2.2 Tổng quan các nghiê nc ứu trước đây
2.2.2.2 FDI và hiệu ứng lan tỏa công nghệ
Tại sao các quốc gia cố gắng để thu hút đầu tư nước ngoài? Sự thật là hầu hết các quốc gia nhận nguồn vốn FDI, đều mong muốn nhận được những lợi ích đi kèm với chuyển giao nguồn vốn từ hiệu ứng lan tỏa do FDI tạo ra. Những lợi ích này chính là tiếp thu cơng nghệ hiện đại bao gồm cả sản phẩm, quy trình, cơng nghệ phân phối, cũng như kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực. Blomstrom, Jian-Ye Wang (1992) và Rodriguez-Glare (1996) cho rằng FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước sở tại thông qua chuyển giao công nghệ và hiệu ứng lan tỏa. Như vậy, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển một phần được giải thích bởi q trình bắt kịp trình độ cơng nghệ.
Ngồi ra, sự lan truyền cơng nghệ có thể chủn từ nơi này đến nơi khác thơng qua nhiều kênh và kênh quan trọng nhất là thông qua con đường cạnh tranh (Blomstrom và Wolff, 1994). Cụ thể là cơng ty trong nước hoạt động có
thể bị ràng buộc bởi sự cạnh tranh đối với cơng ty nước ngồi và làm cho mình hiệu quả hơn bằng cách đầu tư về quy mô, nguồn lực, hoặc nhập khẩu công
nghệ mới. Khi công ty nước ngoài đầu tư vào một quốc gia, quyết định của các nhà đầu tư trong nước sẽ bị ảnh hưởng. Một mặt, FDI có thể lấn át đầu tư trong nước nếu các cơng ty nước ngồi đầu tư tài trợ cho họ thơng qua vay ở nước sở tại, do đó làm tăng sự quan tâm của nước sở tại. Với tỷ lệ sự gia tăng đầu tư nước ngồi có thể dẫn đến sự gia tăng đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, cơng ty trong nước có thể cải thiện năng suất của họ như là một kết quả của việc chuyển giao qua lại giữa các mối liên kết với các chi nhánh của công ty đa quốc gia. Họ có thể bắt chước cơng nghệ của các công ty, hoặc thuê người lao động được đào tạo bởi các cơng ty này. Ngồi ra, các cơng ty đa quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong việc thâm nhập thị trường thế giới, chẳng hạn như kinh nghiệm và kiến thức về tiếp thị quốc tế, mạng lưới phân phối quốc tế, và quyền lực vận động hành lang ở đất nước họ. Nhờ đó, các cơng ty đa quốc gia có thể mở đường cho các công ty trong nước gia tăng nhập khẩu bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng, giao thơng vận tải... Ví dụ đơn giản nhất của một hiệu ứng lan tỏa là trường hợp một công ty trong nước cải thiện năng suất của nó bằng cách sao chép một số công nghệ được sử dụng bởi chi nhánh của các công ty đa quốc gia khi hoạt động tại thị trường nội địa. Nó xảy ra nếu sự xâm nhập của FDI dẫn đến cạnh tranh gay gắt hơn giữa các công ty trong nước và cơng ty nước ngồi, do đó cơng ty trong nước buộc phải sử dụng công nghệ hiện có và các nguồn lực hiệu quả hơn. Điều này phù hợp với khái niệm ngoại tác lan truyền cơng nghệ.
Luận văn tiếp tục tìm hiểu thêm một số nghiên cứu gần đây, tiêu biểu là bài nghiên cứu của Sadayuki Takii (2011) đã giải quyết câu hỏi liệu rằng tác động đến tăng trưởng kinh tế của dịng vốn FDI có khác nhau đối với nguồn gốc các nhà đầu tư khác nhau hay không. Mẫu nghiên cứu là các công ty sản xuất ở Indonesia trong thời kì 1990-2003. Tác giả sử dụng phân tích thống kê
mô tả và hồi quy với dữ liệu bảng. Đầu tiên, đối với phân tích thống kê mơ tả ơng tìm ra rằng các cơng ty đa quốc gia (Multinational corporation – MNCs) đến từ Nhật Bản chiếm tỉ trọng việc làm và giá trị gia tăng lớn trong ngành sản xuất lớn và trung bình ở Indonesia mà nhiều hơn sự kết hợp của các cơng ty đa quốc gia khác ngồi khu vực Châu Á. Điều này cho thấy sự có mặt của các công ty đa quốc gia bao gồm Nhật Bản đã đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong giai đoạn này. Thứ hai, đặc tính của các MNCs khu vực Đơng Á khác biệt so với các MNCs Nhật Bản và ngoài Châu Á về mức độ thâm dụng vốn và công nghệ. Năng suất lao động của các MNCs Đông Á thấp hơn các MNCs khác nhưng lại khá tương đồng với các công ty nội địa ở Indonesia. Bằng phương pháp hồi quy ước lượng biến phụ thuộc là năng suất lao động của các công ty nội địa, ông nhận thấy rằng hiệu ứng lan tỏa năng suất lao động của các MNCs Đông Á mạnh hơn các MNCs Nhật Bản và ngoài Châu Á, điều này cho thấy rằng khoảng cách về công nghệ lớn giữa các công ty trong nước và nước ngoài làm giảm cường độ của hiệu ứng lan tỏa công nghệ. Kết quả ủng hộ quan điểm rằng sự phù hợp của công nghệ là một yếu tố quyết định quan trọng của tác động lan tỏa năng suất. Hơn nữa, công nghệ và sản phẩm tương đồng thúc đẩy cạnh tranh cao hơn, mà có thể buộc doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thứ ba, các MNCs Nhật Bản truyền dẫn hiệu ứng lan tỏa năng suất tích cực đến các công ty nội địa trong khi hiệu ứng này khơng tìm thấy ở các MNCs ngồi Châu Á. Điều này cho thấy rằng các MNCs Nhật Bản đóng góp vào ngành sản xuất của Indonesia khơng chỉ về khía cạnh tăng trưởng việc làm và giá trị tăng thêm mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa năng suất đến các công ty nội địa. Cuối cùng, kết quả phân tích cho thấy tác động tích cực của các MNCs giảm sau cuộc khủng hoảng 1997. Điều này cho thấy hiệu ứng lan tỏa phụ thuộc vào chu kì của nền kinh tế.
Alfaro và Ozcan (2009) cũng đã thống nhất rằng FDI giúp nâng cao công nghệ của quốc gia nhận đầu tư, nâng cao tay nghề và kỹ năng của lao động. Gorg và Greenaway (2004) lại khẳng định rằng những doanh nghiệp nước ngồi và các cơng ty nước ngồi có tác động xấu lên những công ty nội địa, làm giảm năng lực sản xuất của các công ty nội địa.
Tiếp theo, chúng ta có thể nhắc tới “hiệu ứng lan tỏa tiền lương”. Tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể, khi các cơng ty nước ngồi trả lương cao hơn cho lao động trong nước làm tăng mức lương trung bình. Điều này gây ra hiệu ứng lan tỏa sang các cơng ty trong nước, đó là tác động tích cực. Nhưng nếu các cơng ty nước ngồi th được những nguồn lao động tốt nhất (do trả lương cao hơn) và chỉ để lại nguồn lao động có chất lượng thấp hơn cho các cơng ty trong nước thì đó lại là tiêu cực. Ngun nhân sâu xa chính là do mơi trường thể chế của quốc gia đó. Lipsey và Sjưholm (2005) đã nghiên cứu vì sao tác động của “hiệu ứng lan tỏa” có các kết quả khác nhau. Đối với các quốc gia có luật lao động hạn chế thì sẽ có tác động lan tỏa tiền lương tiêu cực. Đối với các quốc gia trong đó khu vực sở hữu trong nước quá nhỏ hoặc quá lạc hậu cũng sẽ bị nghiền nát bởi sự cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi.
2.2.2.3Khả năng hấp thụ dòng vốn FDI:
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy hiệu quả tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế khơng phải là tự động, nó phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định hay gọi là “khả năng hấp thụ” của nước sở tại (nguồn nhân lực, độ mở thương mại, thị trường tài chính, chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải,…). Điều đó góp phần lý giải tại sao tác động của dịng vốn FDI là hồn tồn khác nhau giữa các quốc gia có cùng mức độ phát triển, cùng lĩnh vực và cùng loại cơng ty. Chính xác là, nghiên cứu xác định rằng khả năng một quốc gia có
thể đạt được thuận lợi từ ảnh hưởng của FDI dựa vào một loạt các yếu tố sau đây:
Nguồn nhân lực: FDI góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia khi lực lượng lao động đạt được mức độ nhất định của tiêu chuẩn giáo dục. Borensztein
và Lee (1998) sử dụng dữ liệu của 69 nước đang phát triển lập luận rằng việc chuyển giao công nghệ và hiệu quả lan toả không xuất hiện tự động mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nước sở tại được quyết định chủ yếu bởi các điều kiện về nguồn nhân lực. De Mello (1999) cũng cho rằng vốn FDI có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế nơi chuyển giao công nghệ thông qua đào tạo lao động, mua lại kỹ năng, phương thức quản lý mới và sắp xếp tổ chức.
Athukorala và Menon (1995) cho thấy FDI tác động đến Malaysia về chuyển giao công nghệ và cải thiện kỹ năng của lực lượng lao động. Như vậy, FDI góp phần vào tăng trưởng kinh tế chỉ khi có một khả năng hấp thụ đầy đủ cơng nghệ tiên tiến có sẵn trong nền kinh tế cụ thể là sở hữu một lực lượng lao động có trình độ cao để khai thác tốt hiệu ứng lan tỏa của FDI.
Thị trường tài chính: thị trường tài chính nội địa phát triển tốt là một cơng cụ phân bổ hiệu quả các dịng tài chính nước ngồi (bao gồm cả FDI) góp phần cạnh tranh với các dự án đầu tư. Hermes và Lensink (2003) có viết sự phát triển hệ thống tài chính của nước sở tại là điều kiện tiên quyết quan trọng trong tác động của FDI và tăng trưởng (tập trung hầu hết ở Mỹ Latinh và Châu Á): Nó giúp phân bổ hiệu quả nguồn lực, cải thiện khả năng hấp thụ đối với dịng vốn FDI. FDI chỉ có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thơng qua hiệu ứng lan tỏa khi có một khả năng hấp thụ đầy đủ ở nước sở tại. Hiệu ứng lan tỏa công nghệ hiệu quả hơn khi nó hiện diện trong mơi trường hoạt động tốt, đảm bảo sự cạnh tranh, tăng cường trao đổi kiến thức giữa các cơng ty. Ơng cũng
xem xét trong bối cảnh các nước kém phát triển và thấy rằng FDI có tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ trong những điều kiện nhất định. Cụ thể là các nước phải cải cách hệ thống tài chính, phụ thuộc vào việc áp dụng thực hiện công nghệ mới, nâng cao năng suất vốn và nguồn lực.
Borensztein và Lee (1998) cũng tìm thấy rằng sự gia tăng FDI sẽ làm thúc đẩy tăng trưởng ở các nước kém phát triển khi các quốc gia này đã được cải thiện hệ thống tài chính trong nước. Do đó, các nước kém phát triển phải cải cách hệ thống tài chính trong nước trước khi tự do hóa tài khoản vốn để cho phép dòng vốn FDI mở rộng.
Độ mở thương mại: cũng đóng vai trị như một nhân tố cần thiết cho
mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuất nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tiên phong của Romer (1986) và Lucas
(1988) cũng đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho đề xuất sự gia tăng trong
hoạt động xuất nhập khẩu có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.
Balasubramanyam và Sapsford (1996) cho rằng các bằng chứng về tác
động tích cực của FDI là mạnh nhất khi các nước kém phát triển đang theo đuổi chính sách khuyến khích xuất khẩu. Cuadros và Alguacil (2004) cũng nghiên cứu tác động của tự do hóa ở Mexico, Brazil và Argentina trong giai đoạn 1970 – 2000 có lập luận rằng xuất khẩu là một trong những kênh chính mà qua đó q trình tự do hóa có thể ảnh hưởng đến mức sản lượng và cuối cùng là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách gia tăng phạm vi quy mô và hiệu ứng lan tỏa.
Bài nghiên cứu của Azman-Saini, Ahmad Zubaidi Baharumshah, Siong Hook Law (2010) xem xét vai trò của tự do kinh tế trong mối quan hệ giữa FDI
và tăng trưởng. Biến tự do kinh tế được lấy từ Heritage Foundation. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy GMM với dữ liệu bảng gồm 85 quốc gia đang phát triển từ 1975-2004. Ông nhận thấy rằng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng phụ thuộc vào mức độ của tự do kinh tế. Đối với các quốc gia đạt đến mức độ tự do kinh tế nhất định thì dễ dàng hấp thụ dòng vốn FDI và tiếp thu nền khoa học tiến bộ của các công ty đa quốc gia.
Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng thực nghiệm về vai trò của độ mở thương mại trong việc cải thiện FDI là hỗn hợp. Cụ thể Brainard (1997) phát hiện các dịng FDI có tương quan dương với các hạn chế thương mại.
Chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thơng vận tải là yếu tố góp phần quan
trọng hấp dẫn dòng chảy FDI và là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ FDI và tăng trưởng. Bài nghiên cứu của Rudra P. Pradhan, Neville R.
Norman, Yuosre Badir, Bele Samadhan (2013) xem xét vai trò của cơ sở hạ tầng trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng ở Ấn độ trong giai đoạn 1970- 2012 bằng hai phương pháp ARDL và VECM. Kết quả từ ARDL cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa 3 biến này trong dài hạn. Tuy nhiên kết quả từ VECM chỉ cho thấy mối quan hệ đồng liên kết hai chiều của FDI và tăng trưởng trong khi tồn tại mối quan hệ đồng liên kết một chiều từ cơ sở hạ tầng đến hai biến này. Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng là một nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng.
Kinoshita và Lu (2006) cho rằng tác động lan toả công nghệ thông qua
FDI hiệu quả hơn khi nước sở tại được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng. Vì nó cải thiện mơi trường đầu tư trong nước bằng cách hạ thấp chi phí đầu tư và
nâng cao lợi nhuận. Chỉ có xây dựng một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể thu hút vốn đầu tư, hấp dẫn dòng FDI đổ vào trong nước và tạo nền móng cho các dự án đầu tư được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư khơng được bảo tồn. Ngồi ra, các thuộc tính khác như quy mơ thị trường, chi phí lao động, sự ổn định chính trị, xã hội cũng là một trong những yếu tố chính quyết định tới dịng vốn FDI tại các thị trường mới nổi. Ta có thể nhắc tới trường hợp cụ thể ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều vào cầu, đường cao tốc, nhà máy điện để tái tạo sự thành cơng phát triển do việc đầu tư nước ngồi ở các tỉnh ven biển. Nhờ rút ngắn thời gian vận chuyển sau khi mở 1 con đường mới mà tỉnh Tứ Xuyên đã kéo vào được hơn 6 tỷ đô la FDI trong năm 2005.
Tác động của chính sách kinh tế vĩ mơ
Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô trên hoạt động kinh tế đã được nghiên cứu trong khá nhiều tài liệu. Đây là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi trong môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, minh bạch sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến các nhà đầu tư dè dặt và quan ngại.
Demekas (2007) có nghiên cứu tác động ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ
mô và dịng vốn nước ngồi FDI. Ơng thấy sự bất ổn định ở tầm vĩ mơ có vẻ là khơng thuận lợi để tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, lạm phát cao và tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt ngân sách được cho là làm trầm trọng thêm mơi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng.
30
Prufer, P. và Tondl G. (2008) điều tra mối liên hệ giữa tăng trưởng và FDI tại 16 nước ở Mỹ Latinh trong giai đoạn 1990 – 2003 và thấy rằng mối quan hệ này là tích cực địi hỏi đáp ứng một mơi trường có khn khổ pháp lý