Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn.

Một phần của tài liệu Bán phá giá chống bán phá giá trong thương mại của việt nam và trên thế giới (Trang 26 - 30)

2. Thuế chống bán phá giá

Thuế chống phá giá được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20, trước hết tại Canada (1904), sau đó đến New Zealand (1905), Australia (1906), Mỹ (1914). Thuế chống bán phá giá là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một doanh nghiệp sản xuất bị nhận định là đã bán phá giá. Về bản chất, thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung đánh vào hàng nhập khẩu, nhằm triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá đối với sản phẩm đó (điều VI.2 của Hiệp định GATT). Mục tiêu chính của thuế chống bán

phá giá là nhằm vơ hiệu hóa việc bán phá giá, bù đắp những tổn thất do bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho các doanh nghiệp của nước nhập khẩu hàng bán phá giá.

3. Luật chống bán phá giá của Mỹ

Mỹ là quốc gia vô địch về số lần áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng như số lượng các biện pháp chống bán phá giá được sử dụng. Theo thống kê của WTO, trong vòng 20 năm kể từ năm 1980 đến năm 2000, trên thế giới có khoảng 1253 biện pháp chống bán phá giá khác nhau được xây dựng và áp dụng, trong đó riêng Mỹ đã chiếm đến 304 biện pháp, tương đương 30%.

Các quy định pháp luật của Mỹ về chống bán phá giá rất phức tạp và đa dạng. Những quy định đầu tiên nằm trong Luật doanh thu năm 1916 (Revenue Act). Trong bộ luật này, các nhà làm luật ghi rõ: “Điều kiện để một hành vi được coi là bán phá giá nếu nó nằm trong mưu đồ huỷ hoại hay gây thiệt hại cho một ngành sản xuất của Mỹ, hay để ngăn chặn sự ra đời của ngành sản xuất ấy”. Đến năm 1916, Luật chống bán phá đầu tiên của Mỹ ra đời. Nhưng do một số hạn chế nên đến năm 1921, nước Mỹ ban hành Luật chống bán phá giá mới (Anti-dumping Act). Trong luật bán phá giá năm 1921, điều kiện “mưu đồ huỷ hoại” bị loại bỏ vì các nhà làm luật Mỹ cho rằng rất khó chứng minh điều kiện này. Có thể nói, hệ thống pháp luật chống bán phá giá tại Mỹ bao gồm: Luật chống bán phá giá năm 1916, Luật chống bán phá giá năm 1921, Chương 7 của Luật thuế quan năm 1930, Điều lệ của Bộ thương mại (DOCs Regulations) và nhiều điều lệ sửa đổi và bổ sung khác, trong đó gần đây nhất là Bộ luật CDSOA.

Năm 2000, Quốc hội Mỹ thông qua Bộ luật về các biện pháp tài trợ và bán phá giá tiếp diễn (Continued Dumping and Subsidy Offset Act of 2000), gọi tắt là CDSOA. CDSOA còn được gọi là Tu chính án Byrd vì nó xuất phát từ một dự luật của thượng nghị sĩ Robert Byrd. Theo Tu chính án Byrd thì số tiền thuế chống bán phá giá thu được sẽ được chia lại cho các công ty Mỹ thắng kiện. Đây là một khoản tiền đáng kể đối với các cơng ty Mỹ vì có trường hợp mức thuế chống bán phá giá lên đến 400%. Năm 2002, công ty Candle Lite, bang Cincinnati, đã thu được khoản tiền lên đến 15,6 triệu USD sau khi thắng kiện một công ty Trung Quốc, và đến năm 2003, số tiền này là 39 triệu USD, cứ như thế hàng năm Candle Lite đều nhận được một số tiền khổng lồ.Còn theo thống kê của các cơ quan lập pháp Mỹ cho thấy, số tiền mà Tu chính án Byrd mang lại cho các doanh nghiệp Mỹ đi kiện chống bán phá giá trong năm ngoái là hơn 192 triệu USD. Năm 2005, với vụ kiện tôm, nếu lấy giá trị nhập khẩu tôm là 2 tỷ USD và tính thuế suất trung bình cho 6 nước ở mức 10% thì số tiền thuế mang lại cho Liên minh tơm miền Nam nước Mỹ lên tới 200 triệu USD.

Pháp luật chống bán phá giá Mỹ quy định: “Cơ quan chức năng chỉ được tiếp nhận và xử lý các vụ kiện theo đúng trình tự, nếu đơn kiện là do ngành sản xuất nội địa đứng tên hay được đệ trình nhân danh họ”. Để có được điều kiện này, đơn phải được đưa ra dưới tên

của các cơng ty sản xuất, hay có sự ủng hộ của họ, chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng mặt hàng tương đương tại Mỹ. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan chức năng là xác định tính đại diện của các cơng ty Mỹ đệ đơn kiện.

Sau khi bên nguyên đáp ứng đủ điều kiện về tính đại diện, các cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận hồ sơ khởi kiện và bước vào giai đoạn tiếp theo, đó là xác minh xem có hành vi bán phá giá hay khơng và có sự thiệt hại vật chất hay khơng. Pháp luật Mỹ trao hai nhiệm vụ này cho hai cơ quan khác nhau là Bộ thương mại (Department of Commerce - DOC) đảm nhậm việc xác định có hành vi bán phá giá hay khơng và nếu có thì tới mức nào, và Uỷ ban thương mại quốc tế (International Trade Commission - ITC) đảm nhận việc xác định có hay khơng có thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. DOC và ITC sẽ phối hợp làm việc với nhau trong những thời hạn qui định, và sau đó cơng bố kết luận trong những bản phán quyết sơ bộ và cuối cùng.

Về giai đoạn điều tra, pháp luật chống bán phá giá của Mỹ quy định các bước điều tra như sau:

4. Pháp luật về bán phá giá của Việt Nam

Nhìn chung, các quy định về bán phá giá trong thương mại quốc tế đã được áp dụng vào pháp luật Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật cạnh tranh, Pháp lệnh về chống phá giá và một số Nghị định hướng dẫn thi hành hai văn bản luật quan trọng này nhằm điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá. Theo Điều 3, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, thì “hàng hố có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hố đó được bán với giá thấp hơn giá thơng thường…”. Giá thông thường ở đây được hiểu là giá của mặt hàng tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thơng thường. Trong trường hợp khơng có mặt hàng tương tự hay số lượng của mặt hàng tương tự này không đáng kể trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu, thì giá thơng thường này có thể được xác định căn cứ vào giá của một mặt hàng tương tự đang được bán trên thị trường của một nước thứ ba (không phải là nước xuất khẩu và nước nhập khẩu) hoặc có thể xác định bằng tổng của giá thành hợp lý với chi phí và lợi nhận ở mức hợp lý của hàng hố đó. Như vậy, mỗi khi một mặt hàng

nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam với mức giá thấp hơn mức giá thơng thường, thì đều có thể bị xem là hành vi bán phá giá vào thị trường Việt Nam. Tại khoản 3, Điều 2 của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hố nhập khẩu vào Việt Nam, thì “biên độ bán phá giá khơng đáng kể là biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam”. Như vậy, theo quy định này thì biên độ phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam nếu ở mức 2% vẫn được xem là không bán phá giá vào thị trường Việt Nam. Chỉ khi biên độ này vượt quá 2% thì mới bị coi là vi phạm luật bán phá giá của Việt Nam.

So với quy định của WTO, pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước có phần rõ ràng và cụ thể hơn. Tại Điều 2 khoản 7, Pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam quy định về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước đó là "tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước".

Pháp luật Việt Nam còn quy định tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền đề nghị Bộ Thương mại điều tra nếu thấy hàng nhập khẩu cùng chủng loại bán phá giá và việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. 90 ngày sau khi ra quyết định điều tra, Bộ Thương mại có kết luận sơ bộ. Nếu khẳng định là có nguy cơ gây thiệt hại đáng kể hoặc đang gây thiệt hại đáng kể thì cơ quan này có thể áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa đó cam kết điều chỉnh lại giá thì có thể được đình chỉ áp dụng biện pháp chống phá giá tạm thời. Ngược lại, Bộ Thương mại sẽ tiếp tục điều tra, ra kết luận cuối cùng để quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá trong thời hạn tối đa 5 năm.

Có thể nói, chống bán phá giá (anti-dumping) là một trong các công cụ bảo hộ được coi trọng và sử dụng nhiều nhất. WTO cho phép các nước thành viên được áp đặt các biện pháp chống bán phá giá trong khn khổ pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nước đang phát triển vẫn thường phản đối điều này, đặc biệt là phản đối một số quốc gia thường sử dụng các biện pháp chống bán phá giá vào mục đích bảo hộ ngành cơng nghiệp nội địa. Từ đó, nhiều chun gia kinh tế cho rằng, chính sách cạnh tranh có thể là cơng cụ tốt hơn để giải quyết các trường hợp phá giá với điều kiện tất cả các nước thành viên của WTO sẵn sàng theo đuổi những chính sách cạnh tranh có hiệu quả. Và cho tới khi điều này xảy

ra, các quy tắc về chống phá giá chỉ tạo nên một cơ chế pháp lý hiệu quả chống lại cạnh tranh bất chính nếu nó hợp pháp và cơng bằng, nhằm giải quyết những lo ngại do cộng đồng thương mại đưa ra.

Một phần của tài liệu Bán phá giá chống bán phá giá trong thương mại của việt nam và trên thế giới (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)