Năm 2004 cùng với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiêu dùng cuối cùng cũng tăng mạnh (tính theo giá so sánh năm 1994, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,33%, trong đĩ tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ tăng 7,77%, tiêu dùng của khu vực tư nhân tăng 6,19%). Tổng đầu tư tồn xã hội cũng tăng 9,61% so với năm 2003 (tính theo giá so sánh năm 1994) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nếu tính theo giá hiện hành, tiết kiệm trong nước được cải thiện từ mức 26,6% GDP năm 2003 lên mức 27,5% GDP năm 2004. Tổng đầu tư tăng từ mức 35,4% GDP năm 2003 lên mức 36,2% GDP năm 2004.
Như vậy, tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP được cải thiện nhưng tổng đầu tư tồn xã hội so với GDP cũng tăng lên. Việt Nam tiếp tục cĩ thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư, phản ánh thực tế là cán cân vãng lai tiếp tục thâm hụt, nhưng mức thâm hụt đã được thu hẹp từ mức 1.931 triệu USD trong năm 2003, xuống cịn 925 triệu USD của năm 2004.
Cán cân thanh tốn quốc tế năm 2004
Cán cân tổng thể năm 2004 thặng dư 883 triệu USD, giảm so với mức thặng dư 2.151 triệu USD năm 2003. Cán cân tổng thể thặng dư chủ yếu do thâm hụt cán cân vãng lai được thu hẹp và cán cân vốn tiếp tục thặng dư.
Thâm hụt cán cân vãng lai thu hẹp
Từ mức 1.931 triệu USD năm 2003 (bằng 4,9% GDP) xuống mức 925 triệu USD năm 2004 (bằng 2,02% GDP) chủ yếu do thâm hụt cán cân thương mại giảm và một phần do chuyển tiền tư nhân tăng lên. Cán cân thương mại thâm hụt 2.255 triệu USD, giảm so với mức thâm hụt 2.581 triệu USD năm 2003 do cĩ sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu. Thâm hụt cán cân dịch vụ năm 2004 ở mức 872 triệu USD, cao hơn một chút so với mức thâm hụt 778 triệu USD của năm 2003. Thu nhập đầu tư rịng thâm hụt 891 triệu USD, cao hơn mức thâm hụt 811 triệu USD của năm 2003 chủ yếu do lợi nhuận của doanh nghiệp đầu tư nuớc ngồi tăng. Đáng chú ý chuyển tiền rịng năm 2004 đạt 3.093 triệu USD, tăng mạnh so với mức 2.239 triệu USD của năm 2003 chủ yếu là chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền của người lao động, gĩp phần giảm thâm hụt cán cân vãng lai.
Hình 2.3: Cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam 2001 – 2004
Nguồn: báo cáo thường niên năm 2004 - NHNN
Nếu khơng kể chuyển tiền rịng, thâm hụt cán cân vãng lai năm 2004 ở mức 8.4% GDP. Mặc dù thâm hụt ở mức cao nhưng khơng đáng ngại đối với một nước thiếu vốn và kỹ thuật cơng nghệ như Việt Nam bởi trong cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là hàng máy mĩc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước tăng mạnh. Tuy nhiên, diễn biến trên cho thấy một trong những nguyên nhân làm tăng nhập khẩu là do giá máy mĩc, thiết bị, nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng mạnh. Điều này phản ánh sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào diễn biến kinh tế thế giới. Do vậy, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cần được chú trọng hơn nữa để đảm bảo ổn định cán cân thương mại.
Thặng dư cán cân vốn cao hơn nhiều so với mức thâm hụt cán cân vãng lai:
Năm 2004, cán cân vốn đạt thặng dư 2.753 triệu USD. Trong đĩ, giải ngân đầu tư trực tiếp của nước ngồi đạt 1.610 triệu USD, cao hơn mức 1.450 triệu USD của năm 2003. Vay, trả nợ trung dài hạn rịng đạt thặng dư 1.162 triệu USD tăng mạnh so với mức thặng dư 457 triệu USD của năm 2003 do giải ngân các khoản vay trung, dài hạn tăng mạnh, cụ thể Tổng cơng ty Hàng khơng vay nước ngồi để mua máy bay trị giá 366 triệu USD, nhưng nợ gốc đến hạn trả vay trung dài hạn thấp hơn mức năm 2003. Tuy nhiên, vay, trả nợ ngắn hạn rịng đã chuyển từ thặng dư 26 triệu USD của năm 2003 sang thâm hụt 54 triệu USD năm 2004 do một số chi nhánh ngân hàng nước ngồi ở Việt Nam vay ngân hàng mẹ và tiến hành trả nợ ngay. Trong năm 2004, hệ thống ngân hàng thương mại đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức tiền gửi 35 triệu USD, ngược với xu hướng rút 1.372 triệu USD tiền gửi ngoại tệ ở nước ngồi về trong năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất đồng đơ la Mỹ trên thị trường thế giới tăng
do Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất liên ngân hàng định hướng của đồng đơ la Mỹ từ 1%/năm lên 2,25%/năm.
Hình 2.4: Cơ cấu cán cân vốn của Việt Nam từ 2001 – 2004
Nguồn: báo cáo thường niên 2004 - NHNN
Diễn biến cán cân thanh tốn năm 2004 cho thấy mặc dù thâm hụt cán cân vãng lai ở mức cao nhưng cơ cấu tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai khá lành mạnh (chủ yếu vẫn là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, vay trung, dài hạn). Đây là những nguồn vốn cĩ thời hạn dài, chi phí thấp, khơng chứa đựng rủi ro rút vốn đột ngột, gĩp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
⇒ Nền kinh tế vĩ mơ nước ta đang dần dần được ổn định với tăng trưởng kinh tế
cao và liên tục, lạm phát được kiềm chế trong thời gian dài, lực lượng lao động khơng ngừng được cải thiện về số lượng lẫn chất lượng đã tạo điều kiện tiền đề cho việc thực hiện các bước phát triển tiếp theo của q trình tự do hố tài chính.