Thiết bịđo sóng và triều WTR

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập môn học thuỷ văn công trình (Trang 27 - 34)

WTR 9 ( Wave and Tide Recorder ) là thiết bị đo các thông số sóng, mực nước và nhiệt độ. Các thông số sóng và triều đo dựa trên việc đo áp suất bằng đầu đo áp suất độ chính xác cao.

1.2.4.1 Đặc trưng kỹ thuật thiết bị:

1) Thông số kênh đầu ra của máy như sau: + Tham chiếu

+ Nhiệt độ

+ AS thủy tĩnh có ý nghĩa nhất + AS thủy tĩnh phần ít ý nghĩa nhất + Chiều cao sóng có ý nghĩa Hmo + Chu kỳ trung bình của sóng Tmo + Chiều cao tối đa E [Hmax]

Hình 1.2.4.1.1. Thiết bịđo sóngWTR 9

-Các thông số kỹ thuật:

+ Độ sâu đặt máy tối đa 60 m + Độ sâu nên đặt: <15 m

+ Các thông số độ sâu Nước sâu ( vị trí 1 ) Đáy biển ( vị trí 2 )

Khoảng cách từ nắp máy tới đáy biển từ 6-35 m (Vị trí 3-11) + Nhiệt độ hoạt động -2,5 ÷

350C + Nhiệt độ bảo quản -30 ÷

+ Tần số lấy mẫu sóng 1 – 2 Hz

+ Số mẫu 256.512 ( mặc định là 1024 )

+ Kênh 1: tham chiếu Chỉ số cố định để kiểm tra và nhận biết riêng của thiết bị + Kênh 2: nhiệt độ Loại đầu đo: Nhiệt điện trở - Độ chính xác ±0,10C

- Độ phân giải: 0,040C - Dải đo: -2,5 dến +350C - Thời gian cảm ứng:30s

+ Kênh 3, 4: as thủy tĩnh trung bình 80 lần đo áp suất cuối cùng trong 512s lấy mẫu ở tần số 2 Hz.

Loại đầu đo: Đầu đo áp suất thạch anh :

- Cổng vào: 8mm trên nắp máy - Dải đo: 0 - 690 kPa (

độ sâu 0 - 60m ) - Độ chính xác: ±210 Pa

- Độ phân giải: 7 Pa (

0,07cm )

+ Kênh 5: chiều cao sóng : Đo dựa vào chuỗi số liệu đo áp suất trong 512s ở tần số 2Hz

- Độ phân giải: 2,0 cm - Dải đo: 0 – 20 m

+ Kênh 6: chu kỳ trung Đo AS trong 512s ở tần số 2Hz bình qua điểm 0 - Độ phân giải: 0,02 s

- Dải đo: 0 – 20 s

+ Kênh 7: chiều cao sóng Đo áp suất trong 512s ở tần số 2 Hz tối đa E (Hmax) - Độ phân giải: 2,5 cm

- Dải đo: 0 – 25 m

- Tín hiệu ra: Tới DSU và bộ phận ngoài

+ Khoảng thời gian ghi 0.5, 1, 2, 3, 6, 12, 24 giờ hoặc khởi động từ xa + Hệ thông ghi DSU 2990 hoặc 2990E

+ Nguồn 7 - 14 VDC

+ Pin Loại 3164; 9V; 15Ah + Hộp áp suất Bằng OSINIL phủ Epoxy + Đĩa đỉnh và đáy Thép chống axit phủ Epoxy + Bảng mạch Bằng polyethan

+ Kích thước và trọng lượng Chiều cao bao gồm cả vòng bảo vệ: 432 mm Đường kính ngoài: 128 mm

Trọng lượng: 13,7 kg (trên cạn) và 9,2kg (trong nước) Đế: 576x141x169 mm + Hộp chứa Gỗ dán: 240x250x600 mm

26)Vỏ máy và khung neo: *Vỏ máy :

Vỏ máy còn gọi là bộ phận chịu áp suất ( pressure case ) là một hộp trụ tròn làm bằng hợp kim đồng - osinil có tác dụng chịu toàn bộ áp suất do cột nước tác dụng lên máy khi thả máy xuống độ sâu, bảo vệ các thiết bị bên trong

Vỏ máy được liên kết với đĩa gắn đầu đo phía trên ( top plate ) bằng 2 kep chữ C và được xiết chặt bằng 2 ốc xiết titan. Giữa đĩa trên và hộp áp suất có rãnh và vòng đệm cao su kín nước. Để tăng khả năng chống thấm nước, khi lắp đặt người ta bôi thêm một loại dầu chống thấm ( cung cấp kèm theo thiết bị )

Khung neo là một khung thép có rãnh để gá lắp máy và cố định máy bằng các ốc xiết. Khung neo được sơn phủ bằng sơn epoxy chống ăn mòn màu xanh ôliu, trên khung neo có gắn anod kẽm chống ăn mòn điện hóa cho khung

Chân khung neo là một đế cao su cứng có 4 lỗ để bắt bulông vào bệ máy trong trường hợp đặt máy ở đáy biển

Trên khung còn có vị trí bắt quai thép để cố định máy vào cọc vuông đóng trong nước ( như trường hợp đo các thông số ở chân công trình biển, máy được gắn vào thân cọc)

*Đĩa gắn đầu đo:

Được gắn chặt với hộp chịu áp suất nhờ kẹp chữ C. Trên đĩa có lỗ để cố định ốc xiết. Các đầu đo được bố trí trên mặt đĩa, tiếp xúc với môi trường biển để đo các thông số

Bảng điện tử, DSU và các thiết bị trong hộp áp suất được gắn phía dưới đĩa này thông qua một khung nhôm

Hình 1.2.4.1.2. Cấu tạo vỏ máy và khung neo

27)Các bộ phận trong hộp áp suất: *Bảng điện tử

Hình 1.2.4.1.3. Các thông số của bảngđiện tử

Trên bảng điện tử có các đầu nối truyền tín hiệu đo từ đầu đo. Bộ phận đặc biệt quan trọng trên bảng điện tử làbộ truyền áp suất thạch anh (Quartz pressure sensor)

Các công tắc để thiết lập thông số đo

+ Núm đặt thời gian làm việc (Recording Interval): đặt khoảng nghỉ giữa 2 lân đo, bao gồm các khoảng:1/2h, 1, 2, 3h và chế độ Remote (điều khiển từ xa)

+ Núm đặt độ sâu (Depth setting): để xác định độ sâu làm việc phù hợp cho đồng hồ áp suất thạch anh. Độ sâu đặt được tham khảo trong bảng phía sau bảng điện tử (phải tháo DSU ra mới thấy). Bảng có nội dung như sau

Độ sâu ứng với ứng với số trên núm đặt tương ứng với khoảng cách trên bảng. Độ sâu thả máy là độ sâu Z = H - HBO. Các độ sâu HBO được tính từ đĩa trên máy

+ Công tắc bật, tắt gồm 3 trạng thái: ON, OFF và độ kiểm tra

*Bộ lưu dữ liệu DSU : bộ phận này giống như của máy RCM, tham khảo RCM *Nguồn điện : pin điện cung cấp cho máy cùng kiểu với pin của máy RCM.

1.2.4.2 Thao tác sử dụng thiết bị:

1) Tháo lắp thiết bị và cài đặt các thông số ban đầu

+ Tháo máy khỏi khung neo: nới lỏng các ốc xiết ở hai bên neo và nhấc máy ra khỏi khung

+ Tháo kẹp C ở tấm trên và đưa máy ra khỏi hộp áp suất, nếu ốc xiết chặt quá sử dụng một thanh thép tròn luồn qua lỗ trên thân ốc và xoay

+ Đặt công tắc thời gian trên bảng điện tử

+ Đặt công tắc độ sâu: độ sâu được xác định ở bảng ghi trên phần sau bảng điện tử

+ Đặt công tắc ON/OFF ở chế độ kiểm tra. Chu kì đo sẽ bắt đầu

+ Đặt công tắc ở vị trí ON và đặt thiết bị vào hộp áp suất rồi vặn kẹp C. Lưu ý không vặn quá chặt làm hỏng kẹp C

+ Đặt thiết bị vào khung và triển khai đo

28)Treo và thả máy khi khảo sát

Máy WTR có nhiều hình thức triển khai khảo sát được trình bày trong hình dưới đây

Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện sử dụng hiện tại của phòng thực hành, máy được sử dụng bằng cách đặt vào một giá 3 chân gắn lồng thép bảo vệ máy như hình vẽ

+ Chân máy được bắt bulông vào khung khi sử dụng, khi không sử dụng chân được tháo ra và xếp gọn lại

+ Máy được giữ cố định vào khung bằng một sợi cáp nhỏ

+ Khung có quai bằng thép có lỗ treo dây cáp. Dây cáp sẽ được móc vào lỗ này bằng ma-ní

+ Toàn bộ khung, chân và máy được thả xuống vị trí đo bằng tời

Hình 1.2.4.2.2. Sơđồ mô tả các bộ phận chân máyđo sóng và các lắpđặt

29)Lắp đặt và tháo DSU

Sau khi kết thúc công tác đo, dùng tời cáp trục vớt máy lên bờ (hoặc thuyền), tháo máy ra khỏi khung và lau thật khô toàn bộ thân máy. Nới ốc và tháo kẹp C, nhấc ruột máy ra khỏi vỏ

+ Đợi cho đồng hồ khởi động, quan sát màn hình hiển thị và ghi thời gian lại. + Khi thiết bị kết thúc chu kì ghi thì bật công tắc về vị trí OFF.

+ Tháo DSU (xem trong phần về RCM 9 MkII)

Để đọc dữ liệu từ DSU ta sử dụng bộ đọc DSU và phần mềm 5059

1.2.4.3 Xử lý số liệu:

Các số liệu thô từ DSU được chuyển thành các số liệu kỹ thuật bằng phần mềm 5059. ( Chi tiết xem phần hướng dẫn sử dụng phần mềm 5059 )

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập môn học thuỷ văn công trình (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w