Hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội cho thương mại điện tử

Một phần của tài liệu 451 Thương mại điện tử & sự phát triển của nó ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

Việt Nam là một nước XHCN một hệ thống đối lập với tư bản chủ nghĩa. Các nước thù địch tìm mọi cách chống phá chế độ ta . Về mặt chính trị, internet/Web đã là một phương tiện tuyệt vời cho bạn phản chế hoạt động và thâm nhập, đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Ngay từ 1996 đã có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, quản lý, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng phương tiện thông tin điện tử để chống phá ta, trong đó đã đề cập đến phương tiện điện thọai, Fax, kênh truyền hình TURO, kết nối mạng thông tin internet và các hoạt động mua bán , trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong và ngoài nước .

Ngoài ra còn phải đề phòng phim ảnh không lành mạnh, các lối sống thực dụng, bạo lực thâm nhập qua internet Web.

Về cách sống và làm việc của dân ta còn qua giao dịch trên văn bản giấy tờ, mua hàng phải qua các giác quan thử nghiệm, trả bằng tiền mặt, … không phù hợp với thương mại điện tử.

Về mặt xã hội, người Việt Nam chưa xây dựng được tác phong “ làm việc đồng đội” cỡ tầm toàn xã hội và tầm quốc tế , chưa có lối sống theo pháp luật chặt chẽ chưa có thói quen “công nghiệp” và tiêu chuẩn hóa. Đều là những yếu tố cản đường tiến tới “kinh tế số hóa “ và thương mại điện tử .

Tóm lại : Từ 4 hạ tầng cơ sở trên cho thấy môi trường điển hình cho “kinh tế số hóa “ nói chung và thương mại điện tử nói tiêng chưa hình thành đầy đủ ở Việt Nam, đòi hỏi ngay bây giờ phải có kế hoạch chuẩn bị kĩ càng, không được chậm nhưng không được nóng vội .

KẾT LUẬN

Sự ra đời của xa lộ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng CNTT dựa trên kĩ thuật số, máy tính sách tay, lưu trữ dữ liệu và hệ thống làm việc Network đã đưa đến khái niệm nền kinh tế số hóa và là động lực chủ yếu của quá trình toàn cầu hóa đang biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới và tác động đến từng quốc gia. Viêc ứng dụng thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giao dịch và bán hàng cũng như mở ra nhiều cơ hội thâm nhập thị trường sản xuất kinh doanh.

Khối lượng và doanh thu từ thương mại điện tử trên thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong mấy năm gần đây, thương mại điện tử sẽ trở thành phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế.

Sự phát triển của thương mại điện tử cũng đem lại cơ hội cho Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, hội nhập với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới .

Là một nước đang phát triển nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) .Việt Nam cũng đứng trước cơ hội và thách thức mà xu thế phát triển khoa học công nghệ nói chung và quá trình toàn cầu hóa nói riêng mang lại. Ứng dụng thương mại điện tử có lẽ là con đường mà xu thế phát triển của nhân loại đã đặt ra trước mắt. Điều này đòi hỏi chính phủ và mọi thành phần kinh tế phải nỗ lực hết mình xây dựng, hoàn thiện các điều kiện thương mại điện tử một cách bền vững. Trong đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ là ưu tiên chiến lược dài hạn quan trọng nhất của đất nước ta.

Một phần của tài liệu 451 Thương mại điện tử & sự phát triển của nó ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w