CHƯƠNG 3 Tìm hiểu về máy đo đường huyết
3.4 Máy đo đường huyết cá nhân
3.4.3 Cấu trúc máy đo đường huyết cá nhân
Ở phần này nhóm chúng em đi tìm hiểu về cấu tạo máy đo đường huyết sử dụng que thử máu. Các bộ phận chính của máy bao gồm:
35
+ Màn hình LCD giúp hiện thị chỉ kết quả. Giá trị glucose tính bằng mg / dl hoặc mmol / l được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số.
+ Bộ nhớ giúp lưu trữ kết quả đo trong khoảng thời gian nhất định + Nguồn thường là pin
+ Bút lấy máu
+ Que thử: một phần tử tiêu hao có chứa các hóa chất phản ứng với glucose trong giọt máu được sử dụng cho mỗi lần đo. Kích thước giọt máu cần thiết của một lần lấy mẫu dao động từ 0,3 đến 1 μl. Vì que thử có thể thay đổi theo từng đợt, nên một số kiểu máy yêu cầu người dùng nhập thủ cơng mã có trên lọ que thử hoặc trên chip đi kèm que thử. Bằng cách nhập mã hoặc chip vào máy đo đường, máy đo sẽ được hiệu chuẩn theo lơ que thử đó.
Hình 3-19 Sơ đồ khối máy đo đường huyết cá nhân
Hiện nay, nhiều máy đo hiện nay có khả năng xử lý dữ liệu phức tạp hơn. Người sử dụng có thể tải dữ liệu xuống máy tính có phần mềm quản lý bệnh tiểu đường để hiển thị kết quả xét nghiệm. Một số máy đo cho phép truyền dữ liệu đến điện thoại thông minh bằng cơng nghệ Bluetooth, nơi một ứng dụng có thể được sử dụng để theo dõi các kết quả đọc theo thời gian. Một số máy đo cho phép nhập dữ liệu bổ sung trong ngày, chẳng hạn như liều lượng insulin , lượng carbohydrate ăn vào hoặc tập thể dục. Một số máy đo đã được kết hợp với các thiết bị khác, chẳng hạn như thiết bị tiêm insulin, PDA , thiết bị truyền tín hiệu di động, Một liên kết tới một máy bơm insulin cho phép tự động chuyển các kết quả đo đường huyết sang một máy tính để hỗ trợ người mặc quyết định liều lượng insulin thích hợp.
36
3.4.4 Một số sản phẩm trên thị trường
Máy đo đường huyết Omron HGM-11
Hình 3-20 Máy đo đường huyết Omron HGM – 11
Thông số kỹ thuật
- Sản phẩm: Máy đo đường huyết - Kiểm tra: Mức độ đường huyết - Mẫu :Máu mao mạch tươi toàn phần - Lượng mẫu máu : 0,5 µl
- Que thử : Que thử đường huyết Omron - Đơn vị đo : mg/dL hoặc mmol/L
- Phạm vi đo: 10 tới 600 mg/dL hoặc 0,6 tới 33,3 mmol/L.
- Tuổi thọ của pin: Khoảng 2.000 lần đo (số lần đo thực tế có thể thấp hơn tùy theo điều kiện sử dụng)
- Tiêu thụ năng lượng: 0,02 W (tối đa) - Vị trí đo : Đầu ngón tay hoặc lịng bàn tay.
- Que thử được mã hóa tự động, giúp loại bỏ các lỗi sai có thể dẫn đến sai liều lượng thuốc điều trị.
- Thời gian đo nhanh trong 5 giây.
- Có thể cài đặt chế độ trước và sau khi ăn.
- Bộ nhớ lưu được 512 kết quả đo với ngày, giờ đo.
- Có kết quả trung bình của 7 ngày, 14 ngày và 30 ngày đo trước. - Tải kết quả sang máy tính (qua cổng USB riêng của Omron)
37
Hình 3-21 Máy đo đường huyết FreeStyle Libre
Các thành phần của máy đo đường huyết FreeStyle Libre
- Hộp đựng bộ cảm biến: Dùng để chuẩn bị đầu gắn bộ cảm biến sẵn sàng trước khi đo. Hộp đựng bộ cảm biến được đóng gói vơ trùng trước khi mở.
- Đầu gắn bộ cảm biến: Dùng để gắn bộ cảm biến vào tay. Kích thước cảm biến: 35mm x 5mm, trọng lượng: 5 gram, có thể thu thập dữ liệu trong phạm vi từ 1 cm đến 4 cm của cảm biến, thậm chí xuyên qua các lớp áo, dùng được đến 14 ngày.
- Cảm biến có khả năng chống nước ở độ sâu lên đến 1 mét. Tránh ngâm nước lâu hơn 30 phút.
- Gạc tẩm cồn: Dùng sát trùng tay trước khi gắn bộ cảm biến Thông số kỹ thuật
- Tuổi thọ cảm biến: lên đến 14 ngày - Kích cỡ: dày 5mm và đường kính 35mm - Trọng lượng: 5gram
- Nguồn điện: 1 pin bạc oxit
- Bộ nhớ: 8 tiếng (chỉ số đường huyết lưu lại mỗi 15 phút) - Nhiệt độ khi sử dụng: 10 độ C đến 45 độ C
- Nhiệt độ bảo quản bộ cảm biến và đầu gắn cảm biến: 4 độ C đến 25 độ C - Độ ẩm tương đối khi sử dụng và bảo quản: 10%- 90%, không ngưng tụ
- Khả năng chống nước: Tiêu chuẩn IP27 –có thể chịu được độ sâu trong dưới 1 mét, trong vòng 30 phút
38
- Độ cao sử dụng và bảo quản: Từ -381 mét đến 3048 mét
39