Chất tình thể hiện ở sự say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết

Một phần của tài liệu VẺ đẹp NGƯỜI tù CÁCH MẠNG (11 đề 34 TRANG) (Trang 28 - 33)

yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết

+ Bài Ngắm trăng: Sự rung cảm trước cái đẹp, sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên giống như tri âm, tri kỉ

(Phân tích phần phiên âm và dịch nghĩa để làm rõ)

+ Đi đường: Người tù say ngắm, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp

(Phân tích phần phiên âm và dịch nghĩa để làm rõ)

=> Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên- trái tim của một thi sĩ

3.0

* Đánh giá

- Thể thơ tứ tuyệt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ điển và hiện đại

- Ngắm trăng, Đi đường là những bài thơ tuyệt bút của HCM. Bác khơng hề nói đến chất thép, lên giọng thép mà sáng ngời chất thép. Chất thép, chất tình hịa quyện trong thơ Bác, đó chính là sự hịa quyện thống nhất đẹp đẽ giữa tâm hồn thi sĩ và cốt cách chiến sĩ.

- Liên hệ với các bài thơ khác trong “Nhật kí trong tù”

1.0* Kết luận * Kết luận - Đánh giá lại vấn đề 1.0 ********************************************************** ĐỀ 11

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆNMơn: Ngữ văn Mơn: Ngữ văn

(Đề thi có 01 trang)

Câu 1. (8,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti

tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

Câu 2. (12 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca Cách mạng Việt Nam trước năm 1945 đã thể

hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày." Dựa vào bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh và "Khi con tú hú" của Tố Hữu hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆNMôn: Ngữ văn Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài 150 phút

Câu Nội dung cần đạt Điểm

Có ý kiến cho rằng: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. 1 *Về hình thức

Yêu cầu bài viết cần được trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi diễn đạt.

1,0

* Về nội dung: 1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề: Cuộc sống rộng lớn và phức tạp, đan xen nhiều mối quan hệ, trong những không gian và thời gian vô cùng đa dạng. Trong mối quan hệ đó, con người khó tránh khỏi sai sót, lỗi lầm…

Đưa ra vấn đề: “Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi”.

0,5

2. Thân bài:

* Giải thích: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

- Người tử tế: là người có cách đối xử với người khác đàng hồng, lịch sự, hợp đạo lý và đúng với giá trị của bản thân.

- Kẻ ti tiện: là người có lịng dạ xấu xa, hẹp hịi, có cách đối xử khơng tốt, khơng hợp đạo lý, thậm chí tàn ác với người khác.

- Thái độ của bản thân đối với lỗi lầm, nhất là đối với người khác, sẽ cho thấy người ấy là người tử tế hay là kẻ ti tiện: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

* Bàn luận về vấn đề:

- Người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi.

+ Trong đời người ai cũng có lỗi, “nhân vơ thập tồn”. Điều quan trọng là biết nhận lỗi. Do đó, người tử tế thường biết nhận lỗi khi có hành vi hoặc thái độ sai trái đối với người khác.

+ Biết nhận lỗi là một thái độ dũng cảm, vì đó là một biểu hiện vượt lên trên

0,25 0,25 0,5

lịng tự ái thường có ở nơi con người. Biết nhận lỗi là khởi đầu của sự phục thiện, của lịng tơn trọng sự thật.

+ Người tử tế không những biết nhận lỗi, sửa sai, mà còn sẵn sàng chịu trách nhiệm và nhận lãnh hình phạt cho những lỗi lầm của mình.

- Kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

+ Kẻ ti tiện thường dối trá, hèn nhát, lấp liếm và che giấu tội lỗi của mình, cho nên thường tìm cách đổ lỗi cho người khác những lỗi lầm sai trái của bản thân mình.

+ Kẻ ti tiện thường có suy nghĩ tự đề cao bản thân, nên khó chấp nhận mình là kẻ khiếm khuyết. Vì vậy, họ thường có xu hướng đổ mọi sai sót, lỗi lầm của bản thân mình cho hồn cảnh, cho người khác.

* Rút ra bài học cho bản thân.

- Đã là người thì phải có lịng tử tế. Do đó, khi có lỗi, phải biết nhận lỗi và nhận một cách thành khẩn, đồng thời cũng phải biết cố gắng hết sức để không tái phạm.

- Chẳng những bản thân nỗ lực đừng mắc lỗi, mà còn phải biết giúp đỡ người khác đừng phạm lỗi.

- Tuy nhiên, con người khó tránh khỏi những lỗi lầm, sai sót. Nếu lỡ mắc phải lỗi lầm, cũng khơng nên vì thế mà q mặc cảm, tự ti. Cần tỉnh táo thấy được sai lầm, thành khẩn nhận lỗi, khách quan phân tích rút ra kinh nghiệm để tránh tái phạm, với tinh thần “thất bại là mẹ thành công”.

- Phải dũng cảm đối diện với bản thân, với sự thật, để khi có lỗi dám nhận lỗi; khơng dối trá, khơng lấp liếm, vì những điều này có thể dẫn bản thân đi tới những hành vi của kẻ ti tiện, đổ lỗi cho người khác.

- Cần thấy tác hại to lớn của việc đổ lỗi: khơng dám nhìn thẳng vào sự thật, thiếu khách quan, tự ru ngủ, lừa dối bản thân và dễ đi đến chỗ trở thành kẻ ti tiện. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3. Kết bài:

- Khẳng định người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi. Hãy là người tử tế và giúp người khác trở thành người tử tế trong cuộc đời. Luôn ý thức rằng lỗi lầm là điều thường tình, nhưng phải biết trăn trở và đau đớn với những lỗi lầm của mình để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

0,5

2 Chứng minh "Thơ ca Cách mạng Việt Nam trước năm 1945 đã thể hiện sâu sắc

vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày." qua bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh và "Khi con tú hú" của Tố Hữu

* Yêu cầu về hình thức

- Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi diễn đạt. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

1,0

* Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài:

Giới thiệu được những nét cơ bản về hai tác giả, hai tác phẩm và khẳng định được hai sáng tác đặc sắc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng. Nêu được vấn đề nghị luận.

0,5

2. Thân bài:

Bàn luận ý kiến: Vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ: - Trước tiên là vẻ đẹp về tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim những người tù cách mạng mà ở đây là ( Hồ Chí Minh, Tố Hữu). Có lẽ, trước hết, họ là những nhà thơ, là những người nghệ sĩ biết trân trọng và sáng tạo cái đẹp.

1,0

+ Ở bài thơ " Khi con tu hú" là bức tranh thiên nhiên đặc sắc mùa hè trong cảnh tù đầy: với tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, hình ảnh đồng lúa chín, sân bắp vàng, nắng hồng, đôi con diều sáo tự do bay lượn.... -> Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng nhiều giác quan, vừa có hình ảnh, màu sắc, lại có cả hương vị, âm thanh -> tâm hồn tinh tế, hịa mình vào khơng gian tự do, khống đạt, thanh bình, nên thơ.

+ Dẫn chứng:

+ Ở bài thơ " Ngắm trăng" lại là vẻ đẹp không gian đêm trăng sáng giữa chốn lao tù: vô vàn thiếu thốn, gian khổ (không rượu, không hoa, không tự do) nhưng con người và thiên nhiên vẫn có sự giao hịa (người ngắm trăng, trăng ngắm người) nên thơ, thi vị... -> tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

+ Dẫn chứng:

- Vẻ đẹp thứ hai của người chiến sĩ cách mạng trong tù đầy là khát vọng tự do

mãnh liệt:

+ Tâm trạng ngột ngạt, u uất; lòng khao khát tự do, muốn phá tan căn phòng giam chật hẹp, tù túng trở về với tự do, với cuộc sống, về với hoạt động cách mạng còn đang dang dở. (Khi con tu hú)

+ Dẫn chứng:

+ Cuộc vượt ngục bằng tinh thần, thoát ra khỏi chốn nhà lao tối tăm, chật chội để được thả hồn vào thiên nhiên thơ mộng, làm bạn với vầng trăng, với thiên nhiên. (Ngắm trăng).

+ Dẫn chứng:

- Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan yêu đời.

+ Vượt qua mọi khó nhăn gian khổ ,thiếu thốn, giam cầm, tra tấn của trốn lao tù, người tù cách mạng khơng hề bi quan thối bộ. Ngược lại họ ln nghĩ về, tìm về với cuộc sống ,với cái đẹp, đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa chọn. Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con đường vinh quang.

+ Với Hồ Chí Minh, ở trong tù nhưng người ln tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, cách mạng sẽ thành công.

+ Dẫn chứng

+ Với Tố Hữu “Tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.

1,0 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 0,5

+ Dẫn chứng: 0,5 0,5

3. Kết bài:

Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm hồn của họ ln là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hơm nay.Vì thế, những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên, không thể không tự hào và ngưỡng mộ.

0,5

************************************************

ĐỀ 12

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2019-2020 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂNĐỀ RA ĐỀ RA

(Đề thi có 01 trang)

Câu 1. (4,0 điểm)

Một ngày hè, tôi ngồi trên bãi biển và ngắm nhìn hai đứa trẻ đang chơi trên cát. Chúng say sưa xây một tịa lâu đài có đủ cổng, tháp, hào và có cả khách tham quan. Khi cơng trình gần hồn thành thì một con sóng lớn ập đến phá tan tất cả. Giờ thì chỉ cịn một đống cát ướt mà thơi. Tơi tưởng bọn trẻ sẽ khóc vì sóng đã phá tan những gì chúng kỳ cơng xây dựng. Nhưng khơng ! Chúng lại cùng chạy ra xa con nước, cười giòn, tay nắm tay và … xây dựng một tòa lâu đài mới. Chúng đã dạy tôi một bài học quan trọng. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống dù q giá đến đâu thì cũng khơng khác gì những tịa lâu đài trên cát. Chỉ có tình u, tình bạn là vững bền. Trước sau gì thì cơn sóng cũng sẽ đến và mang đi tất cả những gì chúng ta cố cơng xây đắp. Nhưng bao giờ thì những con sóng sẽ đến ? Khơng ai biết trước được ! Chỉ biết rằng với những ai có được bàn tay của người khác để nắm chặt, để cùng chia sẻ những thành cơng, thất bại thì mới có thể cười vang và vượt qua mọi khó khăn.

( Theo Sống đẹp, tập II, NXB Giáo dục) Từ văn bản trên, hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2. (6,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng : « Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. » Qua hai bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) và Khi con tu hú (Tố Hữu) trong chương trình Ngữ văn 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

--------------------------------Hết------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm

1 Từ văn bản trên, hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm vàsẻ chia trong cuộc sống. sẻ chia trong cuộc sống.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm bố cục: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu.

b. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu. Học sinh có thể viết bài theo các định hướng sau:

Ý 1: Giải thích nội dung ý nghĩa câu chuyện và vấn đề nghị luận.

- Câu chuyện thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, sẻ chia, đồng cảm giữa người với người để vượt qua mọi khó khan trong cuộc sống.

- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hồn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.

- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự sẻ chia những khó khan về vật chất và giúp nhau trong hoạn nạn…

- Rút ra được ý nghĩa: Khi ta học được cách đồng cảm và sẻ chia tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.

Ý 2: Bàn luận

a) Cuộc sống đầy những khó khan vì vậy cần lắm những tấm long đồng cảm sẻ chia:

- Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

- Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

b) Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau: - Đối với người nhận

- Đối với người cho

- Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay

c) Phê phán bệnh vơ cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

(HS lấy dẫn chứng ở văn bản và từ thực tế đời sống để chứng minh)

Ý 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động

-Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người them sức mạnh để vượt qua

những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. - Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

Ý 4: HS liên hệ

Một phần của tài liệu VẺ đẹp NGƯỜI tù CÁCH MẠNG (11 đề 34 TRANG) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w