74 216 72
Ghi chú: Sai số chuẩn (Standard error) được ghi chú trong dấu ngoặc đơn, */**/*** chỉ mức ý nghĩa 10%/5%/1%. Mô hình được tính tốn dựa trên phần mềm hỗ trợ Matlab. Kết quả chi tiết của mơ hình (1) và mơ hình (2) lần lượt được trình bày trong phần Phụ lục A.1 và Phụ lục A.2.
Theo đó, kết quả hai mơ hình (1) và (2) như sau: Về kiểm định sự tồn tại của ngưỡng lạm phát:
Bằng việc áp dụng phương pháp bootstrap như đã nêu ở phần trên để kiểm định giả thiết tồn tại ngưỡng lạm phát, kết quả của hai mơ hình đều cho thấy giả thuyết khơng tồn tại ngưỡng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%.
Giá trị ngưỡng lạm phát ước tính ở hai mơ hình là 11.97% với khoảng tin cậy là [9.34%, 30.09%]. Theo đó, cấu trúc khoảng tin cậy của ngưỡng lạm phát xác định trong mơ hình (1) được thể hiện như trong đồ thị 4.1 và cấu trúc khoảng tin cậy của ngưỡng lạm phát xác định trong mơ hình (2) được thể hiện như trong đồ thị 4.2.
Đồ thị 4.2: Cấu trúc khoảng tin cậy trong mơ hình (2) Quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng:
Theo kết quả tại mơ hình (1), lạm phát dưới ngưỡng hay trên ngưỡng 11.98% đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng do ước lượng hệ số và đều cho ra kết quả âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, độ lớn của hệ số hồi quy lớn hơn rất nhiều lần so với ( = -0.2980; = -2.992) . Điều này ngụ ý rằng, khi lạm phát dưới ngưỡng, nó vẫn có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác động kìm hãm tăng trưởng kinh tế của nó nhỏ hơn rất nhiều lần so với mức lạm phát vượt ngưỡng. Kết quả nghiên cứu này tương đối khác với các kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng lạm phát dưới ngưỡng có
quan hệ ngược chiều hoặc khơng xác định quan hệ tương quan với tăng trưởng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn có ý nghĩa khi xác định quan hệ lạm phát và tăng trưởng không đơn thuần là quan hệ tuyến tính và tác động của lạm phát đối với tăng trưởng ở từng chế độ thì khác nhau. Theo đó, lạm phát cao ở mức vượt ngưỡng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế hơn là lạm phát dưới ngưỡng. Trong khi đó, kết quả ước lượng tại mơ hình (2) lại chỉ ra rằng: lạm phát vượt ngưỡng 11.98% có tác động tiêu cực ( = -2.943) đến tăng trưởng tại mức ý nghĩa 1% trong khi tác động thúc đẩy tăng trưởng ( = 0.431) của lạm phát dưới ngưỡng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Theo đó, việc xác định mức ngưỡng lạm phát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ tại một nước.
Các giá trị ước tính của các hệ số hồi quy của các nhân tố còn lại đều phù hợp với các lý thuyêt kinh tế nền và hầu hết đều có ý nghĩa thống kê. Theo đó:
(i) Hệ số hồi quy của biến thu nhập ban đầu (initial) là âm, hàm ý giả thuyết hội tụ có điều kiện được chứng minh.
(ii) Hệ số hồi quy của biến đầu tư (igdp)có dấu dương phản ánh mối quan hệ cùng chiều của vốn tích lũy và tăng trưởng.
(iii) Tương tự, hệ số hồi quy của biến tăng trưởng dân số (pop) là âm.
(iv) Hệ số hồi quy của biến thay đổi tỷ lệ mậu dịch (dtot, sdtot) phản ánh mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng.
(v) Sau cùng, hệ số hồi quy của biến độ mở cửa thương mại (open, sdopen) là dương cho thấy mở cửa thương mại ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng.Điều này phù hợp với cả hai phương pháp tiếp cận: tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Thật vậy, theo những nghiên cứu trước đây, tác động tích cực của thương mại lên tăng trưởng được giải thích bởi lợi thế so sánh, có thể là trong các nguồn
cấp vốn hoặc sự khác biệt trong công nghệ. Quay trở về lý thuyết tăng trưởng nội sinh, nó khẳng định rằng mở cửa thương mại ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng thơng qua việc khuếch tán quy mô của nền kinh tế và công nghệ giữa các nước.
4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Mức ngưỡng được tìm thấy bằng mơ hình mở rộng của Hansen(1999) trong bài viết này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây cho các nước đang phát triển – mức ngưỡng lạm phát được xác định trong khoảng 10-20%. Cụ thể, theo nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001), mức ngưỡng lạm phát ở các nước đang phát triển là từ 11-12%/năm. Theo nghiên cứu của Li (2006), mức ngưỡng lạm phát ở các nước đang phát triển là 14% và 38%. Theo nghiên cứu của Drukker(2005) mức ngưỡng là 19,2%. Theo nghiên cứu của Alexander Bick (2010), mức ngưỡng của các nước đang phát triển là 12,03%.
Ngoài ra, mức ngưỡng tại các nước đang phát triển cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển, 2- 6%. Sự khác biệt của mức chịu đựng lạm phát giữa các nhóm quốc gia này có thể được giải thích bởi những yếu tố sau đây:
(i) Hệ thống chỉ số hoá được mở rộng:
Điều này có nghĩa ở các nước đang triển, do trải qua nhiều thời kỳ lạm phát kéo dài nên việc điều chính giá dần dần (không đáng kể) làm tăng lạm phát nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng.
(ii) Hiệu ứng Balassa-Samuelson:
Khả năng chịu đựng lạm phát gia tăng nếu mức lạm phát cao có liên quan đến sự hội tụ theo quy trình và hiệu ứng Balassa-Samuelson. Theo đó, khoảng cách giữa Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người được lấp đầy vào năm nào thì khoảng cách giữa mức giá cũng được lấp đầy vào chính năm đó. Như vậy, với tỷ lệ
lạm phát có liên quan hiệu ứng Balassa-Samuelson, lạm phát cao có xu hướng ít gây hại đến tăng trưởng hơn.
(iii) Chính sách tỷ giá hối đối:
Chính sách tỷ giá hối đối như phá giá đồng tiền có thể được sử dụng để cải thiện khả năng cạnh tranh của đất nước và do đó thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó, lạm phát cao có tác động tích cực đến tăng trưởng hơn.
(iv) Tỷ lệ lạm phát ở các nước đang phát triển thường cao hơn so với những nước phát triển.
Ước lượng hệ số tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát tại hai mơ hình cho thấy khi lạm phát vượt ngưỡng, nó nhanh chóng có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, khi lạm phát ở dưới mức ngưỡng đã xác định, quan hệ của lạm phát và tăng trưởng kinh tế là không thể xác định hoặc là có quan hệ tương quan âm ở mức độ nhẹ. Kết quả này tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Drukker(2005), Prasad và cộng sự (2010), Villavicencio và Mignon (2011).
Ngoài ra, các ước lượng hệ số tương quan giữa các biến kiểm soát và tăng trưởng kinh tế tại 02 mơ hình đều cho kết quả tương đối như nhau và phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây.
Cụ thể, hệ số tương quan giữa thu nhập ban đầu và tăng trưởng kinh tế là âm phù hợp với giả thuyết hội tụ được đưa ra trong các mơ hình kinh tế trước đây. Theo đó, tồn tại một trạng thái cân bằng động duy nhất và cho dù các nền kinh tế bắt đầu với sản lượng bình quân đầu người bao nhiêu thì cũng sẽ hội tụ về điểm cân bằng đó. Như vậy, các nước có sản lượng bình qn đầu người thấp hơn có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng động.
Song song đó, hệ số tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng mang dấu dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều của vốn và tăng trưởng. Kết quả này hồn tồn phù hợp với các mơ hình tăng trưởng đã đề cập trong lý thuyết chung về tăng trưởng ở phía trên cũng như tại các nghiên cứu thực nghiệm. Theo đó, đầu tư chiếm một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thực nghiệm gần đây, vai trị đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của yếu tố đầu tư tư nhân và đầu tư tư nhân thì khác nhau. Đầu tư công vào hạ tầng làm tăng lợi nhuận biên của vốn tư nhân và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Khan và Kumar (1997), tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế khác nhau rõ rệt, trong đó, đầu tư tư nhân hiệu quả hơn đầu tư công. Mặt khác, Knight et al (1993) và Nelson và Singh (1994) nghiên cứu dữ liệu các quốc gia trong giai đoạn 1980-1990 kết luận rằng đầu tư công vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tác động mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Easterly và Rebelo (1993) cho thấy rằng đầu tư công vào giao thơng và thơng tin thì có quan hệ tương quan dướng với tăng trưởng trong khi đầu tư vào các doanh nghiệp quốc doanh lại có tác động âm đến tăng trưởng.
Cuối cùng, hệ số thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tương quan dương cũng phù hợp với các lý thuyết nền. Theo Barro (1996), sự biến động của hệ số thương mại có ảnh hưởng quan trọng đối với các nước đang phát triển do các nước này chỉ thường xuất khẩu một số lượng nhỏ các sản phẩm sơ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong hệ số thương mại.
Tổng hợp các kết quả ước lượng trên cho thấy một chính sách kinh tế vĩ mơ gắn liền với lạm phát mục tiêu thì phù hợp hơn với chính sách tập trung kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Theo đó, khi lạm phát ở mức thấp hơn ngưỡng ước tính, Chính phủ có thể chuyển mục tiêu tập trung kiềm chế lạm phát sang các mục tiêu khác mà không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như mở rộng chính
sách tiền tệ để khuyến khích đầu tư tư nhân, tăng đầu tư chính phủ trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng... nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giảm thất nghiệp cho người dân.
CHƯƠNG 5 - LIÊN HỆ VIỆT NAM
Chương này mở đầu bằng việc áp dụng mơ hình ngưỡng mở rộng của Hansen (1999) lên mẫu dữ liệu Việt Nam giai đoạn 1993-2012. Tiếp theo đó, bài viết sơ lược tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993- 2013 và dự báo năm 2014-2015. Từ đó, bài viết thảo luận các kết quả nghiên cứu đạt được.
5.1.Áp dụng mơ hình ngưỡng lạm phát tại Việt Nam
Áp dụng mơ hình ngưỡng mở rộng của Hansen (1999) được giới thiệu trong bài nghiên cứu của Bick (2010) cho mẫu dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012 với mơ hình áp dụng là:
Trong đó, các biến trong mơ hình được xác định như sau:
- Biến phụ thuộc (dgdp) là tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người.
- Các biến lạm phát có vai trị như nhân tố hồi qui phụ thuộc vào chế độ và biến ngưỡng và là một biến đổi bán-logarit của lạm phát với it = it-l, nếu
it<1 và it= ln it, nếu it ≥ 1.
- wit bao hàm các biến kiểm soát :(i) Thu nhập ban đầu (initial); (ii) Tổng đầu tư trong nước ( igdp); (iii) Tăng trưởng dân số hàng năm ( pop); (iv) Thay đổi tỷ lệ mậu dịch (dtot); (v) Mở cửa thương mại (open).
Tương tự như phần trên, sử dụng hai mơ hình:
(i) Mơ hình (3): biến kiểm sốt (wit) khơng bao gồm biến độ mở cửa thương mại (open) và độ lệch chuẩn độ mở cửa thương mại (sdopen)
(ii) Mơ hình (4): biến kiểm sốt (wit) bao gồm biến độ mở cửa thương mại (open) và độ lệch chuẩn độ mở cửa thương mại (sdopen)
Bảng 5.2: Kết quả kiểm định ngưỡng ở Việt Nam
(3) (4)
Test for the number of thresholds : p-value
H0: No threshold (K=0) 0.000 0.000
Threshold estimates and confidence interval 7.76% 5.2%
95% confidence interval [0.23%, 14.40%] [4.12%, 5.68%] Cofficient estimates: Regime-dependent regressors Regime-independent regressors -0.253 (0.231) -3.438 (2.169) -1.229*** (0.392) -0.011 (0.019) -0.236** (0.100) -0.033 (0.042) initial 3.415*** (1.308) igdp -0.047 (0.108) dpop 0.227 (1.935) dtot -2.768 (1.919) -1.129*** (0.173) -0.0499 (0.0295) 0.285* (0.160) -0.126 (0.117) open 0.002 (0.008) Observations N 191 191
Ghi chú: Sai số chuẩn (Standard error) được ghi chú trong dấu ngoặc đơn, */**/*** chỉ mức ý nghĩa 10%/5%/1%. Mơ hình được tính tốn dựa trên phần mềm hỗ trợ Matlab. Kết quả chi tiết của mơ hình (3) và mơ hình (4) lần lượt được trình bày trong phần Phụ lục B.1 và Phụ lục B.2.
Kết quả thu được được thể hiện trong Bảng 5.2. Theo đó, kết quả hai mơ hình (3) và (4) như sau: - Về kiểm định sự tồn tại của ngưỡng lạm phát:
Kết quả thu được của hai mơ hình đều cho thấy giả thuyết không tồn tại ngưỡng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%.
Tuy nhiên, giá trị ngưỡng lạm phát ước tính ở hai mơ hình có sự khác biệt lớn. Cụ thể, mơ hình (3) ước tính giá trị ngưỡng là 7.76% với khoảng tin cậy là [0.23%, 14.40%]. Theo đó, cấu trúc khoảng tin cậy của ngưỡng lạm phát xác định trong mơ hình (3) được thể hiện như trong đồ thị 5.2 như sau:
Đồ thị 5.2: Cấu trúc khoảng tin cậy trong mơ hình (3)
Trong khi đó, mơ hình (4) ước tính giá trị ngưỡng là 5.2% với khoảng tin cậy là [4.12%, 5.68%]. Theo đó, cấu trúc khoảng tin cậy của ngưỡng lạm phát xác định trong mơ hình (4) được thể hiện như trong đồ thị 5.3 như sau:
Đồ thị 5.3: Cấu trúc khoảng tin cậy trong mơ hình (4)
- Quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng:
Theo kết quả tại mơ hình (3), lạm phát vượt ngưỡng 7.76% có tác động tiêu cực ( = -1.229) đến tăng trưởng tại mức ý nghĩa 1% trong khi tác động của lạm phát dưới ngưỡng là không xác định được. Kết quả hồi quy này tương đối phù hợp với kết quả thu được khi áp dụng mơ hình ngưỡng đối với mẫu các quốc gia đang triển như trên.
Trong khi đó, kết quả hồi quy hệ số dốc tại mơ hình (4) khơng có ý nghĩa thống kê. Do đó, khơng xác định được mối quan hệ của lạm phát và tăng trưởng khi lạm phát dưới ngưỡng và trên ngưỡng.
- Ước tính giá trị các của các hệ số hồi quy của các nhân tố còn lại như sau: + Hệ số hồi quy của biến thu nhập ban đầu (initial) ở mơ hình (4) là âm và có ý nghĩa thống kê trong khi hệ số hồi quy của biến thu nhập ban đầu (initial) ở mơ hình (3) là dương có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy lý thuyết hội tụ bị vi phạm trong mơ hình (3).
+ Hệ số hồi quy của biến tăng trưởng dân số (pop) là dương và có ý nghĩa ở mức 10%, có khác biệt so với kết quả trong bài nghiên cứu của Bick (2010).
25 20 15 10 5 0 -5 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12 CPI GDP
5.2.Tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh ở Việt Nam giai đoạn
1993-2013 và dự báo năm 2014 -2015:
5.2.1. Tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh ở Việt Nam giai đoạn 1993-2013:
Đồ thị 5.1: Chỉ số lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 1993-2013 Bảng 5.1: Thống kê dữ liệu lạm phát và tăng trưởng kinh
tế Việt Nam giai đoạn 1993-2013
CPI GDP Mean 7.743010 5.500614 Median 7.266198 5.364694 Maximum 23.11632 7.758815 Minimum -1.710337 3.213679 Std. Dev. 5.775029 1.189430 Observations 21 21
Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn đầu những năm 90 giảm tương đối mạnh so với thời kì trước đó - chỉ cịn ở khoảng 14.4% (1995). Đây là kết quả của chính sách thắt chặt tiền trệ của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 1997, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tăng trưởng kinh tế Việt Nam suy giảm song hành với hiện tượng giảm phát trong những năm 2000-2001 (2000 - GDP: 5.36%, CPI : -1.71%; 2001: GDP: 4.85%, CPI: -0,43%). Song song đó, dưới tác động của chế độ tỷ giá cố định, đồng nội tệ bị đánh giá quá cao đã dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại trầm trọng và cũng làm mất đi cơ hội thu hút dòng FDI. Cho đến năm 1997, khi chế độ tỷ giá được điều chỉnh, thâm hụt thương mại đã giảm mạnh liên tục trong 4 năm và chỉ còn 1% vào năm 2000.
Trước tình hình suy giảm kinh tế kéo dài, Chính phủ áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế thơng qua nới lỏng tín dụng và tăng cường chi tiêu và đầu tư công được thực hiện. Kết quả là, tăng trưởng GDP liên tục tăng trong các năm, từ mức 3.21% (1999) đến mức 5.97% (2007). Tuy nhiên việc duy trì chính sách kích thích nền kinh tế liên tục này đồng thời cũng tích tụ những mầm mống gây ra lạm