Biểu đồ nguồn vốn FDI của 9 nước riêng biệt được khảo sát từ năm 1986 đến năm 2012

Một phần của tài liệu Mối quan hệ nhân quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI (đi vào) và cán cân thương mại nghiên cứu trường hợp (Trang 25 - 32)

đến năm 2012

1989 1990

7E+10

6E+10 VIETNAM

IND LAO MAL MYA PHI SIN THA CAM 5E+10 4E+10 3E+10 2E+10 1E+10 0 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 -1E+10 250 VIETNAM exp

IND LAO MAL MYA PHI SIN 200 150 100 50 0 THA 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Nguồn: Theo dữ liệu của Word Bank

Kết

luận: Hình 2.3, ta thấy nguồn FDI những năm gần đây tăng liên tục. Điển hình nhất là Singapore. Với lượng vốn FDI đi vào cao hơn hẳn các nước trong khu vực . Tiếp đến là Malaysia và Thái Lan.

HÌNH 2.4: Biểu đồ lượng xuất khẩu của 9 nước riêng biệt được khảo sát từ năm 1986 đến năm 2012

250

VIETNAM

IND LAO MAL MYA PHI SIN THA CAM 200 150 100 50 0 Kết

luận: Ta thấy lượng xuất khẩu nhìn chung tăng đều hằng năm, đứng đầu là Singapore, với lượng xuất khẩu cao hơn hẳn các nước trong khu vực, và đứng thứ hai là Malaysia và Thái Lan.

HÌNH 2.5: Biểu đồ lượng nhập khẩu của 9 nước riêng biệt được khảo sát từ năm 1986 đến năm 2012

Nguồn: Theo dữ liệu của Word Bank

Kết

luận: Lượng nhập khẩu có xu hướng tương đối giống với lượng xuất khẩu. Đứng đầu là Singapore, với lượng xuất khẩu cao hơn hẳn các nước trong khu vực, và đứng thứ hai là Malaysia và Thái Lan.

3.1.2 Bài học kinh nghiệm của các nước đã thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI trong khu vực Đông Nam Á

Đi từ thực trạng của 3 nước điển hình cho sự thành cơng thu hút nguồn vốn FDI ở khu vực Đông Nam Á là Singapore, Malaysia và Thái Lan ta rút ra được một số kinh nghiệm như sau:

1986 1987

- Đối với Singapore:

+ Thu hút nguồn vốn FDI có tập trung, cụ thể là 3 lĩnh vực ưu tiên ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu như dệt may, lắp ráp thiết bị điện tử; dần dần đầu tư những nghành có cơng nghệ tiên tiến như sản xuất máy tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu, kỹ thuật khai thác mỏ.

+ Tạo mơi trường kinh doanh ổn định, chính sách ưu đãi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục làm hồ sơ đơn giản.

+ Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện - Tiếp đến là Malaysia:

+ Là một trong những “điểm sáng” về thu hút dịng vốn FDI với nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua Luật Khuyến khích đầu tư năm 1968 hay việc thành lập các Khu Thương mại Tự do trong thời kỳ đầu của thập kỷ 1970, đến các biện pháp khuyến khích xuất khẩu và đẩy mạnh chính sách kinh tế mở trong những năm 1980 đã dẫn đến tăng trưởng đột biến của dòng vốn FDI vào cuối năm 1980 (Omer & Yao 2011).

+ Để đạt được những thành cơng về thu hút dịng vốn FDI, Chính phủ Malaysia đã cơ cấu lại khung chính sách, xóa bỏ hoặc giảm tài sản đảm bảo cũng như các rào cản kỹ thuật khác đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Điển hình, năm 2009, Malaysia cho phép thành lập cơ sở 100% vốn đầu tư nước ngoài cho 27 ngành dịch vụ, bao gồm: Y tế, xã hội, du lịch, giao thông và các dịch vụ liên quan tới máy tính…

+ Hơn nữa, nước này cịn áp dụng các chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các hoạt động và các sản phẩm nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư (mức độ giá trị gia tăng, công nghệ được sử dụng và các mối liên kết cơng nghiệp)… Qua đó, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới được hưởng trợ cấp thuế đầu tư, các chương trình ưu đãi khác .

+ Vốn FDI tích lũy của Thái Lan tăng đều đặn qua các năm, ngoại trừ thời điểm hai cuộc khủng hoảng (cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 và khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008).

+ Phần lớn FDI ở Thái Lan tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm cao cấp. Chẳng hạn, đứng đầu là nhóm ngành máy móc và thiết bị vận tải, năm 2012 chiếm tới 59,4% tổng số vốn FDI tại nước này. Tiếp đến là nhóm ngành thiết bị điện và điện tử lần lượt chiếm tỷ lệ 34,6% và 13,8% trong tổng vốn FDI năm 2012. Hiện nay, các nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Thái Lan gồm: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. + Để thu hút được lượng lớn vốn FDI từ nước ngồi, Thái Lan đã có một số khung chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư như: trình tự thủ tục cấp giấy phép đầu tư, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc bị hạn chế đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư.

+ Về trình tự thủ tục cấp phép đầu tư ở Thái Lan được cải thiện hồn tất nhanh chóng hơn, các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư theo các hình thức sau: (i) thành lập công ty TNHH với phần lớn vốn sở hữu của người Thái; (ii) thành lập công ty với phần lớn vốn sở hữu của nước ngoài theo giấy phép kinh doanh nước ngoài; (iii) thành lập DN với phần lớn sở hữu nước ngồi khơng cần giấy phép kinh doanh nước ngoài.

+ Về các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc bị hạn chế đầu tư, tháng 02/2011, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) đã phân loại các hoạt động khuyến khích đầu tư thành 7 nhóm: (i) nơng nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp; (ii) khai thác, gốm sứ và kim loại gốc; (iii) ngành công nghiệp nhẹ; (iv) sản phẩm kim loại, thiết bị vận tải và máy móc; (v) ngành cơng nghiệp điện tử và thiết bị điện; (vi) hóa chất, nhựa và giấy; (vii) dịch vụ và tiện ích cơng cộng. + Về chính sách ưu đãi đầu tư, các ưu đãi thuế quan gồm: (i) miễn/giảm thuế nhập khẩu máy móc; (ii) giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thiết yếu hoặc nguyên liệu thô; (iii) miễn thuế đối với cổ tức và thu nhập cá nhân theo luật định; (iv) giảm 50% thuế TNCN, thuế TNDN; (v) giảm gấp đôi thuế đối với vận tải, cung cấp điện và nước; (vi) giảm thêm 25%

chi phí lắp đặt hoặc xây dựng các cơ sở vật chất; (vii) miễn thuế nhập khẩu các nguyên liệu thô/thiết yếu phục vụ xuất khẩu.

+ Các ưu đãi phi thuế quan bao gồm: (i) cho phép kiều bào người Thái trở về nước để tìm kiếm các cơ hội đầu tư; (ii) cho phép tiếp nhận các công nhân và chuyên gia nước ngồi có tay nghề cao vào Thái Lan làm việc trong các lĩnh vực khuyến khích đầu tư; (iii) cho phép thuê mướn đất; (iv) cho phép rút tiền và chuyển tiền bằng ngoại tệ ra nước ngồi.

3.2 Thực trạng và tình hình xuất nhập khẩu và nguồn vốn FDI ở Việt Nam

3.2.1Tình hình chung tại Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia ổn định vững chắc về chính trị - xã hội . Là một trong

những nền kinh tế tăng trưởng năng động.

Thứ hai, thời kỳ này đối với Việt Nam là thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” với 60% người dân

trong độ tuổi lao động; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Á, nơi tập trung của nhiều nền kinh tế lớn và năng động. Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên WTO, đã và đang tham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế, trong đó có các FTA với các đối tác trong và ngoài khu vực, đặc biệt Việt Nam đang tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là những lợi thế cơ bản ln hấp dẫn các nhà đầu tư.

Thứ ba, Chính phủ Việt Nam ln cam kết và hành động nhằm tạo lập mơi trường đầu tư

thơng thống, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngồi cũng như khơng ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chủ trương ưu tiên sắp tới của Việt Nam sẽ hướng vào nguồn vốn FDI “chất lượng cao”, cụ thể là các dự án có cơng nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường, sử dụng hiệu quả các

nguồn tài nguyên, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

3.2.2 Tình hình kinh tế ở Việt Nam theo từng giai đoạn

Giai đoạn bắt đầu đổi mới bắt đầu từ năm 1989 đến năm 1991: nền kinh tế đã mở cửa, nguồn vốn FDI, lượng xuất nhập khẩu tăng đều. Đặc biệt là đã xuất khẩu dầu thô và gạo trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này có sự thay đổi về tỷ giá, kèm theo tỷ lệ lạm phát tăng cao, đã tác động rất mạnh đến cán cân thương mại, dẫn đến xuất khẩu tăng nhưng xét về tổng thể thì lượng nhập khẩu vẫn cao hơn, vẫn nằm trong tình trạng nhập siêu. Đến cơn sốt tín dụng vào năm 1990, tình trạng nợ nần mà khơng có cơ chế phá sản làm cho hàng loạt cơng ty đang hoạt động rơi vào tình trạng khốn đốn, rút vốn khơng được, nếu bỏ them vốn thì nợ và lãi càng lớn, kinh doanh không hiệu quả. Dẫn đến nguồn vốn FDI không tăng trong giai đoạn này.

Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1998 là giai đoạn ổn định và phát triển. Thời kỳ này, Chính Phủ có những thành cơng trong việc điều hành chính sách kinh tế, kiểm sốt lạm phát nên được tình hình xuất nhập khẩu ổn định. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô hỗ trợ nhiều cho việc thâm hụt ngân sách. Đồng thời, năm 1995 Việt Nam gia nhập hiệp hội ASEAN quốc tế. Chứng kiến khủng hoảng tài chính Đơng Á nổ ra trên diện rộng năm 1997, bắt nguồn tại Thái Lan và nhanh chóng ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác trong khu vực. Hệ quả là giá cả và tổng cầu giảm mạnh, xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia tự do hóa hồn tồn nên các kênh lan truyền khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế có độ trễ hơn so với các nước trong khu vực.

Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003 là giai đoạn suy thoái kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhưng bình ổn qua các năm.

Giai đoạn từ năm 2004 đến 2006: mức nhập khẩu và xuất khẩu xấp xỉ bằng nhau, cán cân thương mại được cải thiện rất nhiều, nhưng vẫn cịn ở tình trạng thâm hụt.

100 80 60 EXP IMP CCTM 40 20 0 -20

Giai đoạn từ năm 2007 đến 2009: năm 2007, đầu tư ồ ạc, nguồn vốn FDI tăng đột biến gây bất ổn nền kinh tế đẩy giá thị trường tăng mạnh do cung tiền lớn,nhưng cán cân thương mại càng thâm hụt nhiều hơn, đỉnh điểm là năm 2008. Mặc khác, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động đến thị trường Việt Nam có độ trễ là 1 năm. Cụ thể là đến năm 2009, Việt Nam khơng kiểm sốt được lạm phát, đồng thời dòng vốn FDI bị sụt giảm mạnh, lượng quota nhập khẩu cao hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại rơi vào tình trạng nhập siêu nghiêm trọng.

Năm 2011 trở lại đây, nền kinh tế đang dần phục hồi, nguồn vốn FDI tăng chậm do cân nhắc, thận trọng để chọn lọc, thu hút nguồn vốn đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, có tập trung. Lượng xuất nhập khẩu cũng tăng dần đều, ổn định hơn trước, cán cân thương mại

Một phần của tài liệu Mối quan hệ nhân quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI (đi vào) và cán cân thương mại nghiên cứu trường hợp (Trang 25 - 32)