4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.2. Phản ứng của chính sách tiền tệ
4.2.2. Phân tích kết quả mơ hình:
Bảng 2 thể hiện kết quả hồi quy của phương trình quy tắc Taylor (5) và phương trình quy tắc McCallum (3’) cho mẫu từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2011 sử dụng ước lượng GMM. Trong Panel A đặc điểm 1 chỉ ra ước lượng của quy tắc Taylor đơn giản (không thêm biến et) và đặc điểm 2 chỉ ra ước lượng của quy tắc Taylor mở rộng (có thêm biến et). Kết quả cho thấy ngoại trừ ay, tất cả các biến cịn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Lãi suất cơ bản phản ứng dương với tỷ lệ lạm phát và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, phản ứng này là bị động a =0.216 <1 tức là chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là để điều tiết lạm phát chứ không phải ổn định lạm phát. Phản ứng của lãi suất cơ bản với lỗ hổng sản lượng là dương nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Đúng như dự đốn, dấu của ae là âm, có ý nghĩa cả về thống kê lẫn về kinh tế. Điều này cho thấy Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách lãi suất cịn nhằm ổn định tỷ giá. Tham số ổn định lãi suất ρ khá cao (0.553) và có ý nghĩa thống kê. Con số này hàm ý rằng Ngân hàng Trung ương Việt Nam đặt một nỗ lực rất lớn trong việc làm ổn định lãi suất. Cuối cùng, kiểm định Hansen’s J-statistic không từ chối giả thuyết H0 tức là chấp nhận hạn chế xác định quá mức (overidentifying restrictions).
Kết quả của quy tắc McCallum được trình bày ở Panel B bảng 2. Đặc điểm 3 chỉ ra ước lượng của quy tắc McCallum đơn giản (không thêm biến et) và đặc điểm 4 chỉ ra ước lượng của quy tắc McCallum mở rộng (có thêm biến et). Khác với kết quả từ ước lượng quy tắc Taylor, kết quả trong Panel B có sự khác biệt, trong đặc điểm 4 biến lỗ hổng sản lượng khơng có ý nghĩa thống kê, tức cung tiền chỉ phản ứng với lãi suất. Trong khi đó, đặc điểm 5 cho thấy tất cả các tham số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê. Do đó chúng tơi cho rằng ở quy tắc McCallum, mơ hình mở rộng giải thích tốt hơn cho phản ứng của cung tiền. Theo kết quả, tỷ lệ tăng trưởng cung tiền thực phản ứng với cả tỷ lệ lạm phát, lỗ hổng sản lượng, và tỷ giá hối đoái thực. Phản ứng này là âm đối với tỷ lệ lạm phát (-2.713) và tỷ giá hối đoái thực (-0.849). Một điều đặc biệt là trái với dự đoán, phản ứng của cung tiền lại là dương và lớn có ý nghĩa thống kê (1406.45) đối với lỗ hổng sản lượng.
Nhìn chung, từ kết quả trên chúng tôi đưa ra kết luận mức lãi suất cơ bản phản ứng thụ động với lỗ hổng lạm phát, nhưng nó khơng tương tác với lỗ hổng sản lượng, trong khi cung tiền tương tác với cả lỗ hổng lạm phát và lỗ hổng sản lượng.