KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MAKITECH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY TNHH MAKITECH VIỆT NAM (Trang 28)

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty TNHH Makitech Việt Nam là cơng ty có trụ sở chính tại Quảng Nam. -Tên doanh nghiệp:Công ty TNHH Makitech Việt Nam

-Ngày thành lập:03-04-2014

-Địa chỉ trụ sở chính: Lơ số 18, Khu cơng nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Phường Điện Nam Bắc, Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.

-Điện thoại: 0235-3944-245 -Fax: 0235-3944-246

-Mã số thuế: 4000981261

-Vốn điều lệ: 250.000.000.000 VND

Kể từ khi được thành lập vào năm 2014 cho đến nay, những năm đầu bước vào hoạt động cơng ty gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của Ban Giám Đốc đưa ra những chiến lược và hướng đi đúng công ty đã từng bước phát triển và khẳng định trên con đường đi riêng của mình.

2.1.2. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh

Công ty Makitech Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị nhà kho như: Kệ chứa hàng, kệ kho, kệ Nestainer, xe đẩy hàng… Các thiết bị hệ thống vận chuyển như: Băng tải con lăn, băng tải dây belt… Các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan. Bên cạnh đó cơng ty cũng cung cấp dịch vụ về sơn tĩnh điện và mạ kẽm nhúng nóng.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý

2.1.3.1. Mơ hình tổ chức bộ máy của cơng ty

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phịng ban

(1) Bộ phận kinh doanh

- Triển khai cơng tác xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng; - Hỗ trợ cho Ban Giám đốc về công tác tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Công ty.

(2) Bộ phận Tổng vụ - Kế toán

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế tốn, cơng tác quản lý tài chính theo quy chế nội bộ và quy định của pháp luật;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng Quy chế quản lý tài chính và các Quy chế nội bộ;

- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế tốn, tài chính, thống kê;

- Lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý thu – chi hàng tháng, quý, năm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Cân đối nguồn thu, chi và điều

hoà sử dụng vốn trong Công ty; Tổng hợp công nợ phải thu – nợ phải trả và đề xuất xử lý theo quy định;

- Xác định các chi phí, giá thành, tổng hợp và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế; bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định;

- Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các bộ phận có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất cao trong giải quyết cơng việc của Công ty.

(3) Bộ phận thu mua vật tư

- Quản lý, theo dõi tiến trình chuẩn bị nguyên phụ liệu cho các mã hàng; - Theo dõi tiến độ sản xuất hàng ngày, hàng tuần;

- Cập nhật việc thay đổi kế hoạch sản xuất cho các bộ phận liên quan;

- Theo dõi lịch xuất hàng hàng tuần và phối hợp quản đốc để đảm bảo kế hoạch sản xuất đáp ứng kế hoạch xuất hàng;

- Theo dõi và thống kê số lượng tất cả nguyên phụ liệu sử dụng trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất xong;

- Theo dõi và báo cáo sản lượng, hàng thành phẩm nhập xuất và hàng tồn hàng ngày.

(4) Bộ phận xuất/nhập khẩu

- Hoàn thành thủ tục hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu, thủ tục Hải quan tại cảng đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa của sản xuất;

- Cập nhật các thông tư liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu của Bộ Công thương và Luật Hải quan;

- Theo dõi, kiểm sốt hàng hóa sau thơng quan;

- Điều phối, kiểm soát giao nhận vận chuyển theo yêu cầu của Công ty và khách hàng;

- Theo dõi cơng nợ vận chuyển;

- Lập báo cáo quyết tốn nguyên vật liệu dư thừa và thanh khoản định kỳ hằng năm cho Hải quan;

- Theo dõi thông tin xuất nhập hàng và giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển và khai báo Hải quan;

- Quản lý, theo dõi, giám sát và thực hiện công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc.

(5) Bộ phận Logistics

- Chịu trách nhiệm sản xuất đối với mặt hàng “Xe đẩy hàng, kệ đẩy hàng” bao gồm các công đoạn:

- Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm của Công ty, theo yêu cầu cụ thể của khách hàng;

- Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất đảm bảo tiến độ, năng suất, kỹ thuật và chất lượng theo yêu cầu;

- Xây dựng các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả công việc, hiệu quả sản xuất;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu của Công ty theo tháng/quý/năm;

- Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì tốt các nội qui, quy định, tiêu chuẩn của nhà máy.

(6) Bộ phận Life-tech

- Chịu trách nhiệm sản xuất đối với mặt hàng “Giường y tế” bao gồm các công đoạn:

- Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm của Công ty, theo yêu cầu cụ thể của khách hàng;

- Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất đảm bảo tiến độ, năng suất, kỹ thuật và chất lượng theo yêu cầu;

- Xây dựng các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả công việc, hiệu quả sản xuất;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu của Công ty theo tháng/quý/năm;

- Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì tốt các nội qui, quy định, tiêu chuẩn của nhà máy.

(7) Bộ phận Transport

- Chịu trách nhiệm sản xuất đối với mặt hàng “Băng tải” bao gồm các công đoạn:

- Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm của Công ty, theo yêu cầu cụ thể của khách hàng;

- Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất đảm bảo tiến độ, năng suất, kỹ thuật và chất lượng theo yêu cầu;

- Xây dựng các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả công việc, hiệu quả sản xuất;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong cơng tác hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu của Công ty theo tháng/quý/năm;

- Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì tốt các nội qui, quy định, tiêu chuẩn của nhà máy.

(8) Bộ phận thiết kế:

- Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm của Công ty; - Ra bản vẽ chi tiết để gia công dựa vào bản vẽ tổng thể;

- Thiết kế các bản vẽ sản phẩm mới theo yêu cầu của khác hàng; - Tham gia cải tiến, cải thiện sản phẩm để nâng cao năng suất;

- Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì tốt các nội qui, quy định, tiêu chuẩn của nhà máy.

(9) Bộ phận giá đỡ xe đạp

- Chịu trách nhiệm sản xuất đối với mặt hàng “Giá đỡ xe đạp” bao gồm các công đoạn:

- Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm của Công ty, theo yêu cầu cụ thể của khách hàng;

- Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất đảm bảo tiến độ, năng suất, kỹ thuật và chất lượng theo yêu cầu;

- Xây dựng các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả công việc, hiệu quả sản xuất;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu của Công ty theo tháng/quý/năm;

- Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì tốt các nội qui, quy định, tiêu chuẩn của nhà máy.

(10) Bộ phận bảo trì

- Kiểm sốt thường trực hoặc định kỳ để xác định tình trạng máy. Chỉ lên kế hoạch dừng máy để xử lý dung sai (ví dụ độ lệch tâm hay mất cân bằng), hoặc thay thế và sửa chữa sau khi chuẩn đốn chính xác tình trạng máy trước khi máy hỏng;

- Dựa theo thông số kỹ thật của nhà chế tạo thiết bị và tình trạng sử dụng. Thay thế bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định;

- Tăng khả năng hoạt động của máy móc – thiết bị, nâng cao năng suất;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì có hiệu quả nhất, để hạn chế thời gian ngưng hoạt động nhà máy.

Các phòng ban chức năng đều có quan hệ chặt chẽ,cung cấp số liệu cho nhau nhằm đạt được mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.4. Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn

Cơng ty áp dụng bộ máy kế tốn theo mơ hình tập trung,là bộ phận quản lý quan trọng khơng thể tách rời của cơng ty.Tồn bộ hoạt động liên quan đến vấn đề kinh tế,thu thập,xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của công ty, Đồng thời các số liệu kế toán phải được xử lý theo đối tượng và nội dung cơng việc kế tốn theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Thủ quỹ

Kế tốn viên

KẾ TỐN TRƯỞNG

2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

(1) Kế toán trưởng:là người được bổ nhiệm đứng đầu phịng tài chính kế tốn chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những thơng tin kế tốn cung cấp.

- Kiểm tra giám sát các nghiệp vụ thu chi,thanh toán nợ.Kiểm tra việc quản lý,sử dụng tài sản tại đơn vị.

- Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế tốn.Phân tích thơng tin,số liệu kế tốn tại đơn vị.

- Tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,tài chính đơn vị

(2) Kế tốn viên:Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp,các định khoản nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.

- Lập báo cáo tài chính theo năm và các báo cáo giải trình chi tiết. - Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có - yêu cầu. Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.

(3) Thủ quỹ: Thu chi tiền mặt, quản lý tiền mặt, quản lý và kiểm tra chứng từ, Hàng ngày cùng với Kế toán quỹ tiền mặt kiểm kê quỹ, đối chiếu sổ sách và ký vào sổ Quỹ. Khóa Sổ và niêm phong két trước khi ra về.

2.1.4.3. Hình thức kế tốn áp dụng tại cơng ty

Hình thức kế tốn: Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn: theo hình thức Nhật ký chung

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

2.1.4.4. Chế độ kế tốn áp dụng tại cơng ty

Chế độ kế tốn cơng ty áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế tốn của Bộ tài chính

2.2. Thực trạng cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty TNHH Makitech Việt Nam

2.2.1. Các hình thức tính lương tại cơng ty 2.2.1.1. Tính lương theo thời gian 2.2.1.1. Tính lương theo thời gian

Hình thức trả lương theo thời gian lao động được áp dụng cho những lao động gián tiếp và trực tiếp sản xuất, đó là những lao động tham gia vào quy trình sản xuất và là bộ phận lao động khá quan trọng trong cơng ty.Theo hình thức trả lương này thì tiền lương được trả căn cứ vào cấp bậc chức vụ của từng cán bộ cơng nhân viên, đây là hình thức trả lương đơn giản,thuần túy, chỉ căn cứ vào tiền lương chính của người lao động và thời gian cơng tác thực tế. Vì vậy, khơng đảm bảo được nguyên tắc phân phối lao động cũng như đảm nhận được vị trí quan trọng của mình.

Khi áp dụng hình thức trả lương này cơng ty sử dụng bảng chấm cơng, trong đó ghi ngày làm việc, nghỉ việc ca từng người. Mảng này do trưởng các phòng ban trực tiếp ghi. Định kỳ cuối tháng dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương.

Sau đây là bảng chấm công:

2.2.2. Kế tốn tiền lương tại Cơng ty TNHH Makitech Việt Nam 2.2.2.1. Chứng từ và sổ sách kế toán

- Bảng chấm cơng, Bảng thanh tốn lương, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có , bảng thanh tốn bảo hiểm xã hội.....

- Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết - Bảng cân đối tài khoản.

- Bảng tổng hợp chi tiết. - Báo cáo tài chính.

2.2.2.2. Nội dung kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Cơng ty TNHH Makitech Việt Nam áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Khi áp dụng hình thức trả lương này cơng ty sử dụng bảng chấm cơng, trong đó ghi ngày làm việc, nghỉ việc ca từng người. Mảng này do trưởng các phòng ban trực tiếp ghi. Định kỳ cuối tháng dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương. Theo quy định của Chính phủ, cơng ty áp dụng chế độ ngày cơng như sau:

- Số ngày trong năm : 365 ngày - Số ngày làm việc : 276 ngày

Theo quy định của bộ luật Lao động thì người lao động có các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương như sau:

(2) Tết Âm lịch 05 ngày

(3) Ngày Chiến thắng 01 ngày ( ngày 30 tháng 4 dương lịch ) (4) Ngày Quốc tế lao động 01ngày ( ngày 01 tháng 5 dương lịch ) (5) Ngày Quốc khánh 02 ngày ( ngày 02 tháng 9 dương lịch )

(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày ( ngày 10 tháng 3 âm lịch ) Chú ý: Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Theo Điều 115 của Bộ Luật Lao Động

Ngoài ra người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hơp sau đây:

a) Kết hôn : nghỉ 03 ngày b) Con kết hôn : nghỉ 2 ngày

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết : nghỉ 03 ngày.

- Ngày nghỉ : 53 ngày - Ngày phép : 12 ngày

- Ngồi ra cịn chế độ ốm đau, thai sản . . .  Các khoản phụ cấp:

- Tiền tăng ca hoặc làm thêm:

Đối với việc tính lương cho người lao động trong việc tăng ca vào các ngày lễ, chủ nhật, làm đêm được công ty áp dụng đúng theo quy định của luật lao động cụ thể như sau:

+ Nếu người lao động làm thêm vào ngày lễ tết như 30/4, 1/5... thì trả lương thời gian bằng 300% lương cơ bản.

+ Nếu người lao động tăng ca vào ngày thường thì trả lương thời gian bằng 150% lương cơ bản.

Ngồi ra cơng ty cịn có các khoản phụ cấp khác:

- Có 3 loại phụ cấp(áp dụng để tính lương thêm giờ và khấu trừ do nghỉ) + Phụ cấp chuyên môn

+ Phụ cấp chuyên cần + Phụ cấp năng lực

Dưới đây là bảng thanh toán tiền lương tháng 3/2022 tại công ty TNHH

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY TNHH MAKITECH VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w