Những định hƣớng cơ bản trong hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm con người theo pháp luật việt nam và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 85)

đồng bảo hiể con ngƣời ở Việt Na hiện nay

3.1.1. Những nguyên tắc trong hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người ở Việt Nam

Trƣớc những hạn chế của quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con ngƣời, để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con ngƣời cần quán triệt những quan điểm sau đây:

- Cần thấy đƣợc những điểm mạnh và mặt hạn chế của Luật kinh doanh bảo hiểm và giao dịch bảo hiểm con ngƣời thông qua những thực tiễn áp dụng, các nghiên cứu, lý luận trong quá trình kể từ khi có hiệu lực thi hành cho đến nay, nhất là thực tiễn xét xử tại Tòa án. Qua đó, phát triển các quy định phù hợp với thực tiễn áp dụng, đồng thời pháp điển hóa pháp luật bảo hiểm đến mức tối đa để không phải ban hành nhiều văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm.

- Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nƣớc có bảo hiểm phát triển lâu đời, các điều ƣớc Quốc tế, thông lệ Quốc tế phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đáp ứng với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta để tƣơng thích với pháp luật và tập quán thƣơng mại quốc tế.

- Luật kinh doanh bảo hiểm đƣợc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với Luật dân sự là bộ luật chung, luật gốc. Nên những gì mà bộ luật dân sự đã quy định hoặc thì Luật kinh doanh bảo hiểm là luật chuyên ngành không phải quy định lại mà chỉ quy định về những điều Bộ luật dân sự chƣa quy định hoặc quy định về những đặc thù trong từng loại hợp đồng.

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo hiểm, phòng chống gian lận bảo hiểm. Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong kinh doanh bảo hiểm trong hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống gian lận bảo hiểm.

65

3.1.2. Những yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người ở Việt Nam

Ngày 24/10/2010, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Mặc dù Luật này đã sửa đổi khá nhiều nội dung đƣợc cho là vƣớng mắc, bất cập của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, tuy nhiên sau khi sửa đổi, những nội dung sửa đổi lần này chỉ là những sửa đổi về mặt hình thức. Cụ thể, nội dung sửa đổi chủ yếu trong Luật sửa đổi bổ sung là sự điều chỉnh về loại hình doanh nghiệp bảo hiểm; quy định lại về các loại nghiệp vụ bảo hiểm; về hợp tác và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; về quỹ dự trữ và quỹ bảo vệ quyền lợi ngƣời đƣợc bảo hiểm…Những quy định về hợp đồng bảo hiểm đƣợc quỹ nguyên, trong khi đó, đây là mảnh pháp luật về nội dung rất quan trọng và quy định của pháp luật hiện hành còn khá nhiều bất cập.

Thực tế những năm gần đây, các tranh chấp về bảo hiểm xảy ra ngày càng nhiều. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên đó là, pháp luật kinh doanh bảo hiểm còn bỏ ngỏ một số vấn đề hợp đồng bảo hiểm. Sự bỏ ngõ này đã dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhƣng doanh nghiệp bảo hiểm, ngƣời mua bảo hiểm và cơ quan giải quyết tranh chấp có cách hiểu khác nhau. Thực trạng này đã đẫn đến một số tùy tiện trong việc vận dụng quy định pháp luật cũng nhƣ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiể con ngƣời ở Việt Na

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ hợp động bảo hiểm nói chung và trong hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng.

3.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm.

Nghĩa vụ cung cấp thơng tin đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình thiết lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Sở dĩ, pháp luật quy định

66

nghĩa vụ cung cấp thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của các bên trong hợp đồng bảo hiểm vì nó là yếu tố quyết định đến việc các bên có giao kết hợp đồng bảo hiểm hay không.

Theo pháp luật Việt Nam có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm, cụ thể:

Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ: “giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm”.

Khoản 2, Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để đƣợc trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thƣờng;

Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 18 Luật này”.

Khoản 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Trong trƣờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thƣờng thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”.

Tuy nhiên, điều cần bàn trong quy định pháp luật Việt Nam lại là: Luật kinh doanh bảo hiểm đã có sự phân biệt giữa hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật và hành vi lừa dối, vì vậy đã dẫn đến quy định về hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp này là khác nhau. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm thì hành vi lừa dối để giao kết hợp đồng sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu (Điểm d, Khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm). Còn hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật sẽ dẫn đến hệ quả bên kia có thể đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng (Khoản 2, 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm). Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề chính là pháp luật khơng nói rõ lúc nào thì hành vi cố ý cung

67

cấp thông tin sai sự thật dẫn đến hệ quả bên kia có thể đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng (Khoản 2, 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm). Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề chính là, pháp luật khơng nói rõ, lúc nào thì hành vi cố ý cung cấp thông tin sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu và lúc nào thì đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng.

Quy định về hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật dẫn đến hợp đồng vơ hiệu hay đình chỉ hợp đồng trong quan hệ bảo hiểm đóng vai trị hết sức quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp. Để đảm bảo tính đặc thù của quan hệ bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, pháp luật cần quy định rõ về hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Cụ thể, nếu hành vi cố ý cung cấp thông tin xảy ra trƣớc khi giao kết hợp đồng bảo hiểm làm cho phía bên kia nhầm lẫn để đi đến quyết định giao kết hợp đồng thì nên xem đây là trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu. Nhƣ vậy, nếu rơi vào trƣờng hợp này thì bên bị lừa dối đƣợc quyền u cầu tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu. Hay nói cách khác, nếu rủi ro xảy ra cũng không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Trƣờng hợp, trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nếu có hành vi cố ý cung cấp thơng tin sai sự thật để duy trì hợp đồng bảo hiểm thì pháp luật nên quy định thuộc trƣờng hợp đƣợc quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng. Thời điểm xác định hợp đồng bị đơn phƣơng chấm dứt đƣợc tính từ khi bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật.

Đồng thời, để tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng một cách tùy tiện, ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm, quan điểm của ngƣời viết nên sửa đổi và quy định chi tiết hơn trƣờng hợp đơn phƣờng đình chỉ thực hiện hợp đồng tại Khoản Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và cụ thể hơn tại Điểm a Khoản 2 Điều này theo hƣớng sau: (i) quy định rõ hậu quả mà bên mua bảo hiểm phải chịu khi vi phạm Khoản 2 Điều 19, đó là khơng đƣợc nhận lại phí bảo hiểm đã đóng; (ii) quy định ràng buộc thêm điều kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 19, đó là khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ đƣợc vận dụng quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng khi thơng tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp sai sự thật có mối liên hệ trực tiếp với sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.

68

Với những phân tích trên đây, tác giả đƣa ra kiến nghị cần sửa đổi khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm nhƣ sau:

“2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm đồng thời không chi trả quyền lợi bảo hiểm cũng như tổng phí bảo hiểm đã đóng khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: a, Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.

b, Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 của Luật này.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo điểm a, Khoản 2 Điều này trong trường hợp sự kiện bảo hiểm đã xảy ra mà những thông tin được xem là sai sự thật khơng có mối quan hệ trực tiếp đến rủi ro đã xảy ra”.

3.2.1.2. Bổ sung quy định về cách thức trả tiền bảo hiểm

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm thì bảo hiểm sức khỏe, tai nạn thuộc về bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, đối tƣợng của bảo hiểm sức khỏe là những yếu tố thuộc về con ngƣời nên nếu quy định loại hình bảo hiểm này thuộc lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là không đúng với tên gọi và bản chất của bảo hiểm phi nhân thọ. Chính vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 đã tách bảo hiểm sức khỏe thành một loại hình bảo hiểm riêng với các sản phẩm bảo hiểm cơ bản là bảo hiểm tai nạn con ngƣời, bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Mục đích của bảo hiểm sức khỏe là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả khoản tiền mà ngƣời đƣợc bảo hiểm bỏ ra để chữa bệnh, điều trị thƣơng tật hoặc chăm sóc sức khỏe khi có những sự kiện xảy ra buộc ngƣời bảo hiểm phải bỏ ra chi phí này.

Mặc dù, bảo hiểm sức khỏe, tai nạn theo quy định của pháp luật hiện hành không phải là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ nhƣng nó lại mang tính chất bù đắp thiệt hại. Tính chất bù đắp thiệt hại này thể hiện, nếu số tiền bảo

69

hiểm cam kết lớn hơn những chi phí mà ngƣời đƣợc bảo hiểm bỏ ra thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ trả tiền bảo hiểm căn cứ vào thiệt hại (tức chi phí mà ngƣời đƣợc bảo hiểm đã bỏ ra). Trƣờng hợp, chi phí mà ngƣời đƣợc bảo hiểm bỏ ra lớn hơn số tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chi trả tiền bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã cam kết.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà làm luật đang đánh đồng giữa loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, tai nạn. Cụ thể, trong phần quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm của Luật kinh doanh bảo hiểm đã đặt tên gọi: “hợp đồng bảo hiểm con ngƣời” áp dụng cho cả hai loại hình bảo hiểm trên. Cách quy định theo pháp luật hiện hành đã dẫn đến hệ quả sau đây:

- Nếu áp dụng theo quy định của pháp luật sẽ không đúng với bản chất của loại hình bảo hiểm. Cụ thể, nhƣ đã chứng minh, bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm nhằm bù đắp thiệt hại cho ngƣời mua bảo hiểm vì họ phải bỏ ra những chi phí khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Nếu các doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào bản chất của bảo hiểm sức khỏe để đƣa ra cách thức trả tiền không vƣợt quá chi phí mà ngƣời đƣợc bảo hiểm bỏ ra trong trƣờng hợp có nhiều hợp đồng bảo hiểm đƣợc giao kết cho một đối tƣợng bảo hiểm thì khơng đúng với quy định của pháp luật. Trên thực tế, nếu rơi vào trƣờng hợp này, các doanh nghiệp bảo hiểm đều rất lung túng. Một số doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận trả tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm khác. Nhƣng một số doanh nghiệp bảo hiểm lại không đồng ý với cách trả tiền này và giải pháp của họ là yêu cầu ngƣời mua bảo hiểm phải nộp chứng từ gốc.

Hệ quả của hai cách áp dụng trên đã tạo ra sự bất công bằng giữa những ngƣời tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng tạo ra hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Thực trạng này cần thiết phải đƣợc chấm dứt và pháp luật cần đƣa ra những quy định đúng với bản chất của từng loại hình bảo hiểm.

Chính vì vậy, để có cách thức trả tiền bảo hiểm sức khỏe con ngƣời phù hợp với bản chất của loại hình bảo hiểm này, pháp luật cần có quy định về

70

hợp đồng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm sức khỏe con ngƣời. Cụ thể, nếu trong bảo hiểm sức khỏe con ngƣời, có nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng giao kết cho một ngƣời đƣợc bảo hiểm với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm thì tổng số tiền mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả không vƣợt quá chi phí mà ngƣời đƣợc bảo hiểm bỏ ra.

3.2.1.3. Kiến nghị thiết kế các điều khoản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe con người.

Nhƣ đã phân tích, pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm đã họp hai loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe cùng quy định chung trong hợp đồng bảo hiểm con ngƣời. Tuy nhiên, qua phân tích có thể thấy rằng bản chất của hai loại hình bảo hiểm này hồn toàn khác nhau, cụ thể:

- Đối tƣợng đƣợc bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ và tính mạng con ngƣời. Cịn đối với bảo hiểm sức khỏe con ngƣời thì đối tƣợng là tai nạn, sức khỏe con ngƣời. Đây là những yếu tố gắn chặt với con ngƣời những nó khác với tính mạng và tuổi thọ. Tuổi thọ và tính mạng là sự sống và chết của con ngƣời. Còn sức khỏe và tai nạn là những yếu tố thuộc về bản thân đang tồn tại của chính ngƣời đó.

- Cách thức đóng phí bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là khác nhau. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm kết hợp yếu tố rủi ro và tích lũy, thời hạn bảo hiểm dài nên phí bảo hiểm chắc chắn phải đóng nhiều lần. Còn bảo hiểm sức khỏe chỉ có yếu tố rủi ro, thời hạn bảo hiểm ngắn nên phí bảo hiểm thƣờng đóng một lần.

3.2.1.4. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 để đảm bảo quyền lợi không thể bị tước đoạt của bên mua bảo hiểm

Để đảm bảo quyền lợi không thể bị tƣớc đoạt của bên mua bảo hiểm, cần sửa đổi bổ sung Điều 35 theo hƣớng tƣơng tự nhƣ quy định pháp luật của

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm con người theo pháp luật việt nam và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 85)