Một là, nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp luật để hồn thiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Quy định rõ mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với tổ chức cộng đồng dân cư. Sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố để quản lý chặt chẽ việc thành lập mới thôn, tổ dân phố. Các thơn, tổ dân phố khơng đạt tiêu chí, điều kiện quy định thì thực hiện hợp nhất nhằm giảm mạnh số lượng thôn, tổ dân phố so với hiện nay.
Hai là, thống nhất nhận thức và quy định rõ trong pháp luật các hoạt động ở thôn, tổ dân phố là hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư, khơng phải là một cấp hành chính, cho nên khơng thể hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Đối với những nhiệm vụ do chính quyền cấp xã u cầu thì phải gắn với kinh phí phục vụ tương ứng để trả thù lao cho những người thực hiện ở thôn, tổ dân phố. Ở thôn, tổ dân phố thực hiện việc Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.
Ba là, nghiên cứu quy định lại các chức danh cán bộ cấp xã theo hướng giảm bớt và xác định các vị trí việc làm để bố trí cơng chức theo các chức danh cụ thể gắn với các nhiệm vụ của chính
quyền cấp xã, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo. Chuyển 02 chức danh Chỉ huy trưởng quân sự và Trưởng công an xã trực thuộc lực lượng vũ trang chính quy ở cấp huyện.
Bốn là, thực hiện nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND; phó bí thư cấp ủy kiêm chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã kiêm nhiệm một trong các chức danh: phó chủ tịch HĐND, các trưởng ban của HĐND cấp xã,... Quy định việc kiêm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như: trưởng ban tổ chức, trưởng ban tuyên giáo, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và phó các tổ chức chính trị - xã hội.
Năm là, tiếp tục quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính. Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ, công chức để không phân biệt công chức cấp xã với công chức từ cấp huyện trở lên. Số lượng biên chế công chức được quy định trên cơ sở xác định vị trí việc làm trong các cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên và biên chế công chức ở cấp xã đưa về thuộc biên chế của công chức cấp huyện để UBND cấp huyện quản lý, sử dụng, phân công và luân chuyển về làm việc ở các xã. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức tuyển dụng công chức để lựa chọn được những người đủ phẩm chất, năng lực bố trí về làm việc ở cấp xã và 3 năm một lần thực hiện luân chuyển, định kỳ chuyển đổi giữa các xã với nhau.
Chính phủ cần quy định mức trần về số lượng các chức danh cán bộ, công chức và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Trên cơ sở đó, phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định số lượng cán bộ cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phù hợp với tình hình cụ thể của từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Sáu là, cán bộ cấp xã hoạt động theo nhiệm kỳ, được hưởng chế độ theo quy định; hết nhiệm kỳ nếu không ứng cử và khơng tái cử, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được xem xét để tuyển dụng vào cơng chức theo quy định, nếu không sẽ được nghỉ công tác, hưởng chế độ trợ cấp một lần và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảy là, chỉ thực hiện chế độ phụ cấp hàng tháng đối với 02 chức danh ở thôn, tổ dân phố cộng với phụ cấp kiêm nhiệm (nếu có) trong 2 năm; nghiên cứu bỏ khái niệm gọi đó là các chức danh không chuyên trách của thôn, tổ dân phố, mà thực hiện theo cơ chế tự quản của cộng đồng dân cư. Tăng phụ cấp kiêm nhiệm từ mức 20% hiện nay lên mức 50% đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thơn, tổ dân phố để khuyến khích việc kiêm nhiệm các chức danh./.
Tài liệu tham khảo:
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
6. Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XI về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có cơng và định hướng cải cách đến năm 2020”.
7. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XI về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
8. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị “về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.
9. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII.
10. Hệ thống các văn bản pháp luật về chính quyền cấp xã (1946 - 1999), Viện nghiên cứu
Khoa học tổ chức nhà nước, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (tháng 3/2000).
TS. Trần Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguồn: tcnn.vn