Sơ đồ khối kỹ thuật thuật tách sóng I-Q trong OFDM quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền dẫn quang tích hợp coherent ghép kênh theo tần số trực giao ghép kênh quang theo bước sóng (co ofdm wdm) và ứng dụng cho vnpt hà nội (Trang 49 - 51)

Trong tách sóng homodyne, sóng mang quang sử dụng một bộ điều chế điện – quang bao gồm hai bộ MZM riêng biệt được sử dụng để điều chế hai thành phần I/Q của tín hiệu OFDM. Ở phía thu, tín hiệu quang OFDM được tách làm hai phần I/Q ngay trong miền quang nhờ sử dụng hai bộ thu cân bằng (gồm 4 photo-detector ghép thành 2 bộ) và một bộ ghép lai 0

90 . Bộ thu RF OFDM xử lý tín hiệu OFDM ở băng gốc để khôi phục lại dữ liệu ban đầu.

2.2. Công nghệ Coherent OFDM quang

2.2.1. Tổng quan về công nghệ Coherent OFDM quang

Công nghệ Coherent OFDM quang (CO-OFDM) là sự tích hợp của 2 công nghệ: công nghệ OFDM quang và công nghệ quang Coherent. Chính vì vậy, cơng nghệ CO-OFDM sẽ kế thừa được các ưu việt của cả 2 công nghệ Coherent và OFDM quang. Đó là nâng cao độ nhạy máy thu, hiệu suất quang phổ cao, và tăng cường chống lại sự tán sắc. PD2 PD1 Đến bộ thu RF OFDM 900 Tín hiệu từ sợi quang đến LD PD4 PD3 Q I

47

Việc tích hợp 2 cơng nghệ quang Coherent và OFDM quang cịn có tác động hỗ trợ phát huy ưu việt của cả 2 công nghệ:

- Công nghệ OFDM mang đến cho hệ thống coherent hiệu quả tính tốn, dễ dàng ước lượng kênh và pha;

- Công nghệ Coherent đem lại cho OFDM tính tuyến tính cần thiết trong chuyển đổi đường lên từ miền RF sang miền quang (RTO) và trong chuyển đổi đường xuống từ miền quang sang miền RF (OTR). Mà truyền dẫn tuyến tính là mục tiêu quan trọng cho việc thực hiện OFDM.

Giữa các dạng của hệ thống thông tin quang ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM), CO-OFDM nổi lên vượt trội bởi nó mang lại hiệu quả về phổ, độ nhạy máy thu, và sự phân cực hoặc độ dung sai tán sắc màu. Kể từ khi xuất hiện khái niệm CO-OFDM, các nghiên cứu lý thuyết và các thí nghiệm được tiến hành rộng rãi. Trong đó phải kể đến cơng trình nghiên cứu và thí nghiệm 100 Gb/s CO- OFDM truyền dẫn qua 1000 Km được chứng minh bởi nhóm nghiên cứu từ đại học Melbourne [5] và NTT [6]. Bởi vì CO-OFDM sử dụng bộ chuyển đổi số sang tương tự (DACs) ở phía phát và cũng duy nhất thí điểm một kênh sóng mang con cơ bản và ước lượng pha, nên rất thuận lợi để đạt được truyền dẫn hiệu suất phổ cao thông qua điều chế bậc cao. Kết quả nghiên cứu 64-QAM trong phân cực đơn và 16-QAM trong phân cực kép đã cho thấy đạt hiệu suất phổ cao cho cả hai loại phân cực này. Như vậy, CO-OFDM được xem là dạng điều chế hiệu quả cho 100 Gb/s thậm chí đạt tốc độ cao hơn do đạt hiệu suất phổ cao. Theo nghiên cứu, CO-OFDM có thể cho tốc độ dữ liệu lên tới 400 Gb/s hoặc cao hơn. Điều quan trọng hơn, CO-OFDM là một dạng điều chế tốc độ mà phần cứng và phần mềm có thể tương thích từ thế hệ hiện hành tới thế hệ tiếp theo bất kể tốc độ truyền dẫn được nâng cấp. Đây là sự tương phản với các dạng điều chế đơn sóng mang thơng thường khác.

2.2.2. Mơ hình hệ thống Coherent OFDM quang

48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền dẫn quang tích hợp coherent ghép kênh theo tần số trực giao ghép kênh quang theo bước sóng (co ofdm wdm) và ứng dụng cho vnpt hà nội (Trang 49 - 51)