PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NAM CĂN BẢN

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế trang phục 1 (Ngành Thiết kế thời trang – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 27 - 35)

1. Đặc điểm

1.1. Hình dáng

1.2. Cấu trúc

Hình 3.11. Cấu trúc áo sơ mi nam căn bản

Hình 3.10. Mặt trước và mặt sau áo sơ mi nam căn bản

Lá cổ × 2

Cầu vai × 2 Tay áo × 2

Thân trước × 2

Thân sau × 1 Bát tay × 4

Thép tay nhỏ × 2 Túi × 1

Thép tay lớn × 2 Chân cổ × 2

2. Phương pháp thiết kế

2.1. Cách tính vải

- Vải khổ 0,9 m: 2 DA + DT

- Vải khổ 1,4 m → 1,6 m: DA + DT

- Nếu vải hoa văn 1 chiều, vải sọc hoặc carô cần cộng thêm 0,1 → 0,2 m.

2.2. Ni mẫu (cm)

Bảng 3.2. Ni mẫu áo sơ mi nam căn bản

SIZE TÊN SỐ ĐO 37 38 39 40 41 DA 70 72 74 76 78 DT 57 58 59 60 61 BT 5 RV 45 46 47 48 49 XV 4 VC 37 38 39 40 41 VN 88 90 92 94 96

Nguồn: Tạp chí khoa học Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM số 15 2.3 Cách vẽ

Thiết kế thân trước, thân sau áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.12 và được mơ tả như sau:

2.3.1. Thân trước

a/ Cách xếp vải: Xếp 2 biên vải trùng nhau mặt trái quay ra ngồi, vẽ cổ phía tay phải, đường biên vải quay về phía người vẽ.

Từ biên đo vào 6 cm kẻ đường dựng nẹp. - AB: Dài áo = DA

- AC: Hạ ngực = VN/4 - AD: Hạ eo = DA/2 + 6 cm

- Từ biên kẻ 4 đường thẳng qua 4 điểm A, B, C, D vng góc vào trong. b/ Vẽ vịng cổ:

- AA1: Ngang cổ = VC/5 - AA2: Hạ cổ = VC/5 - 1 cm

- Đường vng góc từ A1 cắt đường vng góc từ A2 tại A3 - Nối A1A2 lấy A4 là điểm giữa

- Nối A3A4, chia làm 3 phần lấy A4A5 = 1/3 A3A4

- Vẽ vòng cổ từ A1 → A5 → A2, vẽ vòng cổ đối xứng qua đường dựng nẹp. c/ Vẽ vòng nách:

- AA6: Ngang vai = RV/2

- A6A7: Xuôi vai = XV + 1 cm, nối A1A7 được đường vai con - CC1: Ngang ngực = VN/4 + 3 cm cử động + 1,5 cm khuy nút - Từ A7 hạ đường vng góc cắt CC1 tại C2

- C2C3 = 3,5 cm

- Nối A7C3 lấy C4 là điểm giữa - Nối C1C4 lấy C5 là điểm giữa

- Nối C3C5 chia làm 3 phần lấy C5C6 = 1/3 C3C5

- Đánh cong vòng nách từ A7 → C4 → C6 → C1, đoạn A7 → C4 đánh cong lõm 0.5 cm tạo vng góc tại A7.

d/ Vẽ sườn, lai áo:

- DD1: Ngang eo = Ngang ngực - 1cm - BB1: Ngang lai = Ngang ngực + 0,5 cm - B1B2: Giảm sườn = 1,5 cm

- Vẽ đường sườn thân C1D1B2

- Vẽ lai áo: B2 đánh cong tiếp xúc tại trung điểm BB1 ra B.

2.3.2. Thân sau

a/ Cách xếp vải:

- Gấp đôi vải theo chiều dọc lấy đủ rộng bằng ngang lai thân trước + đường may - Kẻ đường giao khuy của thân trước cách đường dựng nẹp 1,5 cm

- Để thân trước lên phần vải vẽ thân sau sao cho đường giao khuy trùng lên đường vải xếp đôi

- Sang dấu các đường ngang của thân trước cho thân sau (ngang vai, ngang ngực, ngang eo, ngang lai)

- Sang dấu đường sườn của thân trước cho thân sau. b/ Vẽ vòng nách:

- AA8: Giảm cầu vai = 5 cm

- A8A9: Ngang cầu vai = RV/2 - 0,5 cm - A9A10: Gục nách = 1 cm

- Từ A10 đánh cong tiếp xúc trung điểm A8A9 - Từ A10 hạ đường vng góc cắt CC7 tại C8

- C8C9 = 1,5 cm

- Nối A10C9 lấy C10 là điểm giữa - Nối C7C10 lấy C11 là điểm giữa - Nối C11C9 lấy C11C12 = 1/3 C9C11 - Vẽ vòng nách A10 → C10 → C12 → C7.

c/ Vẽ lai áo: nên thống nhất

- B3B4 = 1 cm

- B5B6: Giảm sườn = 1,5 cm. - Vẽ lai áo: Nối B4B6

Hình 3.12. Thân trước và thân sau áo sơ mi nam căn bản

2.3.3. Vẽ cầu vai

Thiết kế cầu vai áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.13 và được mơ tả như sau:

- Gấp đôi vải theo canh ngang lấy đủ rộng cầu vai theo công thức: RV/2 + 1 cm + đường may

- AB (VXĐ): Dài cầu vai TB = 13 cm

- Từ 2 điểm A, B kẻ 2 đường vng góc vào trong - AA1: Ngang cổ = VC/5 + 1 cm

- AA2: Hạ cổ = VC/10 + 1,5 cm

- Đường vng góc từ A1 cắt đường vng góc từ A2 tại A3 - Lấy A2A4 = 1/3 A2A3

- Nối A1A4 lấy A5 là điểm giữa - Nối A3A5 lấy A5A6 = 1/3 A3A5

- Vẽ vòng cổ từ A1 → A6 → A4 → A2. - AA7: Ngang vai = RV/2 + 1 cm - A7A8: Xuôi vai = XV

- Nối A8A1 được đường vai con thân sau - BB1: Ngang cầu vai = RV/2 - 0,5 cm - B1A8: Đánh cong lõm 0,3 cm

- Kiểm tra đường BB1 = A8A10 (của thân sau).

Giải thích: Dài cầu vai 13 cm (trả cho thân sau 5 cm, còn 8 cm chồm vai cho

thân trước 4 cm).xem lại vì cịn đường may

Hình 3.13. Cầu vai áo sơ mi nam căn bản

2.3.4. Tay áo

Thiết kế tay áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.14 và được mô tả như sau:

- Gấp đôi vải theo chiều dọc lấy đủ rộng tay theo công thức: VN/4 + đường may - AB: Dài tay = DT - bát tay

- AC: Hạ nách tay = VN/10 + 3 cm

- Từ 3 điểm A, B, C kẻ 3 đường vng góc vào trong - AC1: Chéo nách tay = 1/2 vòng nách trên thân - Chia AC1 làm 3 phần bằng nhau có 2 điểm A1, A2

- Đánh cong vòng nách từ C1 → A2 → A sao cho giữa đoạn C1A2 cong lõm 0,5 cm, ngay tại A1 lồi lên 1,7 cm, đầu tay tiếp xúc khoảng 2,5 cm

- Sau khi gia đường may cắt hoàn chỉnh tay áo gấp lệch đường sống tay áo khoảng 1cm để giảm nách trước khoảng 0,8 cm.

Chú ý: Dùng thước dây kiểm tra vòng nách trên thân và vòng nách tay vòng

nách tay lớn hơn vòng nách trên thân 1 → 2 cm.

- BB1: Rộng cửa tay = VN/8 + 3,5 cm (trong đó xếp ply lớn bản 1,5 cm, ply nhỏ bản 1 cm)

- Nối C1 → B1 đánh cong lõm đoạn giữa 1cm có đường sườn tay - B1B2: Vị trí xẻ thép tay = 1/2 BB1 - 1 cm

- Từ B2 kẻ 1 đường thẳng xẻ thép tay = 10 → 11 cm

Hình 3.14. Tay áo sơ mi nam căn bản

2.3.5. Bát tay

Thiết kế bát tay áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.15 và được mô tả như sau:

- AB: Dài bát tay = (VN/8 + 1 cm) × 2 - AC: Bản bát tay = BT.

Hình 3.15. Bát tay áo sơ mi nam căn bản

2.3.6. Thép tay

Thiết kế thép tay áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.16 và được mơ tả như sau:

Hình 3.16. Thép tay áo sơ mi nam căn bản

2.3.7. Cổ áoBâu

 Cách 1: Vẽ lá cổ, chân cổ rời a/ Lá cổ:

Thiết kế lá cổ rời áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.17 và được mô tả như sau:

- Gấp đơi vải theo canh ngang. Kẻ hình chữ nhật ABCD - AB: Dài lá cổ = VC/2

- AC (VXĐ): Bản lá cổ trung bình = 5 cm - BB1 = 1,5 cm; DD1 = 1 cm; D1D2 = 2,5 cm.

Hình 3.17. Lá cổ rời áo sơ mi nam căn bản

Thiết kế chân cổ rời áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.17 và được mơ tả như sau:

- Gấp vải giống lá cổ

- AB: Dài chân cổ = 1/2 VC + 2,5 cm - AC: Bản chân cổ trung bình = 3,5 cm - BB1 = 2 cm.

Hình 3.18. Chân cổ rời áo sơ mi nam căn bản

 Cách 2: Vẽ lá cổ, chân cổ chồng

Thiết kế lá cổ, chân cổ chồng áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.19 và được mô tả như sau:

- Gấp đơi vải theo canh ngang. Kẻ hình chữ nhật ABCD - AB: Dài lá cổ = VC/2 - AC (VXĐ): Bản lá cổ TB = 5 cm - BB1 = 1,5 cm - DD1 = 1 cm - D1D2 = 2,5 cm - Nối ACB1D2 có lá cổ - AA1: Bản chân cổ TB = 3,5 cm - B1B2 = 3,5 cm - B2B3 = 1,5 cm

- Nối AA1B2B3B1 có chân cổ (B1B3 đánh cong lồi theo hình vẽ).

Hình 3.19. Lá cổ và chân cổ chồng áo sơ mi nam căn bản

1.3.8. Túi áo

Thiết kế túi áo sơ mi nam căn bản được minh họa bằng hình 3.20 và được mơ tả như sau:

- AB: Rộng miệng túi = VN/8 + 1 cm

- AC: Dài túi = Rộng miệng túi + 2 cm. Kẻ hình chữ nhật ABCD - AA1 = 0,5 cm, nối A1B làm miệng túi

- CC1 = DD1 = 1,5 cm. B2

Hình 3.20. Túi áo sơ mi nam căn bản

3. Cách gia đường may

3.1. May thường

- Cổ gia 0,5 cm.

- Vai con, ngang cầu vai, nách, sườn, lai, tay áo, chân cổ, lá cổ, bát tay gia 1 cm. - Miệng túi gia 6 cm, xung quanh gia 1 cm.

- Keo lá cổ, chân cổ, bát tay cắt sát.

3.2. May cuốn phía trước hay phía sau

- Sườn thân trước, nách, tay trước gia 0,5 cm. - Sườn thân sau, nách tay, tay sau gia 1,5 cm. - Các chi tiết còn lại giống may thường.

4. Một số điểm cần lưu ý về nguyên liệu, thiết kế, cắt

4.1. Ổn định độ co của vải trước khi thiết kế có 2 cách:

- Cho vải ngâm trong nước rồi đem phơi khô. - Ủi vải lần lượt hết bề mặt vải.

(Trong công ty sử dụng cách cắt vải mẫu đúng theo quy định cho qua máy test, test xong mang vải ra đo lại và tính phần trăm độ co vải và cộng trực tiếp vào rập).

4.2. Thiết kế

- Trường hợp áo bỏ trong quần Ngang mông = Ngang ngực - 0,5 → 1 cm, lấy số đo dài áo qua mông khoảng 10 cm để áo bỏ trong quần khi cử động mạnh áo khơng bị tuột ra ngồi.

- Thơng số dài cầu vai có thể thay đổi tùy sở thích, u cầu. Tuy nhiên khi thay đổi chiều dài cầu vai cần thay đổi cả thông số giảm cầu vai cho tương ứng. Ví dụ tăng chiều dài cầu vai 2 cm thì giảm thơng số giảm cầu vai trên thân sau cũng = 2 cm.

- Trường hợp thiết kế trên vải sọc cần canh sọc:( đâu sọc)

+ Các chi tiết đối xứng thì sọc 2 bên giống nhau: Thân trước, thân sau, tay. + Canh sọc cầu vai và tay áo đâu sọc

+ Canh sọc túi sao cho túi ốp lên thân phải trùng sọc trên thân.

4.3. Cắt

Trước khi cắt luôn phải kiểm tra độ ăn khớp giữa các đường lắp ráp và điều chỉnh nếu cần (kiểm tra theo đường thành phẩm):

- Sườn thân trước, sườn thân sau. - Vai con thân trước, vai con thân sau.

- Vòng nách tay, vòng nách thân. - Vòng cổ trên thân và dài keo chân cổ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế trang phục 1 (Ngành Thiết kế thời trang – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)