Tỷ lệ Đơla hóa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

Một phần của tài liệu Can thiệp vô hiệu hóa lên dòng vốn (Trang 64 - 98)

Bảng 2.7: Tỷ lệ Đơ la hóa ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013Năm Năm Tiền gửi bằng ngoại tệ (Triệu VND) Tổng khối lƣợng tiền tệ mở rộng (M2) (Triệu VND) Tỷ lệ Đơ la hóa 2000 58,543,350 196,994,400 29.72% 2001 78,186,700 250,845,700 31.17% 2002 81,428,300 284,144,300 28.66% 2003 87,418,100 378,059,800 23.12% 2004 115,050,230 495,447,279 23.22% 2005 145,303,224 648,573,735 22.40% 2006 166,399,893 841,010,724 19.79% 2007 221,668,250 1,253,997,428 17.68% 2008 289,159,470 1,513,543,885 19.10% 2009 340,603,540 1,910,586,864 17.83% 2010 385,908,721 2,478,310,239 15.57% 2011 404,620,952 2,774,281,102 14.58% 2012 403,213,652 3,455,221,399 11.67% 2013 514,079,081 4,194,620,471 12.26%

% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Viet Nam Trung Quoc

Kết quả cho thấy tỷ lệ đơ la hóa ở Việt Nam hiện nay đã giảm đáng kể với những năm 2000 -2003. Mặc dù vậy, khi so sánh với Trung Quốc thì tỷ lệ đơ la hóa của Việt Nam vẫn cịn ở mức rất cao.

.

Hình 2.10: Tỷ lệ Đơ la hóa ở Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2013

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ nguồn dữ liệu của IMF

nhân.

Thực tế cho thấy, hiện tượng Đơ la hóa ở Việt Nam đến từ rất nhiều nguyên

Đầu tiên và chính yếu nhất là do tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam trong thời gian qua. Thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát, sức mua của đồng nội tệ giảm sút người dân phải tìm các cơng cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có đồng USD. Tất cả các nền kinh tế bị "Đơ la hóa" đều có nguồn gốc từ niềm tin của người dân. Họ mất lịng tin vào chính sách tiền tệ do tỷ lệ lạm phát không ổn định trong một thời gian dài và đồng nội tệ bị mất giá, tỷ giá hối đoái tăng. Do vậy, họ chuyển các tài sản danh nghĩa sang một đồng tiền ổn định hơn hoặc các tài sản thực. Hơn nữa, khi nền kinh tế đã có đấu hiệu ổn định trở lại, người dân vẫn

ln có tâm lý đề phịng những biến động này nên vẫn duy trì tài sản của họ bằng đồng ngoại tệ.

Thêm vào đó, hiện nay, ở Việt Nam, việc yết giá các mặt hàng bằng USD diễn ra công khai như ô tô, nhà cửa, các sản phẩm công nghệ thông tin, quần áo và những sản phẩm cao cấp khác ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các công ty liên doanh, cơng ty 100 % vốn nước ngồi, một số đã trả lương nhân viên bằng USD; chi phí khách sạn và các dịch vụ dành cho khách du lịch nước ngồi phần lớn thanh tốn bằng USD. Các giao dịch này diễn ra khá tự do trên thị trường và ngày càng phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn của Việt Nam đã hình thành các “chợ đen giao dịch đơ la”, “ phố Tây ba lơ”. Vì vậy, nhiều người dân có xu hướng nắm giữ ngoại tệ trong nhà, không gửi vào ngân hàng bởi họ vẫn có thể thực hiện các chức năng tiền tệ như nội tệ.

Song song với tình trạng Đơ la hóa là sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với ngoại tệ nói chung và USD nói riêng ngày càng tăng, thể hiện ở tỷ giá VND/USD ngày càng cao hơn.

Đơ la hóa ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá của Nhà nước. Nó làm cho cầu tiền cả nội tệ và ngoại tệ khơng ổn định, người dân có nhiều sự lựa chọn hơn cho tài sản của mình. Khi tình hình trong nước không thuận lợi, lạm phát cao hay chỉ đơn giản là niềm tin vào sự tăng giá của USD trong tương lai sẽ khuyến khích người dân đi mua ngoại tệ để cất trữ của cải hoặc đầu cơ ngoại tệ, làm tăng cầu USD, gây sức ép tăng tỷ giá. Nếu tỷ giá quá cao, nghĩa là đồng tiền Việt Nam có giá trị quá nhỏ bé so với các đồng tiền khác, điều này có thể làm giảm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vì mức thu nhập tính theo đơ la cách xa các quốc gia khác.

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Đó là chế độ tỷ giá mà tỷ giá được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ, nhưng khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động vượt quá biên độ cho phép mà Chính phủ đã xây dựng lên thì Chính phủ sẽ tiến hành mua vào hoặc bán ra lượng ngoại tệ dự trữ ở ngân hàng Trung ương để đưa tỷ giá trên thị trường trở lại vào

biên độ cho phép. Nhưng vai trò điều tiết tỷ giá của Nhà nước nhiều khi đạt hiệu quả không cao đối với những nước Đơ la hóa vì lượng ngoại tệ dự trữ của Nhà nước cịn q ít so với lượng ngoại tệ trên thị trường tự do, không đủ khả năng tác động lên giá cả trên thị trường. Trong trường hợp biến động xảy ra, mọi người bất ngờ đổ xô đi mua ngoại tệ, tạo sức ép làm tăng tỷ giá, đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Nếu tình trạng này kéo dài khơng kiềm chế được thì có thể đẩy lạm phát lên rất cao, làm tê liệt các hoạt động kinh tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã cung cấp một cái nhìn tổng quát giúp, chúng ta đo lường được mức độ thực hiện can thiệp và hấp thụ đối với những dòng vốn nước ngồi ở Việt Nam. Việt Nam tuy đã có thực hiện can thiệp vơ hiệu hóa nhưng lại với một mức độ khơng cao, chủ yếu lên dịng vốn mang tính chất ổn định FDI và CA, bỏ qua dòng vốn mang nguy cơ đảo chiều cao - FPI. Việc can thiệp này cũng đã góp một phần khơng nhỏ vào những thành công trong cung cách điều hành mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Nhưng đồng thời, cũng gây nên những bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô mà việc giải quyết những bất ổn hiện nay là điều trước tiên nên làm.

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CAN THIỆP VƠ

HIỆU HĨA NHẰM ĐỐI PHĨ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG VỐN VÀO LÊN LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM 3.1 Định hƣớng việc thực hiện can thiệp vơ hiệu hóa tại Việt Nam trong thời

gian tới

3.1.1Định hƣớng

Vấn đề thâm hụt cán cân thương mại với tình trạng nhập siêu hầu như vẫn chưa được cải thiện và vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam kể từ năm 2000 cho đến nay. Gánh nặng nợ quốc tế kèm theo những bất ổn trên thị trường chứng khoán, thị trường vàng và giá cả hàng hóa thế giới, khiến cho việc thâm hụt này cứ kéo dài mãi. Nhìn một cách tổng quan, với lượng dự trữ thấp, đồng tiền trong thế bị mất giá cùng một cán cân thanh toán thâm hụt kéo dài, việc thực hiện một chính sách vơ hiệu hóa tại Việt Nam trong thời gian qua không mang đến tác dụng gì. Thậm chí có thể mang đến kết quả ngược lại ý muốn, công thêm những chi phí tài chính và những tác dụng xấu đi kèm.

Kết quả kiểm định hồi quy cũng cho thấy, biện pháp can thiệp vơ hiệu hóa tuy đã được thực hiện ở Việt Nam thời gian qua nhưng với mức độ chưa cao. Tuy nhiên, điều này khơng phải do chính sách này khơng hiệu quả mà là do Việt Nam chưa thật sự làm chủ được trong việc điều hành kinh tế bằng chính sách này.

Một thị trường tài chính với tính thanh khoản cao và thu hút được ngoại tệ dư thừa sẽ hỗ trợ rất lớn cho vai trò điều hành kinh tế của chính phủ bằng chính sách vơ hiệu hóa. Việc khả năng vơ hiệu hóa của Việt Nam có giới hạn cũng gây ra một thiệt thịi to lớn cho Việt Nam, khi khả năng tiếp nhận và hấp thụ các dòng vốn của Việt Nam bị dè chừng nghiêm ngặt, nâng cao kiểm sốt và có phần giới hạn do những lo ngại về tác động tiền tệ của chúng. Trong thời gian qua, Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội để thu hút các dịng vốn đầu tư nước ngồi khi được đánh giá là mảnh đất màu mỡ và giàu tiềm năng, song khả năng hấp thụ các dòng vốn này của chúng ta cịn rất hạn chế khi mà việc đón lấy các nguồn vốn nhằm gia tăng dự trữ

ngoại hối cũng như cải thiện cán cân thanh toán lại gặp phải khó khăn khi thực trạng lạm phát trong nước liên tục tăng cao trong khi các công cụ dùng để thu hồi lượng nội tệ đang tràn lan trên thị trường lại rất hạn chế, cũng như việc đồng nội tệ liên tục mất giá do sự tồn tại của tình trạng Đơ la hóa q cao. Sự mâu thuẫn giữa chính sách ổn định tỷ giá và chính sách lạm phát mục tiêu vơ hình chung đã khiến chúng ta bỏ mất một cơ hội quan trọng trong việc gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia trong khi Việt nam dư thừa khả năng thu hút đầu tư.

3.1.2Mục tiêu

Bất cứ một nhà đầu tư nào cũng mong muốn dịng vốn mình bỏ ra thì sẽ thu lại được nhiều hơn trong tương lai. Thế nhưng lạm phát tồn tại tại một quốc gia luôn luôn là rào cản khiến cho dịng lợi nhuận ít đi nếu lạm phát cứ tăng cao theo từng ngày. Bởi thế, việc kiểm soát lạm phát sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, mà lợi ích trước mắt là gia tăng niềm tin cho giới đầu tư nếu muốn thu hút vốn cho nền kinh tế. Hơn nữa, mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ giúp vừa thu hút nhưng cũng vừa có chính sách dài hạn để kiểm sốt nghiêm ngặt hơn dịng vốn này, làm giảm sức ép đối với các biện pháp can thiệp vơ hiệu hóa trong tương lai. Lạm phát khơng phải hồn tồn xấu, vì nó cần cho sự phát triển kinh tế nhưng tăng cao và bất ổn như lạm phát Việt Nam từ 2007 đến nay là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, nên chuyển mục tiêu tỷ giá sang mục tiêu lạm phát. Có như vậy, mới có thể làm giảm tính bất ổn, mà dài hạn là hướng đến một thị trường ổn định và bền vững hơn.

Từ kết quả đã phân tích ở trên ta thấy, cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2011 trở lại đây đã có chiều hướng xuất siêu và các dịng vốn cũng đã có dấu hiệu đảo chiều quay ngược trở lại. Do đó nhiệm vụ cấp bách đối với Việt Nam hiện nay là khơng ngừng nâng cao tính khả thi và sức mạnh của các cơng cụ vơ hiệu hóa cũng như kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất có thể nhằm đạt đươc thế chủ động trong việc đón đầu và hấp thụ tối đa luồng ngoại tệ dự kiến sẽ ồ ạt đổ vào Việt nam trong tương lai và phát huy cao nhất hiệu quả mà biện pháp can thiệp vơ hiệu hóa mang lại.

3.2Các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong thực hiện can thiệp vơ hiệu hóa tại Việt Nam

3.2.1Sử dụng linh hoạt các cơng cụ thực hiện chính sách vơ hiệu hóa

3.2.1.1Các cơng cụ thị trƣờng

Cơng cụ thị trường biện pháp can thiệp vơ hiệu hóa chính là các nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation – OMO) – là nghiệp vụ NHNN thực hiện việc mua vào hoặc bán ra các giấy tờ có giá chủ yếu là ngắn hạn nhằm thay đổi cơ số tiền tệ trên cơ sở đó tác động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất ngắn hạn.

Khi thị trường mở bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000, các loại giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường mở là tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Đây là những giấy tờ có giá có tính an tồn rất cao và hầu như khơng bị rủi ro. Để có thể giao dịch được trên thị trường mở, các giấy tờ có giá này phải thoả mãn các điều kiện sau: (i) Có thể giao dịch được; (ii) Được phát hành bằng đồng Việt Nam; (iii) Đã đăng ký tại NHNN theo quy định và (iv) Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn cịn lại tối đa là 90 ngày. Các quy định về giấy tờ có giá như trên là rất chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trên thị trường mở. Điều này phù hợp với thời kỳ phát triển ban đầu của thị trường mở tại Việt Nam.

Để phù hợp với quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN, NHNN đã bổ sung các giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường mở. Theo đó, các loại giấy tờ có giá dài hạn như trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh tốn, cơng trái, trái phiếu cơng trình trung ương đã được chấp thuận giao dịch. Hàng hoá giao dịch của thị trường mở lúc này bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh tốn, cơng trái, trái phiếu cơng trình trung ương và các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc quy định. Việc mở rộng các loại giấy tờ có giá được chấp thuận giao dịch đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của thị trường mở sôi động hơn và khối lượng mua bán giấy tờ có giá nhiều hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, hàng hóa của thị trường mở hiện cịn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng cịn q nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở.

Thêm vào đó, hiện nay chỉ có giấy tờ có giá ngắn hạn mới được sử dụng để giao dịch trên thị trường mở. Thực tế đó ở Việt Nam và một số nước khác là do thị trường tài chính chưa phát triển nên nghiệp vụ thị trường mở chưa có khả năng sử dụng các giấy tờ có giá dài hạn làm cơng cụ của mình. Ta biết rằng hành vi mua vào và bán ra giấy tờ có giá là hoạt động thường xuyên trên thị trường mở. Lúc này mua vào thì lúc khác bán ra, thậm chí NHNN có thể thực hiện hành vi mua lại ngay lập tức sau khi hành vi bán được thực hiện nếu phát hiện ra mình đã mua quá nhiều và vì vậy đã đưa tiền vào lưu thơng q mức cần thiết. Và ngược lại thay hành vi bán bằng hành vi mua khi cảm thấy sự “ ngột ngạt, tắc nghẽn” của hoạt động kinh tế vì khơng đủ tiền cần thiết trong lưu thông mà nguyên nhân do NHNN bán ra một số lượng giấy tờ có giá q lớn. Chính vì hành vi mua bán trao đổi thường xuyên các giấy tờ có giá tạo ra khả năng kết nối nhiều nguồn vốn ngắn hạn thành vốn trung và dài hạn để thoả mãn nhu cầu của chủ thể kinh tế trên thị trường vốn. Một nền kinh tế có thị trường chứng khốn, có thị trường tài chính phát triển thì tính chất dài hạn của nguồn vốn chỉ tồn tại ở phía người phát hành mà bản chất nguồn vốn dài hạn này là một chuỗi các nguồn ngắn hạn tạo thành. Chúng ta sẽ không phải e ngại khi mua chứng khốn trung và dài hạn thì vốn sẽ bị đọng lại một chỗ. Bởi lẽ, trong nghiệp vụ thị trường mở, khơng chỉ có phương thức mua bán hẳn mà cịn có phương thức giao dịch có kỳ hạn. Chính phương thức giao dịch này giúp cho NHNN có thể chủ động về thời hạn và không bị phụ thuộc vào thời hạn của chứng khốn.

Phân tích trên cho thấy các loại chứng khốn trung và dài hạn có đủ cơ sở để tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở. Do đó, để hoạt động trên thị trường mở thực

Một phần của tài liệu Can thiệp vô hiệu hóa lên dòng vốn (Trang 64 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w