Phân tích SWOT của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh gỗ tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 25)

III.1. Điểm mạnh.

Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển nhanh đặc biệt là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ đã lên tới 2562 DN,... trong đó có trên 1450 DN tư nhân và 421 DN FDI.

Đã hình thành các cụm cơng nghiệp chế biến gỗ có quy mơ lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Định và Quảng Nam.

Do thu hút được nhiều DN FDI nên các DN gỗ Việt Nam đã tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật, các sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang thâm nhập vào thị trường Đông Âu, Trung Đông và Nam Mỹ;

Về cơ chế chính sách quản lý ngành cơng nghiệp chế biến gỗ, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu Mỹ và thị trường thế giới.

Nhóm 7 25

Năng lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số lượng nhà máy, quy mơ sản xuất mà cịn về đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, tay nghề của công nhân. Theo thống kê, đến tháng 10/2008, cả nước có trên 2526 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 300 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp, sử dụng 170.000 lao động trực tiếp và có năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003, thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu bứt phá, tạo ấn tượng mạnh mẽ với các nhà nhập khẩu nước ngồi.

Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã tiến bộ vượt bậc, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tương đối khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã, nguồn gốc gỗ không tác hại tới môi trường của thị trường Hoa Kỳ. Tại khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận, nơi quy tụ tới gần 50% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cả nước và có kim ngạch xuất khẩu gỗ chiếm 70% cả nước, trước đây các doanh nghiệp hay sơn đồ gỗ bằng tay nên chất lượng không đạt, dễ trầy xước thì nay, hầu hết các nhà máy chế biến gỗ ở Bình Dương, TPHCM hay Đồng Nai đều đã đầu tư các dây chuyền phun sơn hiện đại của Đức, Italia theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, EU.

Song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nước còn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như sản xuất đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã.

Việc thuê chuyên gia nước ngoài làm việc trong các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam để đảm trách các khâu thiết kế, tiếp thị sản phẩm khơng cịn là chuyện hiếm, thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn mở cả văn phịng đại diện, công ty thương mại tại những thị trường đồ gỗ lớn như Mỹ, EU (trong đó có Pháp) để đảm nhận khâu phân phối, chào hàng trực tiếp.

Nhóm 7 26

Ngồi nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ngồi, có doanh nghiệp đã tham gia đầu tư trồng rừng quy mô lớn ở trong nước, đầu tư các nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu như ván ép, gỗ MDF nhằm tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu lâu dài.

Giá nhân công của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc 30% và thuộc hàng thấp nhất trong khu vực.

III.2. Điểm yếu.

Trên phạm vi tồn quốc phân bố DN chế biến gỗ khơng đều. Trong số 2526 DN chế biến gỗ thì Miền Bắc chỉ chiếm 14%; vùng Bắc Trung Bộ chiếm 6%; còn lại 80% tập trung ở Vùng Duyên Hải Trung Bộ và Miền Nam.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ thuần Việt Nam yếu thế hơn các DN chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Năng lực cạnh tranh các sản phẩm gỗ Việt Nam yếu hơn các sản phẩm của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan và Indonesia. Sản phẩm gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu...

Ngành công nghiệp phù trợ của Việt Nam (đồ cơ khí, sơn, keo, các loại giấy,...) rất yếu.

Thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và năng suất lao động thấp. Thiếu thơng tin thị trường quốc tế.

Chính sách tín dụng đầu tư cho ngành chế biến gỗ chưa thích đáng.

Chính sách về thuế đất, tích tụ đất trồng rừng. Rừng tự nhiên là rừng sản xuất chưa thơng thống; các doanh nghiệp chế biến gỗ khó tiếp cận với đất và rừng để xây dựng vùng nguyên liệu;

Sản phẩm gỗ Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm, như: quy mơ sản xuất nhỏ, cịn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối cịn chưa đồng bộ, ít nhiều cịn manh nha...

Nhóm 7 27

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành gỗ nói riêng cịn chưa biết liên kết lại khi chưa đủ mạnh, hoặc đã mạnh thì mạnh hơn để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Đây là một đặc điểm cố hữu của các doanh nghiệp trong nước.Bên cạnh đó, mức độ đầu tư vào cơng nghệ chế biến sản phẩm gỗ chưa cao. Đại bộ phận các DN sản xuất gỗ, đặc biệt là hàng đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị lạc hậu, trong khi đó, yêu cầu của thị trường Pháp ngày càng cao.

Các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể mang về hơn 3 tỷ USD trong năm 2010, nhưng chi phí cho nhập khẩu gỗ đã chiếm trên 1/3. Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa vào nguồn nhập khẩu. Thị trường cung ứng gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam vẫn là Malaysia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, New Zealand... Nhưng nguồn gỗ nhập khẩu cũng đang gặp khó khăn khi các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ bé, thiếu vốn, chỉ các công ty lớn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngồi, mới có đủ tiền lớn để mua gỗ. Các nước Malaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố cấm xuất khẩu gỗ xẻ. Lào cũng chỉ cho xuất khẩu một ít gỗ ngun liệu.

Tình hình kinh tế tồn cầu suy thối (trong đó kinh tế Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng nhất định) đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ khiến lượng đặt hàng của khách hàng Hoa Kỳ hiện khơng cịn giữ mức tăng 20% mỗi năm như trước mà chỉ còn khoảng 15%.

Những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt ra khơng ít thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam bởi những quy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế, trong đó có thị trường Mỹ. Tại Mỹ, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ mơi trường rất cao. Họ địi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp.

Nhóm 7 28

Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại Mỹ: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ có sự kiểm sốt chất lượng, nguồn gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: Đạo luật Lacey. Theo Hiệp định này tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lơ hàng thông qua các bằng chứng gốc.

Sức cạnh tranh mua nguyên liệu của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc, Malaysia, Indonexia,...

III.3. Cơ hội.

Nhập khẩu đồ gỗ vào Hoa Kỳ cao thị phần còn rất lớn nên cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ là rất cao.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra phán quyết áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng gỗ nội thất của Trung Quốc, sau khi cơ quan này điều tra và kết luận Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ gần 1 tỷ USD để DN của nước này "đổ" hàng vào Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá từ 4,9% đến 198% đối với các mặt hàng giường, tủ quần áo và bàn ngủ của Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa, hàng của Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn đối với hàng Trung Quốc, hay nói cách khác, hàng gỗ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội vào Hoa Kỳ hơn

Hiện đang có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ đến từ Mỹ chuyển hợp đồng mua hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhờ đồ gỗ Việt Nam không bị đánh thuế chống bán phá giá. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất hàng vào Mỹ.

Trong tương lai Việt Nam và Mỹ sẽ có quan hệ chặt chẽ vì nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người Mỹ như: thích nguyên liệu truyền thống là gỗ cứng và xuất xứ của nguyên liệu. Hơn nữa, doanh nghiệp 2 nước sẽ là đối tác của nhau về nguyên liệu và sản phẩm

III.4. Thách thức.

Nhóm 7 29

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đang bị thu hẹp, đồ gỗ nội thất và bàn ghế ngoài trời vào Mỹ, những hợp đồng đã ký có thể bị trì hỗn nhận hàng hoặc dừng hẳn do khó khăn của nhà nhập khẩu, thị trường tiêu thụ giảm sút do tác động của khủng hoảng kinh tế tồn cầu

Chính phủ đang tập trung nỗ lực để kìm chế lạm phát và tìm cách giảm nhập siêu. Điều này hồn tồn đúng với quy mơ quốc gia nhưng đối với một ngành sản xuất cụ thể như ngành gỗ mà nguồn nguyên liệu chủ yếu dựa vào nhập khẩu thì quả là một khó khăn.

Mỹ áp dụng đạo luật Lacey nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn tính hợp pháp trong việc khai thác và bn bán gỗ, sản phẩm gỗ. Theo đó, địi hỏi các doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gỗ, ván nhân tạo được sử dụng là hợp pháp, không vi phạm luật của nước bán gỗ, nước sản xuất và nước nhập sản phẩm. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đang đối mặt với các vụ kiện bán phá giá do bị cho là sử dụng nguyên liệu gỗ bất hợp pháp.

Từ khi bị Mỹ đánh thuế chống phá giá cao, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này vơ tình đẩy các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam thêm những đối thủ ngay cùng một sân chơi, nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là các doanh nghiệp Trung Quốc rất biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết cách khai thác bàn tay tài hoa của người thợ. Đặc biệt những quy trình cơng nghệ sản xuất hiện đại hơn các các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.

Ngành cơng nghiệp gỗ Việt Nam cịn phải đối mặt với những thách thức

mới khi các nước trong khu vực Asean liên kết lại để tăng sức cạnh tranh

Hiện Việt nam phải nhập khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu. Giá nguyên liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, mơi trường suy thối…Chi phí cho cước vận chuyển cũng khơng nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng mạnh.

Nhóm 7 30

IV. Chiến lược xuất khẩu gỗ sang thị tường Hoa Kỳ.

IV.1 Các giải pháp đảm bảo sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước bền vững, hạn chế nhập siêu.

Nguồn nguyên liệu là mạch máu của sản xuất. Tài nguyên gỗ, tuy là tài nguyên tái tạo nhưng cũng may mắn là tái sinh được. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách sử dụng gỗ tiết kiệm, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ.

Nhà nước cần có những cơ chế mạnh hơn và hữu hiệu hơn về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt cần hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất nước.

Nhà nước cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các Doanh nghiệp tiếp cận được với đất để trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất một cách bền vững.

Đưa người đi học tập tại các nước có tay nghề về đồ gỗ để về đào tạo lại cho nhân cơng trong nước nhắm đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao, hoặc khuyến khích các cơng ty nước ngồi có trình độ sản xuất gỗ cao đầu tư vào trong nước để ta có thể học hỏi để nâng cao tay nghệ đội ngũ nhân lực.

Tranh thủ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng năng lực sản xuất cao đối với các đơn hàng lớn.

Liên kết với các quốc gia trong khu vực để hình thành và định vị sản phẩm gỗ trên thị trường Mỹ.

Định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chun mơn hóa các cơng đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

Nhóm 7 31

Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng. Đồng thời xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp.

Ngoài ra, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, hiện Hiệp hội gỗ và lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài.

IV.2 Các giải pháp thị trường.

Tăng cường cộng tác xúc tiến thương mại (XTTM), thị trường ngồi nước, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm sự phù thuộc vào thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng cách tập trung, không dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước, Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước bằng cách quảng bá thông tin để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước ngoài đến Việt nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu ngoại tệ, góp phần qn bình cán cân nhập siêu.

Nhóm 7 32

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh gỗ tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)