Câu 1: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc trong
máy quang phổ là gì?
A. Ống chuẩn trực B. Lăng kính.*
C. Buồng tối D. Tấm kính ảnh.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về máy quang phổ lăng kính?
A. Trong náy quang phổ lăng kính thì ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song. B. Trong máy quang phổ lăng kính thì buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.
C. Trong máy quang phổ lăng kính thì lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp
song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.
D. Trong máy quang phổ lăng kính thì quang phổ của một chùm sáng bất kì thu được trong buồng
ảnh của máy là một dải sáng có màu cầu vồng.*
Câu 3: Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ lăng kính trước khi đi qua thấu kính
của buồng ảnh là:
A. Một chùm tia phân kì có nhiều màu khác nhau.
B. Tập hợp nhiều chùm tia sáng song song, mỗi chùm một màu, có hướng khơng trùng nhau.* C. Một chùm tia phân kì màu trắng.
D. Một chùm tia sáng màu song song. Câu 4: Quang phổ liên tục của một vật
A. Phụ thuộc vào bản chất của vật.
B. Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.*
C. Khơng phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật. D. Phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật.
Câu 5: Chỉ ra ý sai. Những nguồn sáng sau đây sẽ cho quang phổ liên tục: A. Sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn.
B. Một đèn LED đỏ đang phát sáng.* C. Mặt trời.
D. Miếng sắt nung hồng.
Câu 6: Quang phổ liên tục được phát ra khi nung nóng chỉ với A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí có áp suất lớn.* C. Chất rắn và chất lỏng.
D. Chất rắn.
Câu 7: Khi tăng nhiệt độ của dây tóc bóng đèn, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi
thế nào?
A. Sáng dần lên, nhưng vẫn chưa đủ bảy màu như cầu vồng.
B. Ban đầu chỉ có màu đỏ, sau đó lần lượt có thêm màu vàng, cuối cùng khi đến nhiệt độ cao, mới
có đủ bảy màu chứ khơng sáng thêm.
C. Vừa sáng dần, vừa trải rộng dần từ màu đỏ qua các màu da cam, vàng,…, cuối cùng khi nhiệt
độ cao mới thấy rõ có đủ cả bảy màu.*
D. Hồn tồn khơng thay đổi gì.
Câu 8: Điều nào sau đây là khơng đúng khi nói về quang phổ liên tục?
A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối.*
Câu 9: Quang phổ của nguồn sáng nào dưới đây là quang phổ vạch phát xạ? A. Mẻ gang đang nóng chảy trong lị.
B. Cục than hồng.
C. Bóng đèn ống trong gia đình.
D. Đèn khí phát màu lục dùng trong quang cáo.*
Câu 10: Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ có đặc điểm gì sau đây?
A. Chứa các vật cùng độ sáng, màu sắc khác nhau, đặt cách đều đặn trên quang phổ. B. Gồm toàn vạch sáng đặt nối tiếp nhau trên quang phổ.
C. Chứa một số vạch màu sắc khác nhau, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.* D. Chứa rất nhiều các vạch màu.
Câu 11: Sự đảo vạch quang phổ (hay đảo sắc) là:
A. Sự đảo ngược vị trí và thay đổi màu sắc các vạch quang phổ.
B. Sự chuyển một vạch sáng khi phát xạ thành vạch tối trong quang phổ hấp thụ.* C. Sự đảo ngược vị trí các vạch quang phổ.
D. Sự thay đổi màu sắc các vạch quang phổ.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây khi nói về quang phổ vạch phát xạ là không đúng? A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm những vạch màu riêng lẻ trên nền tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.*
C. Mỗi nguyên tố hóa học khi bị kích thích, phát ra các bức xạ có bước sóng xác định và cho một
quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch,
về bước sóng (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.
Câu 13: Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ có đặc điểm gì sau đây?
A. Chứa các vật cùng độ sáng, màu sắc khác nhau, đặt cách đều đặn trên quang phổ. B. Gồm toàn vạch sáng đặt nối tiếp nhau trên quang phổ.
C. Chứa một số vạch màu sắc khác nhau, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.* D. Chứa rất nhiều các vạch màu.
Câu 14: Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại
quang phổ nào?
A. Quang phổ vạch phát xạ.* B. Quang phổ liên tục
C. Quang phổ vạch hấp thụ. D. Cả ba loại quang phổ trên.
Câu 15: Phép phân tích quang phổ là:
A. Phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc
B. Phép xác định thành phần hóa học của một chất (hay hợp chất ) dựa trên việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do nó phát ra*
C. Phép xác định loại quang phổ do vật phát ra
D. Phép do tốc độ và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được Câu 16: Ở một nhiệt độ nhất định một chất.
A. có thể hấp thụ một bức xạ đơn sắc nào thì cũng có thể phát ra bức xạ đơn sắc đó.* B. có thể hấp thụ một bức xạ đơn sắc thì khơng thể phát ra bức xạ đơn sắc đó.
C. bức xạ đơn sắc mà nó có thể hấp thụ hay phát ra, phụ thuộc vào nhiệt độ. D. bức xạ đơn sắc mà nó có thể hấp thụ hay phát ra, phụ thuộc vào áp suất. Câu 17: Quang phổ phát xạ được phát ra khi nung nóng:
A. một chất rắn, lỏng hoặc khí. B. một chất lỏng hoặc khí.
D. một chất khí ở áp suất thấp.*
Câu 18: Quang phổ phát xạ của một chất thì đặc trưng cho: A. chính chất ấy.
B. thành phần hóa học của chất ấy.
C. thành phần nguyên tố (tức tỉ lệ phần trăm các nguyên tố) của chất ấy.* D. cấu tạo phân tử của chất ấy.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây nói về quang phổ phát xạ là không đúng?
A. Quang phổ phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối. B. Quang phổ phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền
tối.*
C. Mỗi nguyên tố hóa học ở những trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
D. Quang phổ phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của vạch đó.
Câu 20: Để thu được quang phổ hấp thụ thì:
A. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. B. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.* C. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng. D. áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn.