Đầu tư gián tiếp( ODA)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Trang 25 - 29)

2.1 Tình hình huy động,quản lí và sử dụng ODA

ODA được xác định là nguồn lực bên ngoài quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho sự nghiệp CNH-HĐH nói riêng. Chính phủ ta rất quan tâm đến việc thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức này. Việc chúng ta nối lại mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB,ADB, kí hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ với Mĩ, gia nhập ASEAN…là những bước tiến trong việc tạo lập môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi cho việc vận động và tiếp nhận ODA..

ODA có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và các vùng lãnh thổ, giảm phân hoá trong phát triển giữa các vùng miền đô thị với nông thôn, vùng sâu , vùng xa, cải thiện điều kiện sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc song… Từ năm 1993 đến nay thông qua 7 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam lượng được cam kết đạt trên 16,4 tỉ USD. Tính đến ngày 31/12/1999 chúng ta đã giả đạt khoảng 41,03% tổng số vốn cam kết. Năm 2000 các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 2,8 tỉ USD trong đó có 700 triệu hỗ trợ đẩy nhanh quá trình cải cách.

Trong những năm qua Nhà nước ta hướng việc sử dụng nguồn vốn ODA vào những vùng ngành, những lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước; trước hết là cải tạo, nâng cấp và phất triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Một số chương trình dự án ODA được triển khai tại các vùng nông thôn miền núi, nhiêud dự án cho phát triển giao thông, điện thuỷ lợi , y tế.. Có thể nêu ra một số chương trình dự án ODA có quy mô lớn: Chương trình tín dụng nông nghiệp cua ADB, chương trinh diều chỉnh cơ cấu( SAC) và chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế(ESAF) cua WB va IMF, chương trình hỗ trợ hàng hoá của Nhật Bản, Hà Lan…

Những chương trình đó đã mang lại những hiệu quả thiết thực lâu dài.

Trong công nghiêp ODA đã góp phần đáng kể trong việc tăng năng lực sản xuất của một số ngành, đặc biệt là ngành điện. Hầu hết nguồn điện, hệ thống đường dây, trạm biên thế quan trọng đều được đầu tư bằng ODA( nhà máy thủy diện Hoà Bình, Thuỷ điện Trị An 440Kw, nhiệt điện Phả Lại…).

Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, viện trợ không hoàn lại chiếm tới 50,3%, các lĩnh vực như tín dung nông thôn, thuỷ lợi , lâm nghiệp.. đã thu hút đang kể sự quan tâm từ các nguồn viên trợ song phương, đa phương. Trong GTVT, nhiêu công trình giao thông trọng điểm được các nhà đầu tư cam kết hỗ trợ xây dựng trong thời kì 1996-2000. Các dự án GT nông thôn cũng được đầu tư bang ODA cua các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản , WB, ADB.

Trong lĩnh vực giáo dục –đào tạo, khoa học-công nghệ, các cơ quan Việt Nam đã phối hợp tốt, tích cực và chủ động, xây dựng và thực hiện các dự án sử dụng ODA nên đạt tỉ lệ dự án cao so với các ngành khác, đào tạo một số lượng đáng kể cán bộ khoa học kĩ thuật thuộc nhiều lĩnh vực quan trong của nền kinh tế, tăng cường năng lực vật chất và những thiết bị nghiên cứu hiện đại, nhiều công nghệ hiện đại đã được nghiên cứu và đưa vào vận hành có hiệu quả….

2.2 Nhưng vấn đề tồn tại

Việc quản lí và sử dụng ODA ở nước ta trong thơi gian qua còn bộc lộ nhưng tồn tại làm giảm hiệu quả sử dung nguồn vốn này

- Về mặt nhận thức: Vẫn còn nhiều người nghĩ ODA lag món quà cho không, biếu không. Lại có quan niệm sử dụng ODA vay là được ma không tính đến khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng, gây tình trạng thất thoát, lãng phi, tham nhũng..

- Quá trình lập và duyệt dự án ODA kéo dài từ 1-3 năm, phân bổ nguồn vốn của dự án lại chưa thật sự hợp lí, chua gắn với nhu cấu sử dụng vốn trong thực tế. Quy trình đấu thầu phức tạp, tổ chức long lẻo, xuất hiện tình trạng chạy đua hạ giá bỏ thầu đến mức vượt quá hệ số an toàn về chất lượng công trình; các nguyên tắc và diều kiện đấu thầu theo thông lệ quốc tế chưa được làm quen hoặc chưa công khai nên phần lớn thiết bị phải mua từ nước ngoài với giá cao, chuyển giao kĩ thuật lạc hậu, thanh toán cho chuyen gia nước ngoài rất tốn kém, chịu sự lệ thuộc nhất định vào nước ngoài…

Chính sách và công tác đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư chưa hợp lí dẫn tới một số dự án giao thông chậm triể khai. Vốn đối ứng tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng tổng số vốn đầu tư cho dự án ODA lại ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ triển khai dự án do việc kế hoạch hoá làm chưa tốt. Các chủ dự án khi lập dự toán chưa phản ánh đủ hoặc kịp thời vốn đối ứng để đua vào kế hoach NSNN hang năm nên thường phải đièu chỉnh bổ sung, gây nhiều khó khăn

Về phía các nhà tài trợ, quy trình thủ tục giả ngân của họ khá phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị. Hơn nưac, nhiều trường

hợp, quy định của họ không rõ ràng, nhất quán, cản trở việc giải ngân có hiệu quả

Về phía Việt Nam, chưa xây dựng quy chế phân định trách nhiệm rõ rang cho cơ quan hay cá nhân chịu trách nhiệm về dự án. Đối với một số dự án của dịa phương, công tác thẩm định còn sơ sài, chưa thực sụ tính toán đến khía cạnh hiệu quả kinh tế của dự án . Nhiều dự án khi làm nghiên cứu khả thi đã không xác định rõ mục tiêu đầu tư, hạng mục đầu tư và tính đồng bộ giữa các khâu dẫn đến việc nhập khẩu thiết bị không đồng bộ, nguyên liệu không đủ, ccong suất thiết kế đạt thấp…điều đó làm hiệu quả kinh tế của dự án thấp, gây khó klhăn cho việc trả nợ. Ngoài ra năng lực cuả ban quản lí dự án về trình độ ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lí còn hạn chế, nhất là ban quản lí tiểu dự án ở các địa phương.

Công tác quản lí tài chính ODA của chính phủ chư tập trung vào một đàu mối, do đo dẫn đến việc trách nhiêm không rã rang trong viẹc theo dõi quản lí, tổng hợp…

Nhưãng tôn tại đó khiến việc giải ngân ODA không theo như kế hoạch. Bình quan trong 1996-1999 chỉ giải ngân dược 1,1 tỉ USD , đạt 7-% kế hoạch. Ông chủ tịch WB phát biểu” Việt Nam cần giải ngân nhanh hơn 1,5 tỉ USD trong 3 năm tói mới có thể làm tăng mức tăng trưởng. Hiện tại VN còn 9 tỉ USD chưa giải ngân

2.3Giải pháp quản lí, sử dụng ODA

ODA là quan trọng nhưng nó chỉ là xúc tác giúp các nước đang phát triển khai thác tiềm năng bên trong, gián tiếp tác động đến sức mạnh kinh tế của quốc gia. Và nếu sử sụng không hiệu quả thì việc thu hút quá nhiêu ODA sẽ gây cho nên kinh tế nguy cơ chịu đựng gánh nặng nợ nần rất lớn. Theo xu hướng của thế giới thì việc quant lí , sử dụng ODA ngày càng phải chặt chẽ.

Cần chú ý các giải pháp sau:

- Cần chú ý đến công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, bồi dưõgn cho thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật ngoại ngữđể nâng cao chất lượng đàm phán nhằm đạt được yêu cầu tối thiểu về lãi suất thời hạn vay…trên cơ sở đôi bên cùng có lợi

- Tất cả dự án sử dụng ODA đều phải thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án, thực hiên đúng các quy định về đầu tư xây dựng trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là khâu lựac chọn dự án đấu thầu..

- Đơn giản hoá và nâng cao chất lương khâu thẩm định dự an, tổ chức đấu thầu, đàm phán các hợp đồng vay, bảo đảm tuân thủ đúng pháp

luật trong nước và thông lệ quốc tế; công khai hoá các quy trinhf thủ tục, thời hạn trách nhiệm trong quá trình triển khai dự án

- Phân tích cụ thể các điều kiện vay, các điều kiện ràng buộc để bố trí sử dụng vốn hiệu quả, khắc phục tình trạng sử dụng vốn dàn trải

- Nghiên cứu đồng bộ, có khoa học các biẹn pháp chuyển đổi nợ thành đầu tư trong nước, tăng khả năng thanh toan trả nợ..nhằm tạo ra khả năng trả nợ hoặc làm giảm nghĩa vụ trả nợ trong tuơnglai

- Các ngành, địa phương cần tính toán hiệu quả và xác đinh đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu

- Nhà nước thực hiện tốt chức năng định hương trong quản lí kinh tế là điêu kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA, đặc biệt chú trọng về chất lượng quy hoach tổng thể các nguồn vôn đầu tư phù hợp..

- Công tác vận động ODA cần được đổi mới về cơ bản về nội dung và phương pháp thực hiện. Cân mạnh dan chối bỏ cac nguồn vốn không đáp ứng yêu cầu

- Luật hoá các hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài, trong đó có việc sử dụng và quản lí ODA. Bởi vì hiện tại chúng ta có khá nhiều văn bản dưới luật nhưng hoạt động không hiệu quả, gây nên tình trạng chồng chéo sơ hở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để có cơ sở phân định rõ trách nhiệm quyền hạn giữa các cơ quan hữu trách cần phải hoàn thiện thể chế để có một cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện

Kết Luận

Hiện nay trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành một phần không thể thiếu, đối với cả các nước phát triển hay những nước đang phát triển, bước vào con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa. Cùng với nó, việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng trở thành một bộ phận quan trọng trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố hàng đầu của nhiều nứơc. Đối với Việt Nam chúng ta cũng vây. Bài viết này đã nghiên cứu một cách tổng quát và logic, thực trạng, thuận lợi cũng như khó khăn về nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Nó cũng đưa ra một số giải pháp, hy vọng có thể giúp cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Trang 25 - 29)