1.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ, quy mô đào tạo của từng trường
Mỗi trường có một chức năng nhiệm vụ đào tạo của mình. Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển cụ thể và căn cứ vào chức năng đào tạo của từng trường mà khả năng thu hút các đối tượng học sinh vào học tại trường được nhiều hay ít. Và đương nhiên quy mô học sinh có mặt tại trường sẽ tác động trực tiếp đến quy mô nguồn lực tài chính, quy mô ngân sách nhà nước hỗ trợ cho trường. Có thể lấy ví dụ như khoảng 10 năm về trước thì khối trường đào tạo kỹ thuật rất được học sinh ưa thích. Ở những thời điểm đó, điểm đầu vào của những trường như trường đại học Bách khoa rất cao, khoảng 23 điểm, cao hơn nhiều một số trường khối kinh tế, nhưng ở thời điểm hiện tại thì học sinh phổ thông khi tốt nghiệp lại đua nhau thi vào các trường khối kinh tế như đại
học Kinh tế quốc dân, học viện Ngân hàng, học viện Tài chính làm cho điểm đầu vào của các trường này lên đến 25, 26 điểm. Mặc khác, ở các trường hiện nay ngoài loại hình đào tạo chính quy còn đào tạo liên thông, liên kết, tại chức … Việc thu hút được ít hay nhiều học sinh rõ ràng chịu sự chi phối của ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu được giao của bộ Giáo dục đào tạo cho mỗi trường, nói cách khác là phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của từng trường và chớnh những yếu tố chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô các nguồn thu, nhiệm vụ chi, đến khả năng tài chính của mỗi trường.
1.2.2.2. Loại hình đào tạo
Chức năng nhiệm vụ đào tạo của mỗi trường quyết định các ngành đạo tạo hay lĩnh vực đào tạo của trường. Ví dụ như một trường có chức năng đào tạo cử nhân kinh tế thì không thể có ngành đào tạo về kỹ thuật cơ khí được. Tuy nhiên số lượng ngành đào tạo của mỗi trường không chỉ phụ thuộc vào chức năng đào tạo của trường mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ, năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, quy mô, chất lượng trang thiết bị cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viờn….
Mỗi lĩnh vực đào tạo của trường nếu như phù hợp với nhu cầu của người học, rộng hơn đú chớnh là phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mang lại nguồn thu quan trọng cho trường và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài chính của trường đú. Cũn ngược lại, nếu một ngành học mà lại không phù hợp với nhu cầu của người học hay nói cách khác là không thu hút được người học thì không những không mang lại nguồn thu cho trường mà còn gặp phải khó khăn trong cân đối thu chi trong chính ngành học đó. Rõ ràng rằng vẫn phải đầu tư hợp lý chi phí cho việc thiết kế các chương trình môn học cho ngành học, chi phí cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, ra đề thi… Trên thực tế,
có ngành do không thu hút được người học dẫn đến không có được nguồn thu cần thiết để trang trải các chi phí cần thiết nêu trên.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp do nhu cầu phát triển toàn diện nên một số trường vẫn cho tồn tại những ngành đào tạo không phù hợp, bám sát với chức năng, nhiệm vụ của trường. Trong trường hợp đó, thì chủ thể sử dụng cơ chế quản lý tài chính sẽ phải cú thêm nhiệm vụ cân đối thu chi giữa các ngành đào tạo, và một khi số lượng các ngành đào tạo càng lớn, thì cơ hội phát triển của nhà trường sẽ được mở rộng, thương hiệu của nhà trường càng được khẳng định.
1.2.2.3. Trình độ của cán bộ, giảng viên
Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của một tổ chức đặc biệt là trong tổ chức nhà trường đại học, cao đẳng, dạy nghể …Tớnh chất đó được thể hiện ở chỗ trình độ của cán bộ công nhân viên tại mỗi đơn vị quyết định nhu cầu và hiệu quả việc sắp xếp nhân lực cho các bộ phận trong đơn vị. Thủ trưởng nào cũng muốn nhân viên của mình làm việc đạt hiệu quả cao, mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba càng tốt. Bởi lẽ thay vì phải trả lương cho hai người thì thủ trưởng chỉ phải trả lương cho một người.
Cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 43 đã mở ra cơ hội cho các đơn vị, cho thủ trưởng … quyền chủ động sử dụng nghệ thuật tạo động lực trong việc sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực thật khoa học, tinh gọn để ít người nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc công việc, có như vậy mới được sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được do tiết kiệm biên chế vào việc tăng thu nhập, tăng quỹ phúc lợi, khen thưởng.
Hiện nay, nhiều cơ quan khi tuyển dụng nhân viên mới đều có tiêu chuẩn có bằng tốt nghiệp đại học, yêu cầu chính đáng đó xuất phát từ trình độ của người lao động càng cao thì năng lực làm việc của họ càng tốt và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cung cấp dịch vụ và nguồn lực tài chính của
đơn vị. Đối với các cơ sở giáo dục cũng không phải là ngoại lệ, hiện tượng cháo chấm cháo, cơm chấm cơm hiện nay có thể khẳng định là không còn, để có thể giảng dạy bậc cao đẳng thì phải tốt nghiệp đại học trở lên, được giảng dạy ở bậc đại học thì tối thiểu phải có bằng thạc sỹ …. Tuy nhiên, trong các đơn vị giáo dục nói riêng và các đơn vị khỏc núi chung ngoài trình độ học vấn thì vấn đề kinh nghiệm cũng phản ánh khả năng đảm nhận công việc của nhân viên. Đối với một số nước phát triển trên thế giới, người ta rất coi trọng việc đánh giá bề dầy kinh nghiệm thực tiễn, ví dụ đơn giản là giảng dạy về đánh bắt cá không gì có thể thay thế được một ngư dân thực thụ để truyền đạt.
Một nhân viên có nhiều kinh nghiệm tốt trong nhà trường có thể tham mưu cho lãnh đạo trên các khía cạnh khác, như: cú nên mở ngành học này hay không, nên tuyển sinh bao nhiêu cho mỗi ngành học, nên đầu tư bao nhiêu vào trang thiết bị giảng dạy, cụ thể là loại nào, cần đưa bao nhiêu giảng viên đi đào tạo bậc tiến sỹ, thạc sỹ v.v… Vấn đề đó có ý nghĩa hết sức quan trọng tại các trường bởi lẽ khi mở ngành học mà lại không thu hút được học sinh thì như phần trên đã trình bày, sẽ rất tốn kém, thu không bù đắp nổi các khoản chi. Có những ngành học mà nhu cầu của người học là rất lớn, nếu như cán bộ tham mưu không dự báo chớnh xác về nhu cầu của người học, về các điều kiện đảm bảo đi kèm cũng sẽ làm thất thu, gây ra một rủi ro không đáng có.
Chất lượng của giảng viên trong nhà trường còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng của việc biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy. Nếu như việc biên soạn giáo trình, bài giảng hay các tài liệu được giao cho một giảng viên thiếu kinh nghiệm có thể làm cho các tài liệu thiếu tớnh xỏc cao, dẫn đến tốn kém trong việc chỉnh sửa, biên soạn lại và không thu được kết quả tốt trong việc giảng dạy.
Nói tóm lại trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm bề dầy đều có ý nghĩa quan trọng đến khả năng đảm nhiệm, chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ nhân viên và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài chính của đơn vị.
1.2.2.4. Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, sinh viên có nhu cầu được thực hành khi còn ngồi trên ghế nhà trường và việc thực hành phải gắn với thực tế. Việc thực hành của sinh viên có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Chính vì thế mà chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút số lượng học sinh đăng ký vào học tại trường. Thật vậy, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị mà tốt thì người học càng thích thú bởi giúp họ hiểu rõ và nhớ lâu các vấn đề lý thuyết trên lớp và do đó sẽ thu hút được nhiều người học hơn, tăng thu cho nhà trường và ngược lại. Nhưng tăng cường để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất sẽ đi đôi với tăng chi đầu tư. Như vậy, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị trực tiếp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của các trường thông qua chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và thu từ hoạt động đào tạo, ở số lượng người học và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nghị định 43 đã mở ra cơ chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được do sử dụng có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm chi mua sắm sửa các trang thiết bị tài sản sẽ hỗ trợ cho việc cân đối nguồn lực phục vụ cho đầu tư trang thiết bị và tạo khả năng tăng quy mô của nhà trường và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
1.2.2.5. Cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế
Như phần trên đó trỡnh bầy về mối quan hệ giữa cơ chế tự chủ tài chính và cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế: cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ tạo sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo để tăng nguồn thu cho nhà trường; cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy sẽ mở
ra cơ hội làm tăng hiệu quả trong công việc được khoán với biên chế tiết kiệm được, từ đó tiết kiệm chi thông qua việc sắp xếp bộ máy, biên chế trong đơn vị và nâng cao hiệu quả làm việc bằng những sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý và đào tạo; cơ chế tự chủ về biên chế cũng tác động đến cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng hiệu quả làm việc, giảm cồng kềnh về lao động tại những bộ phận không cần thiết, bổ sung lao động cho những bộ phận thiếu, tức là sử dụng lao động một cách hợp lý theo nhu cầu từ đó tiết kiệm chi trả tiền lương, tiền công lao động.
1.2.2.6. Qui định của Nhà nước, của bộ chủ quản
Hàng năm, Bộ Giỏo dục và đào tạo giao chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi trường, quy định trên của Bộ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến nguồn thu, nhiệm vụ chi của mỗi trường do số lượng tuyển sinh mỗi trường không thể tự quyết định được nhưng nó lại tác động đến mọi mặt trong hoạt động giáo dục đào tạo của họ như thu từ học phí, thu từ hoạt động dịch vụ trong ký túc xá, giữ xe…, chi cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chi cho nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Bộ Giáo dục và đào tạo cũng chưa có sự hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị dự toán về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trong ngành dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong việc áp dụng Nghị định 43 tại các trường
Ngoài chỉ tiêu giao tuyển sinh thỡ cũn cú một loạt các quy định khác của các Bộ, của Chính phủ ảnh hưởng đến cơ chế quản lý của mỗi trường như quy định về mức học phí tối đa; quy đinh về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; mức học bổng được cấp hàng năm cho mỗi trường v.v..., chính sách ưu đãi trong đầu tư, chính sách thuế, chính sách đất đai v.v…
1.2.2.7. Tính hợp lý của phương án tự chủ và quy chế chi tiêu nội bộ
Đối với bất kỳ đơn vị nào chứ không riờng gỡ cỏc trường, phương án tự chủ và quy chế chi tiêu nội bộ chính là định hướng, kế hoạch của vấn đề tự
chủ tài chính. Nếu như phương án tự chủ đặt ra chỉ tiêu quá cao hay quá thấp đều làm cho việc thực hiện tự chủ không sát với thực tế, khó đảm bảo tính phấn đấu trong đơn vị. Còn với quy chế chi tiêu nội bộ, nếu thắt chặt quá sẽ làm cho người lao động cảm thấy không được động viên một cách thích đáng, còn nếu thả lỏng quá sẽ làm tăng chi không hợp lý, nhiều khả năng không đáp ứng yêu cầu của tự chủ.
Với mỗi một đơn vị cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thực chất của đơn vị mình, xem xét các định mức quy định một cách chi tiết từ đó đặt ra phương án tự chủ và các định mức của quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp thì mới đảm bảo được tính tự chủ trong tài chính lại vừa phát triển được đơn vị cả về tập thể đơn vị và về cá nhân từng cán bộ nhân viên.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO TINH THẦN NGHỊ ĐỊNH 43
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.1. Khái quát về lịch sử phát triển của trường
2.1.1. Lịch sử hình thành
Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội trực thuộc Bộ Công thương hiện nay tiền thân là trường Trung cấp nghiệp vụ Bộ Công nghiệp nặng được thành lập theo quyết định số 319/BCNg/KB2 ngày 7/8/1961 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng được nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội theo quyết định số: 1206/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
Kể từ khi thành lập, trường đã không ngừng phấn đấu nhằm đa dạng hoá và mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng và uy tín của nhà trường, cho đến nay Nhà trường đã đào tạo được gần 50 nghìn lượt cán bộ quản lý Kinh tế cho ngành và xã hội.
Hiện nay, trường có 2 cơ sở để triển khai nhiệm vụ:
- Cơ sở chính đặt tại số 143 đường Nguyễn Ngọc Vũ - quận Cầu Giấy - Hà Nội;
- Cơ sở 2 đặt tại 106 Tả Thanh Oai - Thanh Trì - Hà Nội.
2.1.2. Sự phát triển của nhà trường giai đoạn 2005 – 2010
Như đó trỡnh bầy ở trên, năm 2005 trường vẫn còn là trường trung cấp với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nhưng từ năm 2006 đến nay, trường đã được nâng cấp thành trường cao đẳng và được mang tên là trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Từ đó đến nay,
nhà trường liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng thể hiện ở số lượng sinh viên cao đẳng tăng lên hàng năm cùng với việc giảm dần số lượng học sinh trung cấp, chất lượng học sinh, sinh viên ngày một tăng lên; đội ngũ giảng viên tăng qua các năm cả về số lượng và chất lượng, việc chuẩn hoá giảng viên có trình độ cao học được nhà trường thực hiện ngay từ khâu tuyển dụng lao động; các loại hình đào tạo liên tục được mở rộng như liên thông trung cấp - cao đẳng, cao đẳng - đại học, trung cấp - đại học, liên kết với các trường đại học đào tạo tại chức, cao học, lý luận chính trị… Uy tín của nhà trường ngày càng được khẳng định với chất lượng sinh viên ra trường. Và với chất lượng ngày càng được nâng lên như vậy, định hướng của nhà trường cũng như của bộ chủ quản Bộ Công thương dành cho nhà trường là trong những năm tới sẽ phát triển trường thành một trường đại học độc lập của Bộ Công thương, nhà trường cũng đang tích cực chuyển mình từ khâu tuyển sinh, tuyển giảng viên, cán bộ công nhân viên, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, mở rộng trường… để thực hiện có kết quả định hướng đó.
2.1.3. Khái quát về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
* Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: