm vì chất lượng đất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, nhất là việc sản xuất các sản phẩm mỏng.
Các loại nhiên liệu đang dùng trong các lò nung hiện nay gồm than cám, dầu Diezel được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và rất có sẵn trên thị trường, việc lựa chọn các nhà cung cấp chủ yếu dựa trên cơ sở chất lượng và giá cả.
c. Ảnh hưởng của giá cả NVL đến doanh thu và lợi nhuận
Nguyên liệu, chủ yếu là đất sét chiếm tỉ trọng bình quân khoảng 30% trong cơ cấu giá thành, nhiên liệu (chủ yếu là than) chiếm tỉ trọng bình quân 30% trong cơ cấu giá thành gạch ngói do cơng ty sản xuất. Biến động của giá cả nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
Giá đất sét, một trong những nguyên liệu chính của cơng ty, biến động mang tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, chi phí vận chuyển và chi phí nhân cơng khai thác. Đặt biệt nguồn đất sét cung cấp trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở nên khan hiếm. Tính từ năm 2002 đến năm 2005 giá nguyên liệu đất sét đã tăng gấp đơi. Hiện nay, trung bình giá đất sét sử dụng để sản xuất gạch nem dao động ở mức 150.000 đồng/ khối, đất sét sử dụng để sản xuất gạch xây là 50.000 – 60.000 đồng/ khối. Mặc dù đảm bảo được chất lượng đất sét cung cấp cho hoạt động sản xuất của công ty, thể hiện ở chất lượng sản phẩm đầu ra của công ty được khách hàng chấp thuận, cơng ty cũng đã xem xét tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới để tránh tình trạng phụ thuộc vào chính sách giá cả do nhà cung cấp duy nhất quy định.
Liên quan đến các chi phí nhiên liệu, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mặc dù giá xăng dầu, than thế giới giảm mạnh, thực tế các mặt hàng này tại Việt Nam chưa
giảm tương ứng, một số loại năng lượng cịn tăng giá (giá điện). Thêm vào đó, trước thực trạng tại thị trường nội địa cung đang vượt cầu, các doanh nghiệp trong ngành đang có xu hướng giảm giá thành sản phẩm, tăng cường các chương trình khuyến mãi để cạnh tranh, cơng ty đã xem xét điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất đồng thời rà soát dây chuyền sản xuất để giảm thiểu chi phí bao gồm chi phí điện và than nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và tỷ lệ thu hồi.
2.2.2.2. Trình độ cơng nghệ a. Quy trình sản xuất
Gạch ngói nung là sản phẩm từ đất sét, để tạo ra được sản phẩm phải trải qua nhiều khâu, gồm các bước sau:
- Đất sét nguyên liệu được xúc đổ vào máy tiếp nguyên liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần lượt được thực hiện, bao gồm: tiếp liệu -> nghiền thô -> nghiền tinh.
- Sau khi sơ chế, nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn, bổ sung thêm nước và than để đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy nhào đùn liên hợp tạo phôi sản phẩm.
- Phơi sản phẩm sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi để khô tự nhiên cho đến khi sản phẩm đạt độ ẩm nhất định
- Xếp phôi sản phẩm lên xe goong xông - sấy trong lị nung trong một khoảng thời gian trung bình là 40 giờ và sản phẩm được làm nguội ngay trong lò cho ra thành sản phẩm
- Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa thành phẩm
b. Trình độ cơng nghệ
Hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất Cơng ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn chủ yếu là máy móc kế thừa từ Nhà máy gạch Thạch Bàn. Sản xuất gạch ngói sử dụng cơng
năng lượng tiêu hao ít, đồng thời giảm nhiệt độ và khói thải ra mơi trường. Lị Tuynel là