Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại (Trang 25)

3.2.1.Mơ hình ngun nhân của rủi ro thanh khoản

3.2.1.1. Mơ tả biến

Mơ hình ngun nhân của rủi ro thanh khoản xem xét biến đại diện cho rủi ro thanh khoản, các biến đặc thù ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô.

Rủi ro thanh khoản: được đo lường bởi khoảng cách tài chính của mỗi ngân hàng, theo như nghiên cứu Chung- Hua Shen (2009). Theo đó, khoảng cách tài chính được

định nghĩa là chênh lệch giữa các khoản cho vay của ngân hàng và tiền gửi của khách hàng. Chia giá trị này cho tổng tài sản để tiêu chuẩn hóa, ta có được tỷ số khoảng cách

 FGAPR < 0 thể hiện ngân hàng huy động được nhiều tiền gửi từ các khách hàng và dùng một phần số tiền này để tài trợ cho các hoạt động cho vay, tức ngân hàng đang trong tình trạng thanh khoản tốt.

 FGAPR > 0 cho thấy ngân hàng đang thực hiện các hoạt động cho vay vượt quá số tiền mà nó huy động được từ tiền gửi của khách hàng, tức ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu khơng có những giải pháp kịp thời.

Nhân tố đặc thù ngân hàng: Các nhân tố đặc thù xuất phát từ hoạt động kinh doanh

của mỗi ngân hàng sẽ có những tác động nhất định lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng đó, bao gồm: kích thước, tài sản lưu động và nguồn vốn bên ngồi.

Kích thước: Logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng (SIZE) được sử dụng để đại diện cho kích thước và bình phương của nó (SIZE2) để nắm bắt các mối quan hệ phi tuyến tính. Do lý lẽ “too big to fail”, các ngân hàng lớn sẽ được hưởng lợi từ một sự bảo đảm ngầm, cho phép họ đầu tư vào tài sản rủi ro hơn và chỉ chịu chi phí vay vốn thấp. Vì vậy, tác giả này cho rằng các ngân hàng lớn thường cho vay nhiều hơn và do đó có tỷ số FGAPR lớn hơn nhưng lại ít đối mặt với rủi ro thanh khoản. Như vậy, ảnh hưởng của kích thước lên rủi ro thanh khoản ngân hàng là khơng tuyến tính.

Tài sản lưu động: Tài sản lưu động nói chung được phân thành tài sản lưu động ít rủi

ro và tài sản lưu động rủi ro hơn, sau đó chia chúng cho tổng tài sản để chuẩn hóa được hai biến đại diện cho tỷ số tài sản lưu động ít rủi ro trên tổng tài sản (Less risk liquidity assets - LRLA) và tỷ số tài sản lưu động rủi ro hơn trên tổng tài sản (Risk liquidity assets - RLA). Cách phân chia tài sản lưu động giúp các ngân hàng linh động trong việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Cụ thể:

Trong đó:

Tài sản lưu động ít rủi ro = Tiền mặt gửi tại NHNN + Tín phiếu kho bạc + Chứng khốn Chính phủ.

Tài sản lưu động rủi ro hơn = Các khoản tiền gửi ngân hàng từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác + Tín phiếu khác + chứng khốn kinh doanh.

Bởi vì các ngân hàng có thể bán hoặc thế chấp tài sản lưu động để có được nguồn vốn cần thiết nên việc nắm giữ tài sản lưu động có thể làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy LRLA và RLA được mong đợi có tác động ngược chiều đối với FGAPR.

Nguồn vốn bên ngoài: Tỷ số nguồn vốn bên ngoài trên tổng nợ phải trả (EFD) được dùng để đại diện cho sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên ngoài là tổng của nguồn vốn huy động từ thị trường tiền tệ và các nguồn tài trợ khác. Cụ thể:

Trong đó:

Nguồn vốn bên ngoài = Vay từ các TCTD khác + Phát hành giấy tờ có giá + Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư.

Các ngân hàng dựa trên thị trường tiền tệ ngắn hạn hơn là sử dụng tiền gửi để tài trợ cho các khoản cho vay có thể phải đối mặt với vấn đề thanh khoản trong tương lai. Nguồn vốn cần vay trong thị trường tiền tệ càng lớn thì các ngân hàng sẽ phải đối mặt

với các vấn đề thanh khoản từ sự phụ thuộc như vậy càng lớn. Vì vậy, EFD và FGAPR được mong đợi có mối quan hệ cùng chiều.

Nhân tố kinh tế vĩ mô: Hai biến phần trăm thay đổi hàng năm của tổng sản phẩm quốc

nội (GDPC) và phần trăm thay đổi hàng năm của lạm phát (INF) được sử dụng để nắm bắt tác động của môi trường kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó, các biến phần trăm thay đổi hàng năm của GDP năm trước (GDPCt-1) và phần trăm thay đổi hàng năm của lạm phát năm trước (INFt-1) được bổ sung để nắm bắt các hiệu ứng trễ. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khi hoạt động cho vay bị hạn chế, các ngân hàng gia tăng tích trữ thanh khoản; ngược lại, khi kinh tế càng tăng trưởng, các ngân hàng cho vay nhiều hơn nhưng lại thu hút tiền gửi ít hơn dẫn đến sự gia tăng của khoảng cách tài chính làm rủi ro thanh khoản tăng. Do đó, có thê kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa các biến này với FGAPR.

3.2.1.2. Mơ hình

Để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các biến đặc thù ngân hàng, biến giám sát và kinh tế vĩ mơ, mơ hình hồi quy bảng dữ liệu có dạng như sau:

Trong đó:

 Lit là rủi ro thanh khoản của ngân hàng thứ i tại thời điểm t, với i = 1, 2, ..., N; t = 1, 2, ..., T. Lit là tỷ số khoảng cách tài chính (FGAPR).

 , lần lượt là các biến đặc thù ngân hàng và kinh tế vĩ mô với b = 1, 2, ..., B; m = 1, 2, ..., M; ứng với hoạt động của ngân hàng i.

Mở rộng phương trình (1) để phản ánh các biến có dạng như sau:

FGAPRit = ci + λ1SIZEit + λ2SIZE2it + λ3LRLAit + λ4RLAit + λ5EFDit (2)

+ γ1GDPCjt + γ2GDPCjt -1 + γ3INFjt + γ4INFjt -1 + ɛ it

Trước tiên, tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị dạng bảng (panel unit root test) để kiểm tra tính dừng của dữ liệu trước khi hồi quy với giả thuyết H0 là dữ liệu khơng dừng. Sau đó, lần lượt ước lượng phương trình (2) bằng phương pháp bình phương bé nhất dạng bảng kết hợp hiệu ứng cố định (FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (RE), với biến phụ thuộc là FGAPR của mỗi ngân hàng và các biến còn lại là các biến độc lập. Sau đó dùng kiểm định Hausman để chọn ra mơ hình phù hợp nhất với giả thuyết như sau: Giả thuyết H0: Mơ hình có hiệu ứng ngẫu nhiên là phù hợp.

Giả thuyết H1: Mơ hình có hiệu ứng cố định là phù hợp.

Sau khi chọn được mơ hình với hiệu ứng nào là phù hợp, tác giả tiến hành chọn lọc các biến có ý nghĩa thống kê và loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa ra khỏi mơ hình bằng các kiểm định Log Likelihood và Ward. Cuối cùng cho ra mơ hình xác định các nhân tố tác động có ý nghĩa lên rủi ro thanh khoản.

3.2.2.Mơ hình mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng

3.2.2.1. Mơ tả biến

Trong mơ hình này, tác giả xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận ngân hàng với biến rủi ro thanh khoản, các biến đặc thù ngân hàng, biến cấu trúc thị trường và các biến kinh tế vĩ mơ. Tỷ số lợi nhuận rịng trên tài sản bình qn (ROA), tỷ số lợi nhuận rịng trên vốn cổ phần bình quân (ROE) và tỷ lệ lãi cận biên (NIM) lần lượt được dùng để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng. ROAA phản ánh khả năng quản lý của một ngân hàng để tạo ra lợi nhuận từ tài sản của ngân hàng. ROAE cho thấy sự thu hồi lợi nhuận của các

cổ đông từ vốn chủ sở hữu của họ. NIM đo khoảng cách giữa những gì mà ngân hàng trả cho những người gửi tiền và ngân hàng nhận được từ khách hàng vay. Như vậy, NIM tập trung vào các hoạt động huy động và cho vay truyền thống của ngân hàng.

Nhân tố rủi ro thanh khoản: Tỷ số khoảng cách tài chính trên tổng tài sản (FGAPR) đại diện cho rủi ro thanh khoản và được coi như là một nhân tố quyết định nội sinh của lợi nhuận ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ số FGAPR cao phải sử dụng tiền mặt, bán tài sản lưu động và huy động thêm nhiều nguồn vốn bên ngoài để bổ sung cho nguồn vốn dự trữ trong trường hợp xảy ra thiếu hụt thanh khoản, do đó làm tăng chi phí vay vốn và làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, các ngân hàng nắm giữ tài sản lưu động bằng tiền mặt và chứng khốn Chính phủ nhiều (tài sản có mức độ thanh khoản cao) nhận thu nhập từ lãi thấp hơn so với các tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp như chứng khốn cơng ty. Như vậy, danh mục tài sản lưu động tăng lên sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản ngân hàng, dẫn đến phí bảo hiểm rủi ro thanh khoản thấp hơn và làm giảm biên lãi rịng. Vì vậy, FGAPR được mong đợi có mối quan hệ ngược chiều với ROA, ROE và mối quan hệ cùng chiều với NIM.

Nhân tố đặc thù ngân hàng: Nhân tố đặc thù ngân hàng bao gồm kích thước, vốn và

rủi ro tín dụng.

Kích thước: Kích thước ngân hàng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh tế

hay phi kinh tế do mở rộng quy mô trong ngành cơng nghiệp ngân hàng. Sự khác biệt về chi phí có thể gây ra một mối quan hệ cùng chiều giữa kích thước và lợi nhuận ngân hàng, nếu đó là hiệu quả kinh tế do mở rộng quy mơ có ý nghĩa. Ngồi ra, kích thước có mối quan hệ chặt chẽ với an tồn vốn của một ngân hàng kể từ khi các ngân hàng tương đối lớn có xu hướng nâng cao vốn giá rẻ, do đó thu nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, tác động của kích thước lên lợi nhuận ngân hàng chỉ cùng chiều đến một giới hạn nhất định nào đó. Khi vượt điểm này, ảnh hưởng của kích thước có thể ngược chiều do tính chất quan liêu trong quản lý hay tham nhũng. Như vậy, mối quan hệ này

có thể là phi tuyến tính. Tương tự như trên, logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng (SIZE) được dùng để đại diện cho kích thước, và bình phương của nó (SIZE2) để nắm bắt mối quan hệ phi tuyến tính.

Vốn: Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản (ETA) được dùng để đại diện cho sức mạnh vốn

của ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ số ETA cao được coi là tương đối an toàn hơn trong trường hợp mất mát hoặc thanh lý tài sản. Bên cạnh đó, việc ngân hàng tăng vốn có thể làm tăng thu nhập bằng cách giảm các chi phí dự phịng cho trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính. Các ngân hàng với rủi ro càng thấp có khả năng chi trả cho khách hàng càng cao, do đó chi phí vay vốn bên ngồi càng thấp. Vì vậy, các ngân hàng có tỷ số ETA cao hơn sẽ có nhu cầu tài trợ bên ngồi ít hơn và do đó lợi nhuận cao hơn.

Rủi ro tín dụng: Tỷ số chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên các khoản cho vay (LLPL)

được sử dụng để đại diện cho rủi ro tín dụng. Thay đổi trong rủi ro tín dụng có thể phản ánh những thay đổi trong danh mục các khoản cho vay của ngân hàng và nó có thể ảnh hưởng lên lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính thực hiện các hoạt động cho vay mang tính chất rủi ro cao sẽ tích lũy nhiều các khoản vay chưa thanh tốn, dẫn đến lợi nhuận thấp. Myrna R. Berríos (2013) cũng đồng tình với quan điểm này khi cho rằng hoạt động cho vay nhiều rủi ro khiến các ngân hàng trích lập dự phịng rủi ro cao hơn hoặc tính thêm dự phịng cho các khoản vay khó địi, dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, các khoản vay rủi ro cao thường cho thu nhập từ lãi cao do nguy cơ khơng trả nợ hoặc vỡ nợ tín dụng từ phía khách hàng địi hỏi các ngân hàng áp dụng một mức phí bảo hiểm rủi ro ngầm trong các mức lãi suất cho vay. Vì vậy, LLPL được mong đợi có mối quan hệ ngược chiều với ROA, ROE và cùng chiều với NIM.

Nhân tố cấu trúc thị trường: Cấu trúc thị trường được đại diện bởi tỷ số tập trung (CON). CON được tính bằng cách lấy tổng tài sản được nắm giữ bởi ba ngân hàng thương mại lớn nhất chia cho tổng tài sản của tất cả các ngân hàng thương mại trong nước. Giá trị này càng cao, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng thấp. Theo giả thuyết Cấu trúc - Hành vi - Kết quả (Structure Conduct Performance – SCP) các ngân hàng tại các thị trường tập trung cao có xu hướng cấu kết với nhau để đạt được lợi nhuận độc quyền (Seanicaa Edwards et al, 2005).

Nhân tố kinh tế vĩ mơ: Tương tự như mơ hình trước, để nắm bắt được tác động của môi trường kinh tế vĩ mô, các biến số kinh tế vĩ mô được sử dụng là GDPC, INF, GDPCt-1, INFt-1. GDP là một thước đo tổng hợp các hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cao khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn, cho phép họ tính phí lợi nhuận cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng. Như vậy, GDPC và GDPCt-1 có thể sẽ cho một tác động cùng chiều lên lợi nhuận ngân hàng. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng khơng rõ ràng vì nó phụ thuộc vào việc lạm phát kỳ vọng có được dự đốn đầy đủ hay không. Một tỷ số lạm phát được dự đoán đầy đủ bởi bộ phận quản lý của ngân hàng tạo điều kiện để các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất một cách thích hợp nhằm tăng doanh thu nhanh hơn so với chi phí, do đó có được lợi nhuận kinh tế cao hơn. Nếu lạm phát diễn biến bất ngờ, các ngân hàng có thể chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất, dẫn đến kết quả là chi phí tăng nhanh hơn so với doanh thu, vì thế có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng, mơ hình hồi quy bảng dữ liệu các biến cơng cụ có dạng như sau:

∑ ∑ ∑

Với phương trình Lit:

Trong đó:

 Pit là lợi nhuận hoạt động ngân hàng của ngân hàng thứ i tại thời điểm t, với i = 1, 2, ..., N; t = 1, 2, ..., T. Pit đại diện cho ROAA, ROAE và NIM.

 lần lượt là các biến đặc thù ngân hàng, cấu trúc thị trường và các

biến kinh tế vĩ mô với b = 1, 2, ..., B; k = 1, ..., K; m = 1, ..., M; ứng với hoạt động của ngân hàng i;

 c là hằng số; ε là sai số.

 Lit là rủi ro thanh khoản FGAPR và được coi như là một biến nội sinh.

 , là nguyên nhân của rủi ro thanh khoản và là các biến cơng cụ. Mở rộng phương trình (3) để phản ánh các biến, mơ hình được xây dựng như sau:

Pit = ci + βlFGAPRit + θ1SIZEit + θ2SIZE2it + θ3ETAit + θ4LLPLit (4)

+ ω1CONit + η1GDPCt + η2GDPCt -1 + η3INFt + η4INFt -1 + ɛ it

FGAPRit = ci + λ1SIZEit + λ2SIZE2it + λ3LRLAit + λ4RLAit + λ5EFDit

+ γ1GDPCt + γ2GDPCt -1 + γ3INFt + γ4INFt -1 + ɛ it

Để nắm bắt được tác động nội sinh của biến đại diện rủi ro thanh khoản lên lợi nhuận ngân hàng cũng như các tác động đồng thời giữa chúng, tác giả thực hiện hồi quy mơ hình hệ phương trình (7) thơng qua phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn (2SLS). Trong đó, ROA, ROE và NIM của mỗi ngân hàng lần lượt là biến phụ thuộc. Tương tự như trên, tác giả cũng lần lượt hồi quy các biến độc lập theo biến phụ thuộc để chọn lọc ra mơ hình phù hợp nhất với các biến có ý nghĩa thống kê. Các biến sử dụng trong các mơ hình trên được trình bày chi tiết trong Phụ lục 2.

3.2.3. Mơ hình mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng

3.2.3.1. Mô tả biến

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w