Vào đêm theo với gió
Khơng tiếng thấm mn lồi. Đường nội, mây đen phủ, Thuyền sông, đuốc lẻ soi. Sáng xem vùng ướt đỏ, Thành Cẩm trĩu hoa tươi.
(Nam Trân dịch)
Đỗ Phủ viết bài thơ này ở Thành Đô, bấy giờ nhà thơ đang ở trên một chiếc thuyền nhỏ trong một đêm xuân và được chứng kiến một trận mưa xuân. Sáng hôm sau, nhà thơ say sưa ngắm cảnh đô thành sau cơn mưa và nhận thấy khắp thành phủ đầy những cành hoa hồng đẫm nước. Tên khác của thành phố Thành Đô là Cẩm Quan (cịn có nghĩa là “Ơng quan mặc áo gấm”). Như vậy, bài thơ khơng chỉ nói về việc hoa phủ khắp thành Thành Đô sau cơn mưa mà cịn có ngụ ý rằng: chính nhà thơ (ơng quan) đang sống lưu vong cũng vui sướng khi được tham dự ngày tiết này của mùa xuân.
Về việc sử dụng danh từ chỉ địa điểm như một hình ảnh tượng trưng, xin trích dẫn câu thơ của Bạch Cư Dị trong bài Trường hận ca:
Lục quân bất phát vô nại hà Uyển chuyển nga mi mã tiền tử
Đây là câu thơ tự thuật cái chết bằng thắt cổ của Dương Quý Phi - sủng cơ của Đường Huyền Tông trên con đường di tản trong loạn An Lộc Sơn. Dương Quý phi là người Thục Quận (nay là Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.). Bà có xuất thân thế gia danh giá; từ khi vào cung, bà rất được Đường Huyền Tông sủng ái, đến nỗi bỏ
34
bê triều chính. Tướng An Lộc Sơn vốn chơi thân với nhà họ Dương nên được Dương Quý phi tin mến và thuyết phục Huyền Tông ban cho nhiều ưu đãi. An Lộc Sơn sau đó vì hiềm khích với Tể tướng Dương Quốc Trung - anh trai của Dương Quý Phi nên làm phản. Đó là loạn An Sử nổi tiếng đã phá hủy trầm trọng nền chính trị nhà Đường. Khi quân An Lộc Sơn đánh đến kinh đô Trường An, Đường Minh Hồng cùng triều đình phải bỏ chạy vào đất Thục. Đến Mã Ngôi, tướng sĩ không chịu đi nữa. Quân sĩ giết chết gian thần Dương Quốc Trung, rồi sau đó bắt Đường Minh Hồng phải giết Dương Quý phi mới chịu đi tiếp, vì cho rằng Dương Quý phi là mầm mống sinh họa. Đường Minh Hoàng đành ban cho một dải lụa trắng để nàng treo cổ tự vẫn.
Nhà thơ đã cố ý dùng một ẩn dụ có tính chất ước lệ là nga mi (mày ngài)
tượng trưng cho sắc đẹp của phụ nữ để chỉ Dương Quý Phi trong cảnh chết lúc ấy. Và lần thứ hai sau đó, nhà thơ lại sử dụng từ nga mi theo nghĩa tên một đỉnh núi ở Tứ Xuyên – cũng chính là nơi nhà vua đang tị nạn:
Nga Mi sơn hạ thiểu nhân hành
(Dưới núi Nga Mi người đi thưa thớt)
Ý tượng thứ hai này đã hô ứng với ý tượng thứ nhất để làm rõ thêm tình cảm bi thảm của vị hồng đế và trí tưởng tượng của người sống đang bị người chết ám ảnh.
2.2.2.2. Ẩn dụ theo quy ước
Những ngơn từ, hình ảnh khơng phải tả thật nhưng khi được quy ước và đi vào trong thơ đã tạo thành những ngơn từ, hình ảnh mang nghĩa hàm ẩn. Đây là những hình ảnh phổ biến ở đời thường và được quy ước để mang một nghĩa khác ở trong đời thường cũng như trong văn chương nghệ thuật. Nhờ sự tương đồng giữa những hình ảnh, sự vật gần giống nhau nên đã được quy ước cho một nghĩa nhất
35
định được mọi người ngầm thừa nhận. Ta có thể hiểu đây là kiểu ẩn dụ theo quy ước. Xin dẫn bài thơ Y hồ (Hồ y) của Vương Duy để làm rõ hơn:
Phiên âm:
Xuy tiêu lâm cực phố, Nhật mộ tống phu quân. Hồ thượng nhất hồi thủ, Thanh sơn quyển bạch vân.
Dịch thơ:
Chiều tối tiễn phu quân, Sáo vang ra tận bến. Giữa hồ chợt ngoảnh đầu, Núi cuộn mây lưu luyến
(Nguyễn Khắc Phi dịch)
Bài thơ miêu tả quang cảnh một người phụ nữ đến tận hồ để tiễn chồng đi xa. Khi người đàn ông lên thuyền ra xa, người phụ nữ vẫn còn đứng lại trên bờ. Câu thơ Giữa hồ chợt ngoảnh đầu miêu tả người chồng đến giữa hồ còn quay đầu lại nhìn lại người vợ, hoặc có thể hiểu theo một nghĩa khác là người phụ nữ, người vợ đang nấn ná lại trên bờ cũng đang nhìn theo hình bóng người chồng. Câu thơ thứ hai Núi cuộn mây lưu luyến phản ánh hình ảnh núi xanh, mây trắng in dưới mặt
nước hồ. Hiểu theo nghĩa ẩn dụ thơng thường thì hình ảnh núi xanh bao giờ cũng
được quy ước ám chỉ người phụ nữ. Trong khi đó, hình ảnh mây trắng lại được quy ước ám chỉ người đàn ông. Tuy nhiên, theo hệ thống tưởng tượng của người Trung Quốc, núi thuộc dương, mây thuộc âm. Theo đó hình ảnh núi trong câu thơ lại ám
36
chỉ người đàn ơng và hình ảnh mây lại ám chỉ người phụ nữ. Động từ quyển (cuốn, bao quanh) ở chính giữa câu thơ gợi lên những cử chỉ yêu đương, thân mật giữa
núi và mây, cũng tức là giữa người đàn ông và người phụ nữ.
Một dẫn chứng khác trong bài Tương Dương ca của Lý Bạch: Phiên âm:
Tương Dương vân vũ kim hà tại Giang thủy đông lưu viên dạ tề
Dịch thơ:
Sở Tương Vương/ mây mưa nay đâu rồi? Nước sông chảy về đông/ tiếng vượn kêu đêm
(Nguyễn Khắc Phi dịch) Sở Tương Vương đến núi Vu sơn du ngoạn, tối ngủ lại mơ thấy có một giai nhân cùng mình ân ái. Khi hỏi thì giai nhân trả lời rằng mình là thần nữ ở núi Vu Sơn có nhiệm vụ buổi sớm làm mây, buổi chiều làm mưa ở Dương Đài. Như vậy, câu thơ thứ nhất đã gợi lên truyền thuyết tình ái của Sở Tương Vương. Câu thơ thứ hai lại xác định địa điểm gặp gỡ của họ là ở hẻm núi trên sông Dương Tử. Như vậy, sự liên kết giữa các hình ảnh: Vu Sơn → mây mưa → tiếng gào thét → tiếng kêu của vượn vừa gợi lên thuyết tình ái của Sở Tương Vương lại vừa gợi lên một loạt các hoạt động giao phối của vũ trụ và đem lại cho câu thơ cả một sức mạnh gợi hình gợi cảm.
Một dẫn chứng khác trong bài Khiển hoài của Đỗ Mục: Phiên âm:
37
Sở yêu trường đoạn chưởng trung khinh, Thập niên nhất giác Dương Châu mộng, Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.
Dịch nghĩa:
Linh hồn chìm đắm ở chốn giang hồ mang rượu đi du ngoạn Lưng Sở ruột đứt nhẹ tênh trong lòng bàn tay
Mười năm chợt tỉnh một giấc mộng ở Dương Châu Lại được mang lấy tiếng bạc tình nơi chốn thanh lâu.
(Nguyễn Khắc Phi dịch) Bài thơ được cấu tạo bằng một loạt hình ảnh ẩn dụ và những lời nói bóng gió để gợi lại cuộc sống phóng đãng đã trải qua ở Dương Châu của tác giả. Lạc phách giang hồ ám chỉ một cuộc đời nhàn rỗi, phiêu bạt; lưng Sở ngụ ý chỉ đàn bà
nước Sở (vì đàn bà nước Sở nổi tiếng vì có vịng lưng nhỏ); ruột đứt lại ám chỉ sự tan nát, phiền não; nhẹ tênh trong lòng bàn tay ám chỉ Triệu Phi Yến – sủng cơ của Hán Thành Đế Lưu Ngao – theo thuyết, bà là một người có thân hình nhẹ tới mức có thể múa trên một đĩa ngọc do một người đàn ông giữ. Sự liên kết giữa các hình ảnh: linh hồn chìm đắm chốn giang hồ - rượu – thân hình nhẹ tênh – lưng eo – ruột đứt khiến bài thơ có thể được hiểu như sau: “Mải phiêu bạt và say mê rượu chè, tôi
đã sống một cuộc đời nhàn tản ở Dương Châu và đã siết chặt không biết bao nhiêu vòng eo của các thiếu nữ, họ đã đau khổ vì tơi rất nhiều”.
Một dẫn chứng khác trong bài Giang lâu của Đỗ Mục: Phiên âm:
38
Đăng lâu dĩ bán huân Thùy kinh nhất hàng nhạn Xung đoạn quá giang vân.
Dịch nghĩa:
Ngồi một mình uống rượu xuân thơm nồng Bước lên lầu cũng nửa tỉnh nửa say
Ai làm kinh hãi đàn chim nhạn
(Bay) chắn ngang đám mây đang lướt qua sông. (Bản dịch của Nguyễn Khắc Phi)
Bài thơ trên được viết khi Đỗ Mục đã ngà ngà say và bước lên một ngơi lầu cao có thể nhìn xuống sơng Hồng Hà. Trong lúc ngắm cảnh trên sơng, bất chợt có một đàn nhạn bay qua làm ơng giật mình sửng sốt và tỉnh cơn rượu say. Hình ảnh
mây trên sông gợi đến sự lang thang, kiếp sống lưu lạc nay đây mai đó khơng cố
định. Hình ảnh đàn nhạn bay lại gợi về sự chia ly, sự tha hương muốn trở về lại
quê cũ. Qua những câu thơ này, nhà thơ đã sử dụng những ẩn dụ có tính quy ước để biểu hiện cuộc sống xa q và lịng nhớ q hay chính những hình ảnh xuất phát từ thực tại đó đã được quy ước cho cái nghĩa hàm ẩn và đưa nhà thơ về với cuộc sống hiện thực đáng buồn này.
Cuối cùng, xin dẫn chứng bài thơ Cung oán của Vương Xương Linh: Phiên âm:
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
39
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Dịch thơ:
Thiếu phụ phòng khuê chửa biết sầu, Ngày xuân trang điểm bước lên lầu. Đầu đường bỗng thấy màu dương liễu, Hối giục chồng đi kiếm tước hầu.
(Nguyễn Khắc Phi dịch)
Bài thơ tả cảnh một người phụ nữ có chồng đi biên cương kiến công lập nghiệp. Và người phụ nữ ở nhà vẫn làm cộng việc như bao người phụ nữ khác là trang điểm. Nhưng một hôm, người thiếu phụ trong một ngày xuân khi nhìn thấy màu sắc của hàng dương liễu thì bất chợt hối hận vì đã để cho chồng đi xa để kiếm tước hầu. Người Trung Quốc xưa có một phong tục: Lúc chia tay, người ở lại sẽ bẻ một cành dương liễu tặng cho người ra đi để biểu thị sự lưu luyến. Bởi vậy trong thơ cổ Trung Quốc, hình ảnh cành dương liễu biểu tượng cho sự biệt ly. Như vậy, chính những cây dương liễu được quy ước tượng trưng cho tình yêu và cũng tượng trưng cho sự ly biệt đã khơi dậy ước mong giấu kín tận đáy lịng của người thiếu phụ. Gợi sự bừng tỉnh trong nhận thức: hối hận vì đã để chồng đi tịng qn để tìm kiếm phong hầu trong khi nàng (người vợ) còn đang tuổi xuân phải chịu cảnh ly biệt.
Như vây, dựa vào những dẫn chứng trên, ta nhận thấy ẩn dụ trong thơ Đường có tính quy ước và ý tượng. Những hình ảnh, ngơn từ thơng thường khi đi vào trong thơ ca đã tạo nên những hàm nghĩa mới dựa trên sự liên tưởng và kế cận. Chúng không khiến cho các câu thơ trở thành sáo ngữ mà ngược lại đã tạo nên một
40
thứ ngôn ngữ được tổ chức thành cấu trúc. Cấu trúc đó cho phép nhà thơ khơng cần dùng ngơn từ bình luận mà kết hợp được ý thức chủ quan và những yếu tố của thế giới khách quan với một sự tiết kiệm về mặt chữ một cách tối đa.
2.2.3. Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy rằng những nhà thơ Trung Quốc đã lợi dụng những hình ảnh tượng trưng để tạo nên những ngôn ngữ của ẩn dụ. Những hình ảnh đó đã kết tinh trí tưởng tượng và mơ ước của một dân tộc trong suốt nhiều thế kỉ. Khi phú cho các sự vật một nội dung ý nghĩa nhân loại thì những hình ảnh đó đã tạo nên một mặt, một mối tương quan khác giữa các kí hiệu với các sự vật và mặt khác, những mối liên hệ mật thiết giữa bản thân các kí hiệu và các mối liên hệ tự nhiên thống nhất các sự vật lại với nhau. Những hình ảnh ẩn dụ, do tái hiện các sự vật của tự nhiên nên giàu tiềm năng hốn dụ hơn những kí hiệu thơng thường và sự tiết kiệm chữ mà chúng bao hàm. Mỗi hình ảnh là một chỉnh thể tự do và bằng rất nhiều lực hợp thành để lan tỏa nội dung, ý nghĩa ra bốn phía. Tồn bộ những hình ảnh cùng với những mối liên hệ hữu cơ tất yếu giữa chúng đã dệt nên một cấu trúc mà ở đó những trói buộc về cú pháp bị rút tới mức tối thiểu.
Xin dẫn chứng về phong cách thơ của Lý Hạ. “Thi Quỷ” Lý Hạ là một người từ nhỏ đã thông minh đĩnh ngộ nhưng lại mất rất sớm (hai mươi bảy tuổi). Người ta nhận thấy rằng, qua một lối viết có phong cách thần chú và đầy rẫy những hình
ảnh kì dị, ơng đã biểu hiện những ảo tượng mà chưa nhà thơ Trung Hoa nào trước đó có. Để trình bày cách nhìn vũ trụ riêng của mình, Lý Hạ đã sáng tạo riêng cho
mình cả một kho ngụ ngôn động vật vô cùng phong phú: rồng đủ loại, cú trăm tuổi,
thằn lằn khổng lồ đuôi trang sức lịe loẹt, chó sói chết run rẩy trong giá rét, rắn chín đầu vồ xé linh hồn người ... Để làm nổi bật lên những mối tương quan bí mật
giữa các sự vật, ông đã kết hợp những hình ảnh có tính chất khác nhau: thuộc thị giác và thính giác, có sinh mệnh và khơng có sinh mệnh, cụ thể và trừu tượng ... Ví
41
dụ như, ơng nói kiếm biết kêu, hoa nhỏ lệ bằng máu, gió có mắt cười, màu đỏ lâu
ngày say rượu, những cái cánh của khói, những cái chân của sương, ... Trong cái
vũ trụ mà sự màu nhiệm trộn lẫn với những yếu tố rùng rợn và đầy kì hình quái trạng ấy, nhà thơ sắp đặt lễ nghi bằng máu để tạo nên sự giao cảm với thần linh. Một hình ảnh ln lặp đi lặp lại trong thơ Lý Hạ là hình ảnh thanh kiếm. Nhà thơ sử dụng nó khơng phải vì tinh thần hiệp sĩ mà là để thăm dị tất cả sự bí mật của những huyền thoại gắn với những hình ảnh thanh kiếm ấy. Ơng chế nhạo những kẻ “có thể cầm kiếm hướng về người khác nhưng không biết cầm kiếm để soi vào
mình”. Dưới ngịi bút của Lý Hạ, hình ảnh thanh kiếm mang nhiều ý nghĩa: tượng
trưng cho sinh thực khí của nam giới (theo thuyết của Đạo giáo) và tượng trưng cho cái chết (theo thuyết của Đạo giáo, kiếm thay thế cho cơ thể bất động của người chết để lại). Đồng thời, kiếm còn tượng trưng cho sự thách đố đối với trật tự siêu nhiên (giết rồng) và tượng trưng cho sự biến hóa (bản thân kiếm có thể hóa thành rồng).
Một dẫn chứng khác về thơ của Lý Hạ:
Lý Bằng không hầu dẫn
Ngô ty Thục đồng trương cao thu, Không sơn ngưng vân đồi bất lưu. Giang Nga đề trúc, Tố Nữ sầu, Lý Bằng trung quốc đàn không hầu. Cơn Sơn ngọc tối, phụng hồng khiếu, Phù dung khấp lộ, hương lan tiếu. Thập nhị môn tiền dung lãnh quang, Nhị thập tam ty động Tử Hoàng. Nữ Oa luyện thạch bổ thiên xứ, Thạch phá thiên kinh đậu thu vũ.
42
Mộng nhập thần sơn giáo Thần Ẩu, Lão ngư khiêu ba sấu giao vũ. Ngô Chất bất miên ỷ quế thụ, Lộ cước tà phi thấp hàn thố. Dịch thơ:
Bài dẫn về đàn Không hầu
Tơ đất Ngơ, ngơ đồng đất Thục/ cao vịi vọi,
Trời hư không, mây ngưng đọng/ rủ xuống và đứng lặng. Nữ thần sơng gào khóc bên gốc tre/ tố nữ sầu.
Lý Bằng ở Trung Quốc/ chơi đàn Không hầu, Ngọc Cơn Sơn vỡ/ phượng hồng kêu,
Phù dung khóc sương/ lan thơm cười.
Mười hai hàng hiên phía trước/ ánh sáng lạnh chảy tan, Hai mươi ba dây đàn/ làm cảm động Tử Hoàng.
Nơi Nữ Oa luyện đá/ vá trời xanh, Đá nát trời nứt/ gây nên mưa thu.
Mộng vào núi thần/ khai tâm cho bà cốt, Cá già vượt sóng/ giao long gầy nhảy múa. Ngô Chất không ngủ/ dựa cây quế,
Sương bay chênh chếch/ làm ướt chú thỏ lạnh cóng. (Nguyễn Khắc Phi dịch)
43
Đề tài của bài thơ là sự diễn tấu của một nhạc sư Lý Bằng trên một nhạc cụ là Không hầu.Lý Bằng là âm nhạc gia trứ danh thời Trung Đường, có tài gảy đàn Khơng hầu. Bài thơ bắt đầu bằng thành ngữ tơ và ngô đồng (ti, đồng), phái sinh từ
tơ và tre (ti, trúc), đây là những hình ảnh ẩn dụ để chỉ các nhạc cụ. Từ những hình
ảnh tiêu biểu cho những yếu tố của thiên nhiên, câu thơ liên hệ tới hình ảnh mùa thu và bầu trời hư không. Trên bầu trời hư không ấy, ở đó mây ngưng đọng, chỉ có