Những bất cập trong việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu KTMon (11) (Trang 25 - 28)

4. Thực trạng vấn đề thuế GTGT ở Việt Nam

4.2. Những bất cập trong việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam

4.2.1. Thuế suất và đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT

Còn nhiều mức thuế suất khác nhau làm chính sách thuế phức tạp, khó quản lý, dễ bị vận dụng tuỳ tiện, dễ bị lợi dụng để lách thuế, trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

4.2.2. Phương pháp tính thuế

Việc áp dụng hai phương pháp tính thuế và sử dụng hai loại hoá đơn tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, gián đoạn quá trình thực thi luật thuế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ẩn lậu thuế. Việc cho phép áp dụng hai phương pháp tính thuế là có tính đến đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và sự khác biệt về trình độ kế toán giữa các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là bước quá độ trong thời gian đầu khi thực thi Luật thuế GTGT.

4.2.3. Quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ

Hệ thống chứng từ thiếu cả về số lượng và các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ:

-Đơn vị nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, lập hoá đơn thuế GTGT thu phí uỷ thác, khi giao hàng cho cơ sở uỷ thác lại phải lập hoá đơn thuế GTGT. Điều này không hợp lý vì khi trả lại hàng cho chủ hàng không phải là quan hệ mua bán.

-Thiếu chứng từ kế toán bắt buộc làm cơ sở pháp lý để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giữa các pháp nhân độc lập: hoá đơn chiết khấu, giảm giá.

Theo quy định của Luật Thuế GTGT thì đối với các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán hàng doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT phản ánh tổng số tiền phải thanh toán bao gồm giá bán chưa có thuế GTGT và thuế suất GTGT. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp muốn giảm giá, chiết khấu hay bớt giá cho khách hàng thì phải giảm ngay trong đơn giá của hoá đơn GTGT, và kế toán hạch toán doanh thu thực tế đã trừ đi các

khoản chiết khấu, giảm giá, bớt giá. Việc hạch toán này trái với chế độ hạch toán kế toán theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT về ghi nhận doanh thu và các khoản chiết khấu, giảm giá, bớt giá hàng bán. Vấn đề này gây không ít khó khăn và phức tạp cho những đơn vị kinh doanh nhiều mặt hàng như siêu thị, cửa hàng bách hoá tổng hợp...sử dụng hoá đơn GTGT đặc thù do đơn vị tạo lập theo qui định của Bộ tài chính ; bởi lẽ các đơn vị này thường sử dụng hoá đơn được soản thảo theo các phần mềm chương trình cho máy vi tính với đơn giá ổn định trong một thời kỳ nhất định. Hơn nữa, nếu như việc giảm giá, bớt giá cho lô hàng bán ra cuối cùng với số lượng ít thì đơn giá có thể giảm xuống đến mức vô lý (bằng không hoặc số âm) để đảm bảo đủ số chiết khấu cho các lô hàng đã bán ra trước đó với số lượng lớn.

4.2.4. Khấu trừ thuế

TSCĐ trước đây áp dụng thuế doanh thu khi chuyển sang áp dụng thuế GTGT thì phần giá trị còn lại vẫn được sử dụng tạo doanh thu chịu thuế GTGT nhưng không được khấu trừ, điều này gây thiệt thòi cho doanh nghiệp.

4.2.5. Hoàn thuế

Việc dựa vào thời gian (3 tháng liên tục có thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra) chưa phù hợp vì có trường hợp doanh nghiệp sau 3 tháng liên tiếp, lượng thuế được hoàn nhỏ, song có doanh nghiệp chỉ trong vòng 1 tháng hoặc 2 tháng mức chênh lệch giữa thuế đầu vào và thuế đầu ra (thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra) rất lớn, chiếm tỉ trọng cao so với doanh thu, như vậy sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

Hoàn thuế còn chậm so với thời gian quy định: Tính đến hết 6 tháng đầu năm 1999, cả nước mới hoàn thuế được 236 tỷ đồng trên tổng số 350 tỷ đồng xin hoàn thuế của 800 DN tại 49 địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và tính đến hết tháng 12/1999, tổng số thuế các DN yêu cầu được hoàn trả trên 2000 tỷ đồng nhưng ngành thuế mới chỉ giải quyết hoàn thuế gần 1800 tỷ đồng. Điều này xuất phát từ các lý do sau:

+Thủ tục hoàn thuế còn rất phức tạp. Hiện nay, tại Cục thuế Hà nội, 1 hồ sơ hoàn thuế phải có đủ 8 chữ ký thì mới được thực hiện.

+Trên thị trường có nhiều loại hoá đơn bất hợp pháp đang lưu hành nên thời gian để xác minh tính trung thực của các tờ hoá đơn xin hoàn thuế bị kéo dài.

+Do bản thân các DN chưa hiểu rõ về chính sách thuế, trình tự, thủ tục hoàn thuế...nên phải mất rất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục.

+Trang bị quản lý ngành thuế và cán bộ thuế còn hạn chế, dẫn đến những khó khăn trong xét hồ sơ hoàn thuế

Việc quy định:"Hoàn thuế trước-kiểm tra sau" dễ dẫn đến tiêu cực, gian lận.

4.2.6. Việc hạch toán thuế GTGT trong một số trường hợp riêng

Đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, phản ánh thuế GTGT phải nộp như một khoản chi phí là không phù hợp với bản chất của thuế GTGT do thuế GTGT là một loại thuế gián thu.

Hướng dẫn của Bộ Tài chính : Khi xuất hàng bán (ký gửi) cho các đại lý bán hàng thì doanh nghiệp phải lập hoá đơn thuế GTGT hoặc hoá đơn bán hàng giao cho cơ sở nhận đại lý ký gửi, trong khi đó theo quyết định 1141/QĐ- CDKT, nghiệp vụ này được phản ánh vào Tk 157.

Một phần của tài liệu KTMon (11) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w