Đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Đảng nhân tố hàng đầu bảo đảm vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Một phần của tài liệu TỔNG hợp ôn THI môn LỊCH sử ĐẢNG (Trang 62 - 68)

- Cách mạng tháng Tám thành công để lại nhiề uý nghĩa lịch sử, cụ thể:

2. Đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Đảng nhân tố hàng đầu bảo đảm vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đảng lãnh đạo trước hết và chủ yếu bằng cương lĩnh, đường lối, bằng chủ trương, chính sách của Đảng. Đường lối chính trị đúng là cơ sở để đồn kết thống nhất ý chí và hành động của tồn Đảng, tồn dân, tạo nên sức mạnh của Đảng và của cách mạng.

Đường lối chính trị đúng đắn nghĩa là đường lối đó phải phản ánh được xu thế vận động của lịch sử, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chân chính của đa số nhân dân. Sức mạnh của Đảng chính là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, mà sự đồng tình và tin cậy của nhân dân đối với Đảng trước hết nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng.

Đường lối cách mạng của Đảng có vai trị to lớn trong việc thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố niềm tin vào Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi những khuynh hướng sai lầm về chính trị và tư tưởng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh.

Sở dĩ Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn vì: Đảng có một nền tảng lý luận vững chắc, một lý luận tiên phong dẫn đường, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như Lênin đã nói: "Khơng có lý luận cách mạng khơng có phong trào cách mạng..." Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai trị chiến sĩ tiên phong. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nắm vững, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối đúng đắn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Hơn thế nữa, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể. Vì vậy, trong lãnh đạo Đảng ta ln ý thức vận dụng một cách độc lập, sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Một trong những bài học được Đảng ta rút ra là phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tế, kết hợp nhuần nhuyễn sự kiên định về nguyên tắc với sự linh hoạt, sáng tạo về phương pháp, đó là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Mọi sự giáo điều, chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn cũng như xa rời các nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của cách mạng thì sẽ dẫn đến nguy cơ sai lầm, làm mất sự lãnh đạo của Đảng.

Để đảm bảo vai trị lãnh đạo của mình, Đảng ln quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có phẩm chất, đạo đức cách mạng và năng lực công tác, thật sự là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân.

Mỗi đảng viên của Đảng phải ln gắn bó mật thiết với nhân dân, tơn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, trung thành với lợi ích của giai cấp và của dân tộc, một đời hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của cách mạng và lợi ích của nhân dân.

Để giữ vững vai trò lãnh đạo, phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, lấy tự phê bình và phê bình làm vũ khí đấu tranh để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Đồng thời, luôn củng cố, giữ vững và tăng cường sự đồn kết trong Đảng, đảm bảo sự nhất trí cao về mục tiêu lý tưởng của Đảng, để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo, bên cạnh những ưu điểm, trong Đảng cũng cịn những yếu kém, thậm chí có lúc sai lầm, khuyết điểm, song điều quan trọng, Đảng đã sớm phát hiện ra những yếu kém của mình. Đảng cơng khai tự phê bình nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin yêu, thừa nhận là đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định rằng: ở nước ta, ngồi Đảng Cộng sản Việt Nam, khơng có lực lượng nào khác có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng. Với

tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền tự hào nói rằng: Đảng ta thật vĩ đại.

Học tập, nghiên cứu để hiểu biết về quá trình đấu tranh cách mạng và truyền thống của Đảng không phải chỉ để tự hào về Đảng, mà quan trọng hơn là thanh niên cần nâng cao hơn nữa niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, để công cuộc đổi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Trên những vị trí cơng tác, lao động và học tập của mình, thanh niên phải góp phần tích cực vào cơng tác xây dựng, bảo vệ Đảng, góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu để trở thành những đảng viên của Đảng, đem tài năng và sức trẻ cống hiến cho sự nghiệp của Đảng, làm cho những thành tựu và truyền thống của Đảng ngày càng phát triển và phong phú hơn.

CÂU 3. Chứng minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng. Đặc điểm miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, là mục tiêu phấn đấu, là sự lựa chọn duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Điều khẳng định trên đã được thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh. Bằng sự kết hợp chặt chẽ hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đã huy động sức mạnh của cả dân tộc tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám, giành độc lập dân tộc, hoàn thành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đưa cả nước đi lên CNXH.

Trước hết, chúng ta phải thấy rằng độc lập dân tộc là tiền để là điều kiện cho sự nghiệp xây dựng CNXH. Khơng có độc lập dân tộc, khơng có chính quyền của nhân dân, khơng thể xây dựng được CNXH: vì mục tiêu của CNXH là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, đưa lại hạnh phúc cho người lao động. Một chế độ xã hội như vậy không thể thực hiện được trong chế độ thực dân phong kiến. Chúng ta chỉ giành lại được độc lập, chỉ có độc lập thực sự, khi đi theo con đường XHCN. Bằng chứng là: hàng loạt các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, dù rất anh dũng kiên cường nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Ngày nay, khi đã có độc lập dân tộc, chỉ đi lên CNXH chúng ta mới có độc lập một cách thực sự và đưa lại hạnh phúc cho những người lao động, vì “... CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bắn cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” . Khi người dân đã được hưởng những giá trị, thành quả của chủ nghĩa xã hội đem lại. họ sẽ mang hết sức mình ra để bảo vệ độc lập dân tộc.

Như chúng ta đã biết, đấu tranh giành độc lập dân tộc là bước mở đầu để Việt Nam có điều kiện đi lên CNXH, CNXH là lí tưởng. là mục tiêu phấn đấu của chúng ta, bởi lẽ “chúng ta đấu tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ".

Muốn thực hiện được mơ ước trên khơng có con đường nào khác là con đường cách mạng XHCN. Bởi lẽ, những cuộc cách mạng trước đây, giai cấp lãnh đạo chỉ cần tới những người lao động trong q trình đấu tranh giành chính quyền, khi đã có chính quyền họ quay trở lại áp bức bóc lột những người lao động. Chỉ có cuộc cách mạng XHCN dưới sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân mới xố bỏ mọi nguồn gốc gây ra áp bức bóc lột, đi đến một xã hội mà "... tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển *** tự do của mọi người"(7,569).

Như vậy, độc lập dân tộc gắn với CNXH ở Việt Nam đã được minh chứng trong lịch sử và sự gắn kết đó hiện nay vẫn là một là tự nhiên. Chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn vấn đề này để cùng nhau chung sức, chung lịng tập trung mọi tài năng trí tuệ phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đặc điểm miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ ngày 20 đến ngày 27-5-1959, đã diễn ra kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I. Quốc hội đã nghe trình bày và thảo luận báo cáo của ơng Trường-Chinh “Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hóa nơng nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Quốc hội nhận định đó là khâu chính trong tồn bộ cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và nhất trí tán thành những quy định về mục đích, yêu cầu, đường lối giai cấp, phương châm, nguyên tắc, những chính sách cụ thể nêu lên trong báo cáo.

Hiến pháp mới chính thức xác định miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp mới là cương lĩnh chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng đời sống mới của nhân dân Việt Nam. Hiến pháp đã dành cả chương VI với tiêu đề “Hội đồng Chính phủ” để quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ.

Từ 5 đến 10-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã họp ở Thủ đơ Hà Nội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã chỉ rõ: Từ ngày hồ bình lập lại, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là:“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hịa bình ở Đơng-Nam á và thế giới”.

Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc, 84,8% số hộ nông dân lao động đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác; trong 41 nghìn hợp tác xã có 4.346 hợp tác xã bậc cao, chiếm 12% tổng số hợp tác xã. Nghề cá có 520 hợp tác xã, chiếm 77,2% tổng số hộ nơng dân. Nghề muối có 269 hợp tác xã, chiếm 85% tổng số hộ làm muối.

Ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp cơng tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác. 1.553 chủ tư sản được cải tạo thành người lao động. 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp bậc vừa và bậc thấp; hơn 7 vạn thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp. 60% tổng số người buôn bán nhỏ, làm dịch vụ, kinh doanh ngành ăn uống thuộc diện cải tạo đã tham gia hợp tác xã, tổ mua bán, làm đại lý cho thương nghiệp quốc doanh và trên 1 vạn người đã chuyển sang sản xuất.

Đi đôi với cải tạo quan hệ sản xuất, kế hoạch Nhà nước trên nhiều lĩnh vực đã hoàn thành, thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng phát triển, có tác dụng lãnh đạo rõ rệt trong nền kinh tế quốc dân. Từ 16 nông trường quốc doanh năm 1957 đã lên 59 nông trường quốc

doanh năm 1960. Công nghiệp quốc doanh năm 1960 chiếm 89,9% giá trị sản lượng công nghiệp. Vận tải quốc doanh chiếm 79,7% tổng khối lượng vận tải hàng hố tính theo tấn/km. Thương nghiệp quốc doanh chiếm 49,5%, nếu kể cả thương nghiệp hợp tác xã và tư bản nhà nước chiếm 91%.

Về nông nghiệp, trong ba năm, mặc dù năm 1960 có thiên tai lớn, sản xuất vẫn tăng trung bình mỗi năm 5,6%. Cơ cấu nơng nghiệp có biến đổi. Cây công nghiệp và chăn nuôi phát triển nhanh hơn, phục vụ yêu cầu sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ lao động trong nơng nghiệp có nhiều tiến bộ. Nhiều cơng trình thuỷ lợi nhỏ và vừa được xây dựng bảo đảm nước tưới, nước tiêu cho đồng ruộng hợp tác xã và của nông dân. Một số cơng trình lớn được khởi cơng, tiêu biểu là cơng trình thuỷ lợi Bắc-Hưng-Hải.

Sản xuất cơng nghiệp bình quân hàng năm tăng 21,7%, riêng công nghiệp quốc doanh tăng 49,6%. Năm 1960 so với năm 1959, công nghiệp quốc doanh vượt 12,6% và tăng 32,3%. Đặc biệt công nghiệp địa phương có đà phát triển mạnh, năm 1960 tăng gấp 10 lần năm 1957. Cơ cấu công nghiệp cũng chuyển biến. Cơng nghiệp nặng bước đầu được xây dựng. Tỷ trọng nhóm A trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp tăng từ 23,5% năm 1957 lên 32% năm 1960. Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm năm 1960 so với năm 1957 tăng 60,4%. Hầu hết hàng tiêu dùng trong nước trước đây phải nhập nay đã tiến tới tự cung cấp được một phần quan trọng.

Xây dựng cơ bản được đẩy mạnh. Một số cơng trình quan trọng đã được hoàn thành như Nhà máy điện Vinh, Nhà máy điện Lào Cai, mỏ Apatít Lào Cai mở rộng, các nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá ở Hà Nội, nhà máy sứ Hải Dương...

Trên cơ sở sản xuất phát triển, mức sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động được nâng cao một bước. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người từ năm 1955 đến năm 1960 tăng gấp đôi, sức mua của xã hội tăng 70%.

Ngày 16-1-1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định thành lập Ủy ban trị thủy sông Hồng (gọi tắt là Ủy ban sơng Hồng).

Tháng 7-1961, Hội nghị tồn thể lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) đã ra Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Từ ngày 24-10 đến ngày 27-10-1961, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khố II, đã thơng qua Nghị quyết sáp nhập huyện Đông Triều (Hải Dương) vào Khu Hồng Quảng; Nghị quyết về tình hình thế giới và cơng tác đối ngoại của Chính phủ; Tun bố của Quốc hội về tình hình miền Nam và tình hình đấu tranh thống nhất nước nhà; Lời kêu gọi của Quốc hội Việt Nam gửi Quốc hội các nước trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngơ Đình Diệm.

Ngày 27-11-1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định phê chuẩn các phương án chữ Tày-Nùng, chữ Thái và chữ Mèo. Từ đây, đồng bào các dân tộc Tày-Nùng, Thái, Mèo có chữ viết riêng của dân tộc mình.

Từ ngày 18 đến ngày 26-4-1962, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khố II thơng qua kế hoạch Nhà nước năm 1962; dự toán ngân sách Nhà nước năm 1962 và ra Bản Tuyên bố lên án đế quốc Mỹ vũ trang xâm lược miền Nam Việt Nam.

Từ ngày 4 đến ngày 6-5-1962, Đại hội liên hoan Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 3 họp tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.060 đại biểu được tuyển lựa từ cơ sở thuộc đủ các ngành, các giới (công nghiệp, nơng nghiệp, lực lượng vũ trang, lao động trí óc, sự nghiệp hành chính,

Một phần của tài liệu TỔNG hợp ôn THI môn LỊCH sử ĐẢNG (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)