Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiếp cận tín dụng của họ đồng bào dân tộc eđê trường hợp nghiên cứu tại xã cuôr đăng huyện cư mgar tỉnh đak lak (Trang 26)

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Cư M’Gar

Nguồn: Cổng thơng tin điện tử huyện Cư M’Gar

Vị trí địa lý: Xã CrĐăng nằm ở phía Đơng Nam huyện Cư M’Gar cách thành phố Buôn Ma Thuột 17km về hướng Đơng, có vị trí tiếp giáp các vùng như sau:

Phía Bắc giáp xã Ea Đrơng – huyện Cư M’Gar; Phía Nam giáp xã Hịa Đơng – huyện Krơng Păk; Phía Đơng giáp xã Cư Bao – Thị xã Bn Hồ; Phía Tây giáp xã Hịa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Dân số: Tồn xã có 6 Bn với 2.161 hộ, 10.504 nhân khẩu. Có 4 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn xã nhưng là người Êđê với 1.762 hộ, 8.356 khẩu, chiếm 81,5% tổng số toàn xã; người Kinh với 393 hộ, 1.761 khẩu, chiếm 18,2%; người H’rê có 5 hộ, người Thái có 1 hộ. Dân cư tập trung sinh sống dọc theo tuyến quốc lộ 14, đường liên xã, đường giao thông nông thôn, phân thành 3 cụm dân cư chính: Bn CrĐăngA - Bn CuôrĐăng B, Buôn KroaB – Buôn KroaC và Buôn KoH’neh – Buôn Aring. Phần lớn là đồng bào dân

tộc tại chỗ được quy hoạch theo chính sách định canh định cư của Nhà nước nên các cụm dân cư có mức độ tập trung khá-cao.

Ngành kinh tế chủ lực của xã là nông nghiệp, chiếm trên 65% trong cơ cấu kinh tế chung của tồn xã trong năm 2013. Trong đó, trồng trọt là chủ lực với cây cà phê, hồ tiêu, cao su và lúa. Tổng diện tích cà phê của tồn xã là 2.300ha, trong đó dân địa phương chăm sóc 1.775ha. Các cây trồng còn lại chỉ chiếm tỷ trọng thấp: hồ tiêu 20ha, cao su 52ha, lúa 45ha. Địa phương có lợi thế về thổ nhưỡng cho sự phát triển của cây cà phê nhưng năng suất vẫn thấp, năm 2013 đạt 2,2 tấn cà phê nhân/ha, thấp hơn từ 1,7 đến 3 tạ cà phê nhân/ha so với các niên vụ trước.

Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm của xã cũng khá phát triển. Tính đến cuối năm 2013, tồn xã có tổng đàn heo 1.700 con, tổng đàn dê 385 con, tổng đàn bò 980 con, tổng đàn gia cầm 21.160 con. Việc chăn thả ở mỗi hộ là tự nhiên nên năng suất khơng cao, việc quản lý và phịng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2013 xã đã đạt được 08/19 tiêu chí về Nơng thơn mới, bao gồm: Tiêu chí điện, Tiêu chí Chợ nơng thơn, tiêu chí Bưu điện, Tiêu chí thu nhập, Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, Tiêu chí Y tế, Tiêu chí Văn hóa, Tiêu chí giáo dục.

Hoạt động thương mại như vật liệu xây dựng, xăng dầu, nơng sản, phân bón là từ các nhà kinh doanh ngoài địa phương với 6 đại lý vật liệu xây dựng, 13 đại lý thu mua nông sản, 2 cơ sở chế biến lâm sản, 4 cây xăng dầu và 1 cơ sở chế biến phân vi sinh. Hoạt động này đang phục vụ tốt nhu cầu của dân địa phương đồng thời tạo thêm việc làm cho họ. Riêng đối với các đại lý thu mua nơng sản, đây cịn là một kênh TD phổ biến cho các hộ trồng cà phê, cụ thể sẽ được trình bày trong phần-kết quả-nghiên cứu.

Theo điều tra năm 2013, tồn xã có 244 hộ nhèo, chiếm 11,3%, 85 hộ cận nghèo, chiếm gần 4%. Ngun nhân của nghèo đói nhìn chung là do thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, do đơng con, trình độ dân trí thấp và bệnh tật.

So với các vùng khác trong tỉnh thì xã nằm trong khu vực có đất đai màu mỡ, rất tốt cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Bên cạnh đó, người Êđê nơi đây đã gắn bó với cây cơng nghiệp này từ rất lâu đời, có kinh nghiệm trong chăm sóc. Việc sinh sống tập trung tạo điều kiện cho quá trình hỗ trợ nhau trong sản xuất về vốn, kỹ thuật chăm bón, nhân cơng thiếu hụt trong lúc chính vụ. Mùa mưa với lượng mưa phong phú giúp người dân giảm chi phí nước tưới.

Hạn hán là khó khăn lớn nhất cho người trồng cà phê tại Đắk Lắk nói chung. Điều này làm gia tăng chi phí sản xuất về tưới tiêu, sản lượng, chất lượng giảm sút, ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận của hộ trồng cà phê. Mặc dù có kinh nghiệm lâu năm trong chăm sóc cây cà phê nhưng trình độ dân trí của người lao động là đồng bào Êđê còn thấp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, phản ứng với những biến đổi của thị trường về giá cả cà phê, phân bón phục vụ sản xuất cịn chậm. Đường giao thơng liên thơn nối các Buôn trong xã đều là đường đất nên vào mùa mưa, cộng thêm việc xe máy cày đi lại nhiều, khiến cho việc đi lại của bà con gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ, trong đó có tiếp cận vốn.

4.2. Nguồn cung tín dụng tại điểm nghiên cứu

Nguồn cung tín dụng tại xã chia làm 2 nhóm: chính thức và phi chính thức. Nhóm TDCT gồm các NHTM mà chiếm ưu thế là VBARD, VBSP. VBARD Đắk Lắk với mạng lưới rộng khắp gồm 31 Chi nhánh và 35 Phịng Giao dịch trên tồn tỉnh, cung cấp các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, cho vay, thanh tốn, v.v. Đắk Lắk có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước nên VBARD xác định đây là đối tượng đầu tư chủ đạo. Tính đến 31/03/2013, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực cà phê của VBARD đạt 3.570,92 tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực cà phê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.Khách hàng của VBARD là hộ nơng dân với mức thu nhập trung bình và mức thu nhập khá.

VBSP Đắk Lắk được thành lập từ năm 2003, cũng như toàn hệ thống VBSP, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, nhận nguồn vốn được tài trợ từ Ngân sách Nhà nước và một phần từ các nguồn tài trợ khác để thực hiện nhiệm vụ cho vay đến các đối tượng chính sách. VBSP Đắk Lắk hiện đã có 15 Phịng Giao dịch tại Thành Phố Buôn Ma Thuột và trên tất cả các huyện của tỉnh, mạng lưới điểm giao dịch phủ kín 184/tổng số 184 xã. Đây là điều kiện vơ cùng thuận lợi để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn TD giá rẻ mà khơng cần có tài sản thế chấp. Điểm giao dịch của VBSP tại xã trong thời gian qua đã tích cực hỗ trợ vốn thơng qua 3 đơn vị ủy thác là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu Chiến binh. Tại 3 Buôn mà tác giả tiến hành điều tra, Hội Phụ nữ thực hiện cho vay đối với Buôn CuôrĐăng A, Buôn CuôrĐăngB, Hội Cựu Chiến Binh cho vay đối với Buôn KroaC19.

Một hộ tại điểm nghiên cứu vay vốn từ VBSP có thể tham gia nhiều chương trình vay ưu đãi trong cùng một thời kỳ. Đối với hộ nghèo nếu được vay theo gói cho vay dành cho hộ nghèo thì hạn mức tín dụng tối đa khơng được vượt q 30 triệu đồng/hộ. Mức vay trung bình một hộ nghèo nhận được tại điểm nghiên cứu cho mỗi chương trình vay khơng vượt quá 20 triệu đồng/hộ, mức vay này là rất thấp đối với những hộ cần vốn để chăm sóc vườn cà phê. Lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách và hộ nghèo hiện ở mức 0,25%/tháng - 0,9%/tháng, tương đương từ 3%/năm - 10,8%/năm. So với lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn dành cho đối tượng khách hàng là hộ gia đình ở nhóm các NHTM nhà nước thì mức lãi suất này chưa thực sự được gọi là ưu đãi và hỗ trợ cho người nghèo, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách ở địa bàn nơng thơn. Theo Vũ Minh, Thời báo Ngân hàng (15/04/2014), “hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 8%/năm theo quy định của NHNN, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 9% - 10,5%/năm đối với ngắn hạn, 11% - 12,5%/năm đối với trung và dài hạn.” Một số chương trình cho vay của VBSP có lãi suất tương đương với lãi suất cho vay ở các NHTM Nhà nước và NHTM Cổ phần trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn.

Về quy trình cho vay, việc cho vay vốn ủy thác tại VBSP khơng chỉ giảm được tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa ngân hàng với khách hàng, là cầu nối thơng tin hữu ích mà cịn có vai trị hỗ trợ người vay trong quá trình sử dụng vốn, hỗ trợ ngân hàng trong việc giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích. Là thành viên của các tổ, nhóm tiết kiệm, người vay cịn được hỗ trợ về kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế hộ. Việc phân chia từng Hội quản lý từng Buôn cụ thể đã giúp các đơn vị được ủy thác này nắm rõ hơn nữa tình hình sản xuất kinh doanh của hộ, nhu-cầu vay vốn, khả năng trả-nợ, v.v.

Số lượng các tổ chức tài chính có cho vay nơng nghiệp nơng thơn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là khá phong phú, tập trung ở trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột. Riêng một số tổ chức có Chi nhánh tại huyện Cư M’gar thì cũng chỉ tập trung ở trung tâm huyện là Thị trấn Quảng Phú, cách xã CuôrĐăng hơn 30km20. Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của người dân tại điểm nghiên cứu thông qua điểm giao dịch của VBSP, VBARD Chi nhánh Hòa Thuận (cách trung tâm xã khoảng 10km) và các tổ chức TDPCT.

4.2. Các chính sách tín dụng và sự hỗ trợ của Chính phủ trong tiếp cận tín dụng của hộ

Về chính sách tín dụng, khơng có sự khác biệt trong việc áp dụng các sản phẩm tín dụng cho hộ người Êđê tại điểm nghiên cứu so với các khách hàng là người dân tộc đa số khác.

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối

với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo đó, người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện-đời sống.

Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/03/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg.

Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nơng thơn.

Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

Từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp nơng thơn của tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế cùng với quá trình xây dựng nơng thơn mới. Bên cạnh đó, nguồn vốn này cịn góp phần đáng kể vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở khu vực này. Nguồn vốn được cung ứng từ tất cả các tổ chức tín dụng, không chỉ tập trung vào đầu mối là VBARD và VBSP như trước đây. Tính đến cuối tháng 08/2013, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nơng thơn trên tồn tỉnh Đắk Lắk đạt 17.225 tỷ đồng, chiếm 45,8% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế với tổng số 324.418 khách hàng còn dư nợ. Vay ngắn hạn 10.673 tỷ đồng chiếm 61,9%, vay trung và dài hạn đạt 6.552 tỷ đồng, chiếm 38,1% dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn21.

4.3. Tiếp cận tín dụng của các hộ người Êđê thơng qua khảo sát tại điểm nghiên cứu Quá trình điều tra phỏng vấn hộ Êđê trên nguyên tắc phân loại hộ bằng tiêu chí thu nhập và nhu cầu vay vốn như đã dự kiến. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn, số hộ và tỷ lệ hộ phân loại theo thu nhập được điều chỉnh lại cụ thể trong các bảng dưới đây. Tổng số mẫu hộ phỏng vấn được giảm xuống do hạn chế về nguồn lực trong quá trình điều tra, mặt khác,

điều tra thêm sau 58 mẫu, không cho thấy thông tin mới về tiếp cận tín dụng. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm hơn 11% số hộ toàn xã nhưng trong tổng số 58 mẫu điều tra, nhóm hộ nghèo được phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao nhất, 34 hộ chiếm 59% do nhóm hộ này cho thấy nhiều thơng tin phong phú hơn các nhóm cịn lại về tiếp cận tín dụng. Nhóm hộ cận nghèo (9 hộ) và nhóm hộ khá (15 hộ) không tăng thêm mẫu vì khơng có sự khác biệt khi tiến hành điều tra thêm tại các Buôn nghiên cứu.

Nhu cầu tiếp cận tín dụng của hộ thể hiện ở việc hộ có nhu cầu vay vốn, từ đó phát sinh u cầu vay hoặc tự nhận thấy mình khơng đủ điều kiện để vay vốn nên tự nguyện khơng xin vay vốn. Thơng tin cho thấy nhu cầu tín dụng (ở tất cả các nguồn) của các hộ chiếm đến 91,38%. Từ nhu cầu đó, tỷ lệ hộ có yêu cầu vay vốn đến các tổ chức cung ứng đạt 87,93% tổng số mẫu điều tra và chiếm đến 96,22% số hộ có nhu cầu vay vốn. Có 7 hộ, chiếm 12,07% lượng mẫu, khơng có u cầu vay vốn đến bất kỳ tổ chức cung ứng nào. Trong đó, 5 hộ khơng có nhu cầu tín dụng và 2 hộ khơng u cầu vì nhận định điều kiện của hộ không đáp ứng được lịch trả nợ cũng như yêu cầu về tài sản thế chấp và điều kiện vay vốn. Theo số liệu khảo sát22, hai hộ này thuộc diện hộ nghèo nhưng lại không có tên trong danh sách hộ nghèo của Bn – một trong những điều kiện tiên quyết khi muốn vay vốn tại VBSP. Như vậy, cơng tác bình xét hộ nghèo và chất lượng bình xét tại địa phương có ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận tín dụng của hộ.

Hình 4.2: Phân loại hộ nghiên cứu theo yêu cầu vay vốn và thu nhập

58 mẫu

51 hộ có yêu cầu vay 7 hộ không yêu cầu vay

10 hộ nghèo & 2 hộ cận nghèo bị từ chối 17 hộ nghèo 4 hộ cận nghèo 3 hộ khá có xin vay nhưng được vay ít hơn đề nghị 5 hộ nghèo 3 hộ cận nghèo 7 hộ khá có xin vay và được vay như đề nghị 5 hộ khá khơng có nhu cầu vay vốn 2 hộ nghèo có nhu cầu nhưng khơng xin vay vì thiếu điều kiện

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Một hộ có yêu cầu vay vốn có khả năng sẽ được vay như đề nghị hoặc được vay ít hơn đề nghị hoặc hoàn toàn bị từ chối. Việc thống kê số lượng hộ trong năm 2013 tại điểm nghiên cứu được vay như đề nghị, vay ít hơn đề nghị hoặc bị từ chối chỉ xét yêu cầu vay tại các tổ chức TDCT do khuyến nghị chính sách là dành cho nhóm này. Hộ có vay tại các tổ chức TDPCT là những hộ được vay ít hơn đề nghị, bị từ chối hoặc được vay như đề nghị tại tổ chức TDCT. Trong nhóm 51 hộ có yêu cầu vay vốn, có đến 12 hộ (chiếm 20,7%) bị từ chối khi có yêu cầu vay tại NTDCT. 9/12 hộ bị từ chối vay tại VBSP do khơng hồn trả nợ theo đúng lịch của món vay năm 2012, khơng được tổ chức ủy thác là Hội phụ nữ xét cho vay trong năm 2013. Thông tin từ trưởng nhóm tiết kiệm của Hội phụ nữ, lười biếng, không chịu lao động sản xuất là nguyên nhân chính. 3/12 hộ bị từ chối vay tại VABRD và NHTM khác do khơng có tài sản thế chấp, đất sản xuất hiện tại là đất th của nơng trường.

Hình 4.3: Tỷ lệ các mức tuổi của chủ hộ có nhu cầu tín dụng

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Nhu cầu tín dụng tập trung ở các mức tuổi từ 31 đến 60 tuổi, tuổi bình qn của chủ hộ là 45. Hai nhóm độ tuổi có nhu cầu tín dụng cao nhất từ 41 đến 50 tuổi (chiếm 33,33% số hộ

Một phần của tài liệu Tiếp cận tín dụng của họ đồng bào dân tộc eđê trường hợp nghiên cứu tại xã cuôr đăng huyện cư mgar tỉnh đak lak (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w