Kết luận Dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Học sinh với giá trị lịch sử địa lí địa phương (Trang 26 - 28)

Nâng cao tầm nhận thức học sinh với giá trị lịch sử, địa lí địa phương là một phần trong nội dung giáo dục của địa phương. Đây được xem là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.

Trong chiến lược phát triển chung về công viên địa chất tồn cầu UNESCO Đắk Nơng, vấn đề giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị di tích lịch sử, địa lí địa phương đóng vai trị hết sức quan trọng. Đây là nút thắt trọng yếu trên con đường phát huy giá trị di tích lịch sử, địa lí gắn với bảo tồn, là chìa khóa thành cơng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Từ thực tiễn áp dụng, triển khai dự án “Học sinh với giá trị lịch sử, địa lí địa phương” và tiến hành kiểm chứng qua kết quả điều tra, chúng em đã thu được kết quả khá quan, đó là nhận thức về giá trị di tích lịch sử, địa lí địa phương đối với học sinh Trường THCS Nam Đà đã được nâng lên rõ rệt. Các bạn học sinh đã chủ động và tích cực hơn trong học tập và tham gia các hoạt động tìm hiểu giá trị di tích lịch sử, địa lí địa phương. Dự án đã đóng góp to lớn trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục truyền thống, giúp các bạn học sinh hiểu hơn về các truyền thống của địa phương mình, nơi các bạn đang sinh sống, rèn luyện năng lực quan sát, làm việc tập thể, giáo dục hướng nghiệp, đưa lại cho các bạn học sinh những trải nghiệm sinh động về những giá trị di tích lịch sử, địa lí địa phương.

Với những gì đạt được chúng em nhận thấy rằng dự án có tính khả thi trong việc mở rộng phạm vi đối tượng tác động, có thể triển khai dự án đến các trường phổ thông trên địa bàn huyện Krông Nô và trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng. Dự án có thể phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như: tạo phụ đề song ngữ Việt - Anh, đưa các sản phẩm liên quan đến di tích lịch sử, địa lí địa phương lên không gian

27

mạng xã hội như: Facebook, Youtube..... Xây dựng các trang Website, các ứng dụng tìm kiếm, giới thiệu quảng bá di tích lịch sử, địa lí địa phương, nhằm giúp mọi người, đặc biệt là khách du lịch trong nước và quốc tế tiếp cập một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn trong thời đại cơng nghệ số. Góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ, duy trì, phát huy các giá trị di tích lịch sử, địa lí và phát triển ngành dịch vụ, du lịch của địa phương. Ngồi ra với những hình ảnh, video thực tế về các di tích lịch sử, địa lí trên địa bàn huyện Krơng Nơ mà chúng em có được trong dự án, sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu về lịch sử, địa lí địa phương cũng như tư liệu về công viên địa chất tồn cầu UNESCO Đắk Nơng.

Để có thể nhân rộng và phát triển dự án này, chúng em có một số kiến nghị như sau:

Các cấp, ban ngành đồn thể đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, tìm hiểu, bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử, địa lí có giá trị lớn tại địa phương. Tạo điều kiện để học sinh có thể đi tham quan, trải nghiệm thực tế đến các di tích lịch sử, địa lí địa phương để từ đó các bạn học sinh có hiểu biết, yêu và tự hào với quê hương mình.

Trong quá trình thực hiện dự án: “ Học sinh với giá trị di tích lịch sử,

địa lí địa phương”. Chúng em xin cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện

thuận lợi của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nơng, Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Nô, Ban giám hiệu, giáo viên trường THCS Nam Đà, Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Krơng Nơ, UBND xã Đắk Sơ, xã Bn Chốh, xã Đắk Drô, xã Nâm Nung, ban quản lý công viên địa chất Đắk Nơng. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Thành Luân giáo viên bộ môn Lịch sử và thầy Hứa Văn Thiện giáo viên bộ môn Tin học trường THCS Nam Đà huyện Krông Nô - những người đã tư vấn, bảo trợ cho dự án của chúng em, giúp chúng em nhận thức được con đường nghiên cứu khoa học. Từ đó thắp lên trong chúng em ngọn lửa đam mê trong hành trình tìm hiểu giá trị lịch sử, địa lí địa phương, bồi đắt thêm cho chúng em tình yêu quê hương đất nước.

Sau cùng, do điều kiện thực tế và trong bối cảnh tình hình dịch covid 19 diễn biến phức tạp nên chắc hẳn dự án của em cịn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em rất mong các thầy cô trong ban giám khảo đóng góp ý kiến giúp cho dự án của em được hồn thiện hơn. Góp phần đẩy mạnh đổi mới trong công tác giáo dục, nhất là công tác giáo dục lịch sử, địa lí, văn hố của địa phương.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. La Thế Phúc, và cộng sự, Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản

địa chất và Công viên địa chất. (12/2016) nhà xuất bản Hà Nội.

2. Tài liệu khung chương trình GDĐP tỉnh Đắk Nông

3. Https: //google.vn

4. https://www.youtube.com/

5. http://baodaknong.org.vn/

6. http://krongno.daknong.gov.vn/

28

8. https://www.facebook.com/search/toiyeukrongno

9. http://daknonggeopark.com/vi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Học sinh với giá trị lịch sử địa lí địa phương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)