Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình CSSKTT cho học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố thái nguyên (Trang 25 - 27)

sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên

2.1 Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh

- Đã thành lập được Ban CSSKTT học sinh trực thuộc phòng GD & ĐT và do Trưởng phòng GD & ĐT làm trưởng ban, hiệu trưởng các trường làm ủy viên.

- Đã thành lập Đội CSSKTT học sinh thuộc các trường can thiệp do hiệu trưởng các trường làm các Nhóm trưởng, với sự tham gia của cán bộ nghiên cứu, nhân viên YTHĐ, y tế địa phương, các GVCN, cán bộ đoàn thể của trường.

- Đã tổ chức hội thảo, xây dựng được cơ cấu tổ chức, kế hoạch làm việc, cách thức hoạt động của các thành phần trong mô hình CSSKTT học sinh.

- Đã có 2400 lượt phụ huynh lượt cha mẹ được truyền thông. - Đã tư vấn cho 163 cha mẹ trẻ bệnh với số lượt tư vấn là 585. - Truyền thông cho 2400 lượt cha mẹ học sinh.

- Giám sát mô hình: đã tham gia 18 lần giao ban, giám sát hoạt động truyền thông cho cha mẹ: 4 lần, giám sát chung hoạt động của mô hình 6 lần tại mỗi trường can thiệp.

2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp CSSKTT

Hiệu quả thay đổi KAP của cha mẹ học sinh, giáo viên

- Về KAP của CMHS: có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. Hiệu quả can thiệp về kiến thức đạt 680,1%; thái độ đạt 77%; thực hành đạt 85,5%.

- Về KAP của cán bộ, giáo viên: có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. Toàn bộ các giáo viên được can thiệp đều có kiến thức tốt; hiệu quả can thiệp thái độ đạt 77,8% và có thực hành CSSKTT học sinh đạt 341,4%.

- Có sự cải thiện rõ rệt về năng lực CSSKTT học sinh của giáo viên, CB y tế địa phương, y tế học đường.

Hiệu quả can thiệp trên học sinh

Trường can thiệp có tỷ lệ học sinh có rối loạn SKTT giảm rõ rệt so với ở trường không can thiệp và so với trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9% và hiệu quả can thiệp đạt 56,2%.

- Trong 107 học sinh được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi hoàn toàn chiếm 51,4%; 26 học sinh thuyên giảm nhiều chiếm 24,3%; Có 3 học sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%.

 Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy mô hình bước đầu được cộng đồng chấp nhận và có tính bền vững.

KHUYẾN NGHỊ

1 – Kiến thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở thành phố Thái Nguyên còn chưa tốt. Do vậy, ngành Y tế, ngành Giáo dục và các ngành liên quan cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng (đặc biệt là cha mẹ học sinh và giáo viên) về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 6-15 tuổi nhằm làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tăng cường các yếu tố bảo vệ cho học sinh.

2 - Mô hình can thiệp có hiệu quả tốt ở các trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên nên cần được nghiên cứu nhân rộng sang các trường khác trên địa bàn và các khu vực khác nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh và tăng cường sự hưởng lợi của cộng đồng.

3 - Cần thực hiện thêm các nghiên cứu về chi phí hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo cho phát triển các cơ chế, chính sách trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố thái nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)