Việt Nam bán phá giá vào một số thị trường lớn:

Một phần của tài liệu Bán phá giá hàng hóa trong thương mại quốc tế (Trang 35 - 36)

a, Thị trường Hoa Kỳ:

Q trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 đã dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 7-1995. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiến triển đáng khích lệ. Các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư từng bước được mở ra. Kim ngạch thương mại hai chiều có bước tiến, năm 1999 đạt xấp xỉ một tỷ USD. Hoa Kỳ hiện đứng thứ tám trong số các nước có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, đứng thứ chín trong danh sách những nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá vào thị trường Mỹ bao gồm chủ yếu là nông sản phẩm, đồ gỗ, nội thất, dệt may, da giày,...Hoa Kỳ là một thị trường lớn nhưng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng gặp khơng ít những khó khăn trở ngại từ người khách hàng khó tính là cường quốc số một thế giới về kinh tế này. Chúng ta phải chịu nhiều rào cản từ chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với một số loại hàng hố như: cá tra, cá basa, giấy lụa, lị xo không bọc,...

Vụ kiện cá catfish:

Ngày 28 tháng 6 năm 2002, hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đã đê đơn kiện một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) là các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại vật chất cho sản xuất nội địa.

Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá để DOC xem xét. Nếu Việt Nam được xác định không phải là một nước theo nền kinh tế thị trường thì mức thuế suất chống phá giá áp dụng sẽ là 190%, nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì mức thuế suất áp dụng chống phá giá là 144%. Ngày 17/06/2003, Bộ thương mại Mỹ DOC đã ra kết luận cuối cùng về vụ kiện cá tra cá basa cho rằng Việt Nam đã bán phá giá sản phẩm cá tra cá basa đông lạnh vào thị trường Mỹ và áp dụng mức thuế suất chống bán phá giá dao động từ 36,84 đến 63,88%. Cụ thể đối với các doanh nghiệp như sau: Agifish

44,76% , Cataco 45,55%, Nam Việt 52,9%, Vĩnh Hồn 36,84%, các cơng ty khác trong vụ kiện 44,66%, các công ty không tham gia vụ kiện 63,88%.

Từ ngày 1/7/2008, DOC đã đưa ra thông báo về việc tiến hành điều tra rà

Một phần của tài liệu Bán phá giá hàng hóa trong thương mại quốc tế (Trang 35 - 36)