Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản ly thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 43)

8. Bố cục luận văn

1.4. Bài học kinh nghiệm

1.4.1 Kinh nghiệm từ một số đị phương trong nước

a). Kinh nghiệm củ bảo hiểm xã hội huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

BHXH huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương được đánh giá là một trong những đơn vị có thành tích cao trong cơng tác quản lý thu nhiều năm gần đây. Phát

34

huy những thành tích và những kinh nghiệm qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH huyện Dầu Tiếng đã tập trung sự chỉ đạo, động viên cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện tốt mục tiêu “BHXH cho mọi NLĐ, tiến tới BHYT toàn dân bằng những việc làm chủ yếu sau đây:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn để mọi cấp,

mọi ngành và các đơn vị nhận thức đúng đắn về chính sách BHXH. Thơng qua cơng tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác BHXH. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài để tạo ra phong trào tồn xã hội tham gia cơng tác BHXH.

Hai là, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị định của Chính phủ

về sửa đổi, bổ sung điều lệ, chế độ tiền lương và trợ cấp BHXH.

Ba là, tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; phối

hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Thực hiện cơng bằng trong thụ hưởng các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước.

Bốn là, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lý

các hoạt động chuyên môn. Tập trung vào công tác thu, công tác xét duyệt, quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng BHXH.

Năm là, chăm lo công tác tổ chức cán bộ, đổi mới, sắp xếp bộ máy cho phù

hợp với yêu cầu thực tiễn, tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Mặc dù cịn gặp khơng ít khó khăn, song với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự hướng dẫn trực tiếp của BHXH tỉnh; sự phối hợp cấp ủy Đảng, chính quyền tại địa phương cùng các phòng, ban chức năng trong huyện; tập thể cán bộ, viên chức và LĐHĐ BHXH huyện Dầu Tiếng ln đồn kết, nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, tạo nên “cú huých quan trọng giúp huyện thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

35

Nhờ triển khai đồng bộ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nên số người tham gia và số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục có bước tăng trưởng qua các năm. Riêng năm 2020, BHXH huyện Dầu Tiếng thực hiện tốt việc truyền thông vận động, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT (cao nhất tồn tỉnh). Tính riêng đối tượng tham gia BHXH đã vận động được 1.244 người tham gia (tăng 31% so cùng kỳ năm 2019; đạt 121,8% kế hoạch giao). Trong công tác thu BHXH, đơn vị đã chỉ đạo cán bộ chuyên quản thu tích cực đơn đốc đơn vị SDLĐ đóng BHXH đến từng đơn vị nợ đọng, riêng các đơn vị hành chính sự nghiệp do nguồn ngân sách địa phương đảm bảo 100% khơng để nợ đọng BHXH, BHYT. Qua đó, số thu BHXH vượt chỉ tiêu kế hoạch và về đích trước thời hạn, tính đến hết năm 2020, số thu là 338,1 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch BHXH tỉnh giao. Số nợ BHXH giảm nhanh qua các năm, năm 2020 đơn vị đã thực hiện tốt công tác thu, giảm nợ đọng. Cụ thể, tính đến hết năm 2019 trên địa bàn huyện có 22 DN nợ BHXH với số tiền là trên 1,7 tỷ đồng, thì đến hết năm 2020 chỉ cịn 12 DN nợ, với số tiền nợ BHXH còn lại là 0,65 tỷ đồng, giảm 1,05 tỷ đồng, tương đương giảm 61,2%. Đối với các DN nợ BHXH, BHXH huyện đã phối hợp Thanh tra huyện, Phòng LĐTB&XH, Thuế, Công an, Liên đồn Lao động, Tịa án, Viện Kiểm sát nhân dân huyện,... lập Đoàn thanh tra, kiểm tra và xác lập hồ sơ khởi kiện các DN có số tiền nợ lớn, thời gian nợ kéo dài. Báo cáo UBND huyện chỉ đạo đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN tại 22 DN. Kết quả đã có 10 DN đóng BHXH số tiền thu là 1,05 tỷ đồng.

b) Kinh nghiệm củ bảo hiểm xã hội huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Theo báo cáo của BHXH huyện Diễn Châu tính đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện có 626 DN đang hoạt động, sử dụng 20.200 lao động, nhưng thực tế mới có 308 đơn vị, với 13.184 lao động đăng ký tham gia BHXH; Một số đơn vị tham gia chậm đóng, nợ đọng số tiền 9,8 tỷ đồng. Để giải quyết những tồn tại này BHXH huyện Diễn Châu đã có nhiều giải pháp thực hiện đó là.

Thứ nhất, Tranh thủ sự chỉ đạo của UBND huyện để tạo sự hỗ trợ của các

36

tình vi phạm. Tích cực tham mưu đề xuất để UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH hoàn thành tốt mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn.

Thứ hai, Yêu cầu cán bộ tăng cường bám sát đơn vị, đơn đốc đóng nộp

BHXH, giao chỉ tiêu giảm nợ đến từng cán bộ chuyên quản thu, hàng tháng, quý đánh giá chỉ tiêu giảm nợ làm căn cứ bình xét kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, Phối hợp với các ngành thống kê số DN đang hoạt động:

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư cung cấp danh sách các DN mới thành lập (theo định kỳ) để BHXH yêu cầu DN làm thủ tục đóng BHXH.

+ Phối hợp với ngành Thuế thống kê tất cả các DN đang hoạt động có sử dụng LĐ, thực hiện đối chiếu với danh sách đã tham gia BHXH. Từ đó, xác định được các DN chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Với danh sách và địa chỉ cụ thể, việc đốc thu có kết quả rất khả quan. BHXH huyện Diễn Châu xác định sự phối hợp này là chìa khóa quyết định sự thành cơng của công tác thu trong các năm.

Thứ tư, tổ chức thu các DN mới phát hiện. Căn cứ danh sách và địa chỉ các

DN chưa tham gia BHXH, BHXH huyện giao nhiệm vụ kế hoạch thu, trong đó chú trọng đến kế hoạch phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. BHXH huyện tổ chức vận động, hướng dẫn các DN này làm thủ tục đóng BHXH, BHYT, BHTN. Phối hợp giải quyết đăng ký tham gia theo hướng tạo mọi điều kiện thuận tiện, công khai hồ sơ thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị mới và giải quyết vấn đề truy thu (theo quy định) để mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Đối với các DN không hợp tác thì phối hợp với Thanh tra huyện, Phòng LĐTB&XH, Chi cục thuế,... và phòng các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh để thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đóng BHXH.

- Thứ năm, xây dựng quy chế phối hợp xử lý vi phạm nợ đọng BHXH giữa

BHXH huyện với Thanh tra, Thuế, LĐTB&XH, Công an,...để tăng cường công tác thu và giảm nợ trên địa bàn huyện.

37

Xác định quan điểm là “ngành phục vụ , những năm qua cả hệ thống BHXH nói chung và BHXH huyện Diễn Châu nói riêng đã đổi mới mạnh mẽ quy trình nghiệp vụ, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân; phát động phong trào thi đua xây dựng người cán bộ BHXH “thân thiện, trách nhiệm . Đặc biệt, huyện đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là khâu đột phá chiến lược và không thể thiếu trong hoạt động quản lý của ngành. Qua đó kết quả thực hiện cơng tác quản lý thu trên địa bàn cơ bản được giải quyết.

c) Kinh nghiệm củ bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

BHXH huyện Cẩm Giàng là một trong những đơn vị có nguồn thu BHXH lớn trong tỉnh, trong những năm qua đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về những thành tích đã đạt được trong cơng tác thu. Tuy nhiên, thời gian qua cũng như hiện nay, BHXH huyện Cẩm Giàng đã và đang đối mặt với một thách thức rất lớn đó là: Nợ đọng BHXH kéo dài với số lượng lớn của nhiều DN. Tính đến tháng 12/2020, tổng số tiền nợ BHXH của các đơn vị lên tới 10,1 tỷ đồng, chiếm 1,02% tổng số thu năm 2020, trong đó nợ từ 12 tháng trở lên chiếm tới 2,14 tỷ đồng.

Số tiền nợ nói trên đã phản ánh cơ chế thu BHXH cịn nhiều bất cập, cơng tác thu BHXH cịn nhiều khó khăn nhất là những DN nhà nước chuyển sang cổ phần thuộc các ngành giao thơng, xây dựng, dệt may,…tìm mọi cách đối phó. Lý do các DN đưa ra là: ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến việc sản xuất kinh doanh đình trệ, cơng trình xây dựng đã hồn thành nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán dẫn đến DN làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng đóng BHXH cho NLĐ.

Để giải quyết vấn đề này, BHXH huyện Cẩm Giàng đã có nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: Giao cho các tổ nghiệp vụ xác định nguyên nhân nợ đối với từng đơn vị để có giải pháp phù hợp; Yêu cầu cán bộ bám sát đơn vị để đơn đốc nhắc nhở đơn vị thực hiện đóng nộp đầy đủ; Thành lập các đoàn Thanh tra liên ngành để thanh tra đột xuất tất cả các đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên và các đơn vị nợ đọng với số tiền lớn. Các đợt thanh tra đều kiến nghị xử lý vi phạm hành chính, đối với các đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, lập

38

hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng để điều tra, khởi tố. Bên cạnh đó, BHXH huyện thực hiện giao chỉ tiêu giảm nợ đến từng cán bộ chuyên quản, hàng tháng, quý thực hiện đánh giá tỷ lệ giảm nợ để làm căn cứ bình xét hiệu quả công việc; hàng quý thực hiện công tác sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc đôn đốc thu và giảm nợ. Đối với những DN chây ỳ, nợ đọng BHXH kéo dài, BHXH huyện thực hiện biện pháp dừng giải quyết quyền lợi về BHXH cho NLĐ theo quy định có đóng có hưởng để tạo áp lực cho DN,... qua đó tình trạng nợ đọng BHXH trên địa bàn huyện cơ bản được giải quyết.

1.4.2. Bài h c rút r cho bảo hiểm xã hội huyện Hậu Lộc, tỉnh Th nh Hó

Các địa phương đạt được kết quả cao trong công tác quản lý thu BHXH đều có chung một điểm đó là: Bên cạnh yếu tố hết sức quan trọng là xây dựng hệ thống chính sách pháp luật về thu BHXH đồng bộ, chặt chẽ, đặc biệt là các chế tài xử lý đối với các vi phạm về thu nộp BHXH đủ mạnh, rõ ràng, thì trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách sáng tạo, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào cơng tác quản lý thu BHXH là nhân tố góp phần thực hiện thắng lợi cơng tác quản lý thu BHXH. Từ đó, bài học kinh nghiệm cần rút ra là:

Thứ nhất, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương

trong cơng tác thu BHXH. Thực hiện phương châm cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện, cơ quan BHXH chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp và thực hiện có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quả trong cơng tác thu, phát triển đối tượng và giảm nợ.

Thứ hai, sáng tạo trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật

về BHXH dưới nhiều hình thức khác nhau; nâng cao nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý thu làm cho đối tượng tham gia nhận thức đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi từ đó tự giác thực hiện.

Thứ ba, tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực

thu BHXH; phân loại các khoản nợ của DN để có biện pháp xử lý phù hợp, tăng cường cán bộ đôn đốc các DN thực hiện nộp BHXH, đăng tải thông tin số tiền nợ

39

của từng DN trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiên quyết xử lý vi phạm, chọn một số đơn vị điển hình để lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra tòa để răn đe, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên

môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH. Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH khơng chỉ là địi hỏi trước mắt mà cả cho lâu dài.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách phương pháp

quản lý, tăng khả năng tiếp cận của DN và NLĐ trong thực hiện chính sách BHXH. Hoạt động thu BHXH liên quan đến nhiều đối tượng thì đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, cải cách phương pháp quản lý, tăng khả năng tiếp cận của DN và NLĐ trong thực hiện chính sách BHXH là một trong những kinh nghiệm hết sức hữu ích.

40

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã nêu lên một số cơ sở lý luận có liên quan về quản lý thu BHXH. Trong đó, tác giả đã khái quát và nêu rõ các vấn đề như: Khái niệm, vai trò cũng như các nguyên tắc của quản lý thu BHXH; Tầm quan trọng của quản lý thu BHXH; phản ánh các nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH; tham khảo kinh nghiệm quản lý thu BHXH ở một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về cơng tác quản lý thu BHXH cho huyện. Đây chính là cơ sở tiền đề để tác giả phân tích thực trạng cơng tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

41

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

2.1. Khái quát về tình hình phát triển bảo hiểm xã hội tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Đi u iện tự nhiên và inh tế - xã hội huyện Hậu Lộc a) Đi u iện tự nhiên và dân số

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hố 23 km về phía Đơng Bắc, có diện tích tự nhiên 141,5 km². Ranh giới hành chính của huyện được xác định: Phía Bắc giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung; Phía Nam và phía Tây giáp huyện Hoằng Hố; Phía Đơng giáp Biển Ðơng. Dân số huyện Hậu Lộc là 174.842 người (số liệu thống kê tháng 4/2020). Trước đây huyện Hậu Lộc có 27 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 26 xã và 1 thị trấn). Tháng 12/2019, thực hiện Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQB14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, đến nay huyện cịn 23 đơn vị hành chính (gồm 22 xã và 1 thị trấn).

Huyện Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng đến vùng đồi núi và vùng ven biển. Hệ thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 10 chạy qua. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế của huyện Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.

Là huyện ven biển nhưng lại có cả rừng, đồi và sông núi, với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Huyện có 3 vùng kinh tế rõ rệt, có nhiều

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản ly thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 43)