II. NỘI DUNG
2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới
2.3.1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đìnhtrong tình hình mới trong tình hình mới
Tăng cường tuyên truyền về gia đình, các chuẩn mực giá trị văn hóa gia đình, giáo dục đạo đức, đường lối sống trong gia đình, phịng chống bạo lực gia đình, nhất là vào các điểm trọng yếu. Tăng cường chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm, sáng kiến hay, mơ hình hiệu quả về gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi nguồn lực đầu tư trong và ngồi nước về cơng tác gia đình.
Xây dựng kế hoạch cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức liên quan đến gia đình và cơng tác gia đình gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương, lồng ghép với phong trào “đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới ở các cấp, các ngành.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả cơng tác giảm nghèo bền vững, khuyến khích hộ gia đình làm giàu chính đáng, từng bước nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với chính sách nhân khẩu, hơn nhân và gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em, khuyến khích các gia đình giúp nhau phát triển kinh tế.
Tăng cường quản lý nhà nước về cơng tác xây dựng gia đình, quản lý chặt chẽ chế độ hơn nhân và gia đình theo pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi tảo hôn, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành trong thực hiện cơng tác gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cơng tác gia đình các cấp. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát cơng tác xây dựng gia đình, nhất là việc thực hiện các chính sách liên quan đến gia đình.
2.3.2. Hồn thiện chính sách, pháp luật về gia đình
Rà sốt, hồn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phịng chống bạo lực gia đình; thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chăm sóc người cao tuổi; ngăn
chặn các tác động tiêu cực đến sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại. Tăng tính đồng bộ, chặt chẽ và chi tiết của các văn bản pháp luật, chính sách về gia đình và các vấn đề liên quan đến gia đình.
Nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ chức năng thực hiện chính sách gia đình ở các cấp. Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đội ngũ các bộ thực hiện cơng tác gia đình các cấp, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là phịng chống bạo lực gia đình. Tăng cường kinh phí cho việc triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước ban hành về các vấn đề gia đình.
2.3.3. Xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọithành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển
Các giải pháp để xây dựng mơi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển:
Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thơng qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình là một mơi trường an tồn cho trẻ em; bài trừ lối sống vị kỷ, thực dụng.
Tiếp tục triển khai xây dựng các mơ hình gia đình kiểu mẫu “ơng bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Tăng cường giáo dục nền nếp, lối sống tích cực, văn minh cho từng thành viên trong gia đình; tập trung vai trị nêu gương của ông bà, cha mẹ cho con cháu. Nhân rộng mơ hình “bữa cơm gia đình ấm áp u thương” nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Thường xuyên, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc; đồng thời phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn tạo dư luận tiêu cực, tác động xấu tới cộng đồng. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cơng tác gia đình và lĩnh vực gia đình.
2.3.4. Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình
Để có thể nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về gia đình, một loạt các biện pháp cần được thực hiện như:
Rà soát, để xuất các giải pháp quản lý nhằm đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện cơng tác gia đình các cấp đảm bảo tính gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, có sự gắn kết nội dung gia đình với các lĩnh vực có liên quan. Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện cơng tác gia đình các cấp.
Nghiên cứu, xây dựng danh mục dịch vụ công dân gắn với hệ thống dịch vụ cơng về văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Phát triển các loại hình dịch vụ gia đình cần thiết hỗ trợ cho cuộc sống nhằm đảm bảo sự ổn định và an tồn của đời sống gia đình, đặc biệt là các gia đình lao động di cư và cơng nhân lao động trong các khu chế xuất, khu cơng nghiệp; các mơ hình tư vấn, giáo dục về hơn nhân gia đình cho thanh niên trước khi kết hơn, mơ hình hỗ trợ gia đình thực hiện bình đẳng giới, phịng chống bạo lực gia đình.
Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình; các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.
2.3.5. Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hoá, phát triển lĩnhvực gia đình vực gia đình
Nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hóa, phát triển lĩnh vực gia đình, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp như:
Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của Nhà nước cho cơng tác gia đình. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trao đổi kinh nghiệm trong hoạch định, đánh giá chính sách về gia đình.
Khuyến khích, huy động các cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình; chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình dân tộc ít người; tạo điều kiện cho các gia đình tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội.
Tóm tắt chương 2
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nịi giống, là nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vừa là mục tiêu, vừa là động lực để
phát triển bền vững. Khuyến khích, huy động cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình. Chăm lo, giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện cho các gia đình tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội. Gia đình Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại. Tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và người lớn tuổi trong gia đình đã giảm đáng kể trong xã hội hiện đại. Gia đình là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống q báu, con người Việt Nam ln có ý thức cao về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong xây dựng gia đình. Thế hệ trẻ trong gia đình ln được nuôi dưỡng và giáo dục lối sống chuẩn mực. Văn hóa truyền thống của gia đình, dịng tộc ở thơn, bản, tổ dân phố chưa được phát huy và duy trì thường xun. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới. Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về xây dựng gia đình, quản lý chặt chẽ chế độ hơn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cơng tác gia đình và lĩnh vực gia đình. Xây dựng kế hoạch cụ thể để đối phó với những khó khăn, thách thức liên quan đến gia đình và cơng tác gia đình. Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hóa, phát triển lĩnh vực gia đình.