Thuê tài chín hở các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Thuê tài chính, lý thuyết và thực tiễn (Trang 32 - 39)

PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TIỄN

2.1. Thuê tài chín hở các doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Thực trạng

Vấn đề vốn để khởi sự doanh nghiệp luôn là sự đau đầu của bất kỳ ai muốn bước chân vào thương trường. Bạn không có sẵn vốn để đầu tư vào những yếu tố như máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, tin học, viễn thông và các động sản khác ... hoặc để dành vốn vào mục đính kinh doanh khác. Cho thuê tài chính sẽ là kênh tín dụng hữu hiệu giúp bạn giải quyết những khó khăn đó.

Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... Tại Việt Nam nghiệp vụ cho thuê tài chính hay còn gọi là tín dụng thuê mua đã được ngân hàng NN-VN cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ - ngân hàng5 ngày 17/5/1995. Đến ngày 02/05/2001, chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.

Trước đây, ở nước ta một số thiết bị với số vốn lớn mà trong nước không thể sản xuất được như máy bay, tàu thuỷ có trọng tải lớn, chúng ta đã áp dụng phương thức này với các nhà sản xuất hoặc nhà cho thuê nước ngoài. Cho đến nay đã có hàng chục công ty cho thuê tài chính ra đời và hoạt động. Qua thời gian thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam cho thấy những lợi ích mà nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại là rất lớn, nó làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu tư dài hạn vào máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận với thiết bị và công nghệ hiện đại; cho thuê tài chính tỏ ra rất thích hợp đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây chuyền công nghệ sản xuất các doanh nghiệp mới thành lập.

Có thể nói, cho thuê tài chính là một thị trường đầy tiềm năng ở nước ta. Song một sự thật là nghiệp vụ cho thuê tài chính chưa phát triển ngang tầm với những ưu thế vốn có của nó. Còn nhiều bất cập trong cơ chế chính sách và điều hành thực tiễn, còn bế tắc trong thị trường đầu ra.

Chủ thể tham gia: Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2008 thì chỉ có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động chính thức trên thị trường thuê mua ở Việt Nam Vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính trung bình chỉ khoảng 150 tỷ. Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng.

Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính: Thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Hiện nay, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so

với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế. Máy móc, thiết bị của một ngành khác được tài trợ bằng phương thức thuê tài chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế. Đánh giá thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Chiến lược khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt.

Việc đầu tư dưới hình thức CTTC ngày càng được mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,…Tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… có chất lượng và mức độ công nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp trong hoạt động cho thuê của các công ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản.

Phương thức cho thuê tài chính: Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức:

• Phương thức giao dịch CTTC 3 bên. • Phương thức giao dịch CTTC 2 bên.

• Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại

Giá cả cho thuê tài chính: Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê.

Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất.

2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Thứ nhất, chủ thể tham gia thị trường CTTC chiếm một tỷ lệ rất thấp trong thị trường vốn; chưa có thói quen sử dụng dịch vụ CTTC. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên (được thực hiện cuối năm 2007 ) đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại...

Thứ hai, phương thức cho thuê và tài sản cho thuê chưa đa dạng, phong phú; tăng trưởng CTTC chưa tương xứng với tiềm năng. Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng.

Nguyên nhân

• Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, biểu hiện ở quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, quy định về đối tượng khách

hàng thuê tài chính, khoản 10 và khoản 11 Điều 20 của Luật các Tổ chức tín dụng.

• Hoạt động kinh doanh còn khá nhiều rủi ro, môi trường kinh tế đang có những tác động không thuận chiều với sự phát triển của hoạt động CTTC.

• Định giá tiền thuê, lãi suất cho thuê cao hơn so với các loại hình tài trợ vốn khác; phương pháp tính trả tiền thuê chưa linh hoạt.

• Năng lực cạnh tranh, quản lý kinh doanh của bên đi thuê chưa thích ứng với môi trường kinh tế nhiều biến động làm cho việc sử dụng tài sản thuê không có hiệu quả, vi phạm hợp đồng thuê tài chính. Mặt khác, quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều bất cập, sơ hở dẫn đến lừa đảo gây thiệt hại về tài chính cho công ty CTTC.

• Chưa hình thành thị trường mua bán máy móc, thiết bị đã qua sử dụng tại Việt Nam.

2.1.3. Giải pháp

Để khắc phục những tồn tại nhằm phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính Việt Nam ta dựa trên các quan điểm sau: Phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính phải trên cơ sở đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính dựa trên cơ sở sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá loại hình sở hữu, đa năng hoá nội dung hoạt động. Hoàn thiện và phát triển cho thuê tài chính Việt Nam phải dựa trên một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra.

Tham khảo và vận dụng có chọn lọc các ưu thế và chuẩn mực của quốc tế về cho thuê tài chính.

Trên cơ sở những định hướng và nguyên tắc cơ bản, một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính ở nước ta:

• Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện của một giao dịch cho thuê tài chính. Theo các văn bản hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính thoả mãn các điều kiện là: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên. Để được quyền sở hữu tài sản thuê, bên thuê mua lại tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

• Bên thuê và các đối tác trong cho thuê tài chính: Trong các văn bản hiện hành, "bên thuê" chỉ là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Tác giả kiến nghị: "Bên thuê" là mọi tổ chức, đơn vị và cá nhân chứng minh được khả năng thanh toán tiền thuê của mình.Các đối tác tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính không nên dừng lại ở các doanh nghiệp trong nước mà bổ sung thêm đối tác tham gia thành lập là các doanh nghiệp nước ngoài, việc các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước. Do vậy, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong đối tác của các công ty cho thuê tài chính giúp cho các công ty cho thuê tài chính trong nước tiếp cận nhanh với nguồn máy móc thiết bị và công nghệ

hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, đối tác là các tổ chức tín dụng trong công ty cho thuê tài chính phải chiếm tỷ lệ vốn đủ lớn để chi phối hoạt động của công ty.

• Vấn đề quản lý tài sản thuê. Để đảm bảo an toàn hoạt động cho các công ty cho thuê tài chính, theo kinh nghiệm của nhiều nước, cần phải đăng ký quyền sở hữu tài sản cho thuê, tránh trường hợp bên thuê sử dụng tài sản cho thuê vào mục đích cầm cố, thế chấp và bán...

• Vấn đề xuất, nhập khẩu đối với tài sản cho thuê. Các công ty cho thuê tài chính muốn có tài sản cho thuê thường phải thông qua uỷ thác hoặc mua lại của các đơn vị kinh doanh xuất, nhập khẩu nên làm tăng chi phí và không chủ động cho thuê. Để tháo gỡ khó khăn này, đề nghị cho phép các công ty cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp tài sản cho thuê như các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.

• Các giải pháp khác

• Cần có chính sách miễn, giảm thuế để tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính áp dụng lãi suất cho thuê phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường như thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động cho thuê.

• Sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán máy móc, thiết bị cũ. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính hoặc vì lý do nào đó hợp đồng cho thuê tài chính kết thúc trước hạn, để tìm được một khách hàng mới thuê lại máy móc, thiết bị này quả là một việc khó khăn. Việc hình thành các trung tâm môi giới, mua bán, kinh doanh thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong việc thu hồi vốn.

• Vấn đề Marketing trong cho thuê tài chính.Do các công ty cho thuê tài chính mới ra đời và hoạt động, nghiệp vụ cho thuê tài chính rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, địa bàn hoạt động của công ty lại rộng khắp trong toàn quốc, do vậy, việc quy định chi phí quảng cáo, tiếp thị của các công ty cho thuê tài chính (5%-7% tổng chi phí) giống như các tổ chức tín dụng hiện hành là chưa hợp lý. Chúng tôi kiến nghị mức chi phí này của các công ty cho thuê tài chính từ 7%-10% là hợp lý hơn.

Cho thuê tài chính là vấn đề rộng lớn, phức tạp và mới mẻ ở nước ta. Với những định hướng và giải pháp cơ bản trên đây, tác giả mong muốn góp một số ý kiến vào tiếng nói chung của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Thuê tài chính, lý thuyết và thực tiễn (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w