Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình văn hóa và đô thị (Trang 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn

1.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Theo quy định trong chế độ kế toán, báo cáo kế toán được chia thành hai loại là: báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc.

- Báo cáo bắt buộc (báo cáo tài chính): là các báo cáo định kỳ lập theo quy định trong chế độ báo cáo kế toán và lập theo đúng mẫu quy định, nộp theo địa chỉ và thời hạn quy định nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý, cho công tác thống kê và thông tin kinh tế, cũng như phục vụ việc phân tích tình hình hoạt động kinh tế, tài chính tại đơn vị.

- Báo cáo không bắt buộc (báo cáo quản trị): là những báo cáo kế toán quản trị được lập nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ đơn vị. Khác với báo cáo bắt buộc, báo cáo quản trị khơng có tính pháp lý cao, có nội dung và kết cấu khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hình hoạt động của các đơn vị, tuy nhiên chúng đều tập trung vào việc phản ánh và cung cấp thông tin cho mục tiêu quản lý đơn vị mình. Báo cáo kế tốn quản trị trong các đơn vị thường là: báo cáo hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, tình hình tăng giảm TSCĐ.

* Theo kỳ lập, báo cáo kế toán được chia thành: báo cáo định kỳ và báo cáo thường xuyên.

- Báo cáo định kỳ: được lập sau từng kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thời hạn nộp báo cáo được quy định theo từng loại báo cáo của Doanh nghiệp.

- Báo cáo thường xuyên (báo cáo nhanh): được lập bất thường theo mục đích cung cấp thơng tin cho nhà quản lý, điều hành hoạt động kinh tế, tài chính tại Doanh nghiệp.

23

1.2.5. Tổ chức cơng tác kiểm tra kế tốn

Kiểm tra kế tốn, tài chính là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức hạch tốn. Việc kiểm tra kế tốn, tài chính do một bộ phận, người được giao nhiệm vụ thực hiện.

* Yêu cầu công tác kiểm tra:

- Cơng tác tự kiểm tra kế tốn tài chính tại Doanh nghiệp phải được đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ kế tốn, đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.

- Công tác kiểm tra phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên. Cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục để mọi người có trách nhiệm tham gia cơng tác kế tốn, tài chính tại Doanh nghiệp.

- Những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ. Mỗi kết luận phải có tài liệu chứng minh.

- Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản và phải lập báo cáo kiểm tra. * Hình thức kiểm tra: Tuỳ từng đặc điểm của tổ chức bộ máy, đặc điểm hoạt động, quy mơ, tình hình thực tế, hồn cảnh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp vận dụng những hình thức sau:

- Kiểm tra theo thời gian thực hiện: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất - Kiểm tra theo phạm vi công việc: kiểm tra toàn diện, kiểm tra đặc biệt * Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra các khoản thu-chi hoạt động của đơn vị.

- Kiểm tra xác định các khoản chênh lệch thu-chi hoạt động và trích lập các quỹ.

24

- Kiểm tra việc quản lý và sử dụng quỹ lương, các khoản vốn kinh phí bằng tiền.

- Kiểm tra các quan hệ thanh toán.

- Kiểm tra thực hiện quyết tốn thu-chi tài chính. - Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản. - Kiểm tra kế toán.

- Kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo cơng tác tài chính, kế tốn.

1.2.6. Tổ chức công tác kiểm kê tài sản

Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế tốn.

Cơng tác Kiểm kê được Cơng ty duy trì 6 tháng 1 lần theo định kỳ kiểm kê 0h00 ngày 01/01 và ngày 01/07 hàng năm.

Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

1.2.7. Tổ chức cơng tác bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán

Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán là cơng việc quan trọng và thường xun của kế tốn đơn vị. Về mặt nguyên tắc và đảm bảo tính pháp lý thì tài liệu kế tốn cần phải được đơn vị tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế tốn đầy đủ, an tồn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

Từ ngày 25 đến ngày cuối tháng, các nhân viên kế toán chịu trách nhiệm đóng sổ và lưu trữ chứng từ kế toán của tháng trước theo phần hành được phân công.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cung cấp các lý luận cơ bản về tổ chức cơng tác kế tốn, đi sâu vào nghiên cứu về nội dung của tổ chức cơng tác kế tốn nhằm đảm bảo tuân thủ khuôn khổ pháp luật kế toán theo quy định hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp. Các lý thuyết cơ bản này là cơ sở để phân tích, đánh giá, xác định đúng thực trạng của Cơng ty để có thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề mà thực tế công ty đang gặp phải, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các vấn đề đó sẽ được lần lượt giải quyết trong Chương 2 của luận văn.

26

Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH

VĂN HỐ VÀ ĐƠ THỊ

2.1. Tổng quan về Cơng ty

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cơng ty CP Đầu tư - Xây dựng cơng trình Văn hố và Đơ thị tiền thân là Xưởng thiết kế cơng trình văn hóa, được thành lập theo Quyết định số 30/VHTT ngày 17/3/1979 của Bộ Văn hóa Thơng tin.

Năm 1987 Xưởng thiết kế cơng tình văn hóa đổi tên thành Viện thiết kế cơng trình văn hóa.

Năm 1993 Viện thiết kế công trình văn hóa đổi tên thành Công ty tư vấn thiết kế cơng trình văn hóa.

Tháng 8/2005 Cơng ty tư vấn thiết kế cơng trình văn hóa đổi tên thành Cơng ty Tư vấn xây dựng cơng trình văn hóa và đơ thị.

Cơng ty tư vấn xây dựng cơng trình văn hóa và đơ thị được chuyển đổi cổ phần hóa theo QĐ số 801/QĐ- BVHTTDL ngày 22/2/2008 và QĐ số 2992/QĐ- BVHTTDL ngày 9/7/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoạt động mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực về tư vấn, đầu tư và xây dựng.

Với hơn 40 năm hoạt động với tên tuổi và thương hiệu của mình Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng cơng trình Văn hố và Đơ thị đã được biết đến với hàng nghìn cơng trình khác nhau trên khắp mọi miền đất nước trong các lĩnh vực tư vấn thiết kế, đầu tư và xây dựng. Với đội ngũ gần 100 cán bộ, nhân viên, chuyên gia gồm nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kiến trúc sư, Họa sỹ, Kỹ sư chuyên ngành có nhiều

27

kinh nghiệm và năng lực đã tạo nên những cơng trình có tên tuổi trong ngành kiến trúc và xây dựng như:

- Làng hoa Ngọc Hà của nhóm KTS Nguyễn Hồng Hà được giải nhất cuộc thi Nhà ở cho tương lai do UNESCO tổ chức tại TOKYO Nhật Bản.

- Trung tâm văn hóa Chăm do Ths. KTS Chu Hồng Hiệp và TS.KTS Hoàng Đạo Cung được giải thưởng kiến trúc toàn quốc 1994.

- Dự án quy hoạch Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam của Cơng ty đạt giải nhì trong triển lãm trưng cầu quy hoạch Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa – Thơng tin tổ chức và được thực hiện thiết kế quy hoạch chi tiết phần các làng dân tộc Việt Nam trong dự án quy hoạch tổng thể đã được Chính Phủ phê duyệt năm 1997.

- Cơng trình Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam của KTS Nguyễn Đình Lễ và KTS Hồng Văn Long là cơng trình được xếp hạng trong 10 cơng trình đẹp nhất của Việt Nam năm 2002 do Hội kiến trúc sư Việt Nam bầu chọn.

Công ty CP Đầu tư – Xây dựng cơng trình văn hóa và đơ thị đã và đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường tư vấn xây dựng, năm 1989 Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Đầu tư – Xây dựng cơng trình văn hóa và đơ thị trong các năm gần đây như sau:

28

Bảng 2.1. Các Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017

1. Doanh thu BH và CCDV 15.993.053.849 19.857.495.561 22.063.883.957

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 15.993.053.849 19.857.495.561 22.063.883.957

4. Giá vốn hàng bán 14.754.234.695 18.347.339.993 20.161.912.080

5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 1.238.819.154 1.510.155.568 1.901.971.877

6. Doanh thu hoạt động tài chính 590.604 15.662.540 11.188.107

7. Chi phí tài chính 26.930.136

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 932.800.155 1.139.517.151 1.424.396.439

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 279.679.467 386.300.957 488.763.545

11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác

13. Lợi nhuận khác 0 0 0

14. Tổng lợi nhuận KT trước thuế 279.679.467 386.300.957 488.763.545

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 55.935.893 77.260.191 97.752.709

16. Chi phí thuế TNDN hỗn lại

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 223.743.574 309.040.766 391.010.836

(Nguồn: Cơng ty CP Đầu tư – Xây dựng cơng trình văn hóa và đơ thị, giai đoạn 2017-2019)

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

- Đại hội đồng cổ đông

Đại hội cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Cơng ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn và nhiệm vụ được Pháp luật và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm 01 lần, trong thời gian 04 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính.

- Hội đồng quản trị

HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ là 05 (năm) năm. HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT.

29 - Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế tốn và tài chính của Cơng ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đơng. Ban kiểm soát gồm 03 thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.

- Ban Tổng giám đốc

Ban điều hành của Cơng ty gồm TổngGiám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng Giám đốc.

- Các Bộ phận chức năng

+ Khối Văn phòng hành chính - Quản trị: có nhiệm vụ quản lý điều hành cơng tác hành chính, tổ chức của Cơng ty, theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Quản lý, lưu trữ và theo dõi tồn bộ các tài liệu, cơng văn, giấy tờ, hồ sơ pháp lý của Công ty.

+ Khối sản xuất: có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Phòng Kinh tế - Thị trường: có nhiệm vụ định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng kế hoạch của Công ty trong từng thời kỳ, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chỉ đạo công tác bán hàng và thu hồi công nợ, cũng như các hợp đồng mua bán vật tư để phục vụ việc sản xuất kinh doanh tồn Cơng ty.

Bộ phận Kế tốn trực thuộc phịng này, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế tốn, quản lý tài chính của Cơng ty, lập sổ sách, hạch tốn, báo cáo số liệu kế tốn, bảo tồn và phát triển vốn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty.

+ Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: có chức năng kinh doanh các ngành nghề theo định hướng của Công ty, vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền.Hình thức kế tốn: hạch tốn độc lập.

30

Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

2.2. Thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng ty

Với mơ hình tổ chức cơ cấu bộ máy của Cơng ty thì bộ phận kế tốn đến nay vẫn nằm trong phịng Kinh tế thị trường, tuy vậy tổ chức bộ máy kế tốn vẫn duy trì 05 người, cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế tốn của Cơng ty

Kế tốn trưởng KT thu-chi ngân hàng KT thuế + công nợ KT giá thành, tổng hợp Thủ quỹ

31

Kế toán trưởng:

- Tổ chức cơng tác tài chính kế tốn và phân cơng bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu đổi mới, nhiệm vụ sản xuất của công ty trong từng giai đoạn. Hướng dẫn, đơn đốc kế tốn viên thực hiện cơng tác kế toán theo quy định của Nhà nước và quy định của Công ty.

- Chịu trách nhiệm quản lý chung, kiểm soạt mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực kế tốn tài chính của Cơng ty theo quy định của pháp luật, quy chế tài chính của cơng ty theo nhiệm vụ, thẩm quyền theo trách nhiệm.

- Kiểm tra, giám sát các công việc của Phòng, kịp thời giải quyết đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của phòng và các thành viên đạt hiệu quả cao nhất.

- Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của phòng cho Tổng giám đốc, tiếp nhận, phổ biến và triển khai kịp thời các chỉ thị của Ban giám đốc.

- Theo dõi, quản lý, có báo cáo kịp thời về nguồn vốn của công ty, các dự án công ty quản lý đảm bảo phục vụ kế hoạch sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giao dịch với ngân hàng, các tổ chức tín dụng liên quan đến việc huy động vốn của Công ty.

- Tham gia quản lý các dự án, xây dựng chế độ thưởng, phạt, chế độ chính sách cho người lao động.

- Quan hệ cổ đông và chịu trách nhiệm công bố thông tin cho công ty với các cổ đông và bên ngồi cơng ty.

- Làm việc với cơ quan thuế, đoàn kiểm tra liên quan đến số liệu kế tốn khi có u cầu.

- Kiểm tra, lập kế hoạch tài chính năm, báo cáo phân tích tình hình hoạt động tài chính năm của cơng ty trên cơ sở kế hoạch SXKD hàng năm của HĐQT, Ban giám đốc.

32

- Kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành các quy định, thể lệ chính sách liên quan đến cơng tác tài chính kế tốn do cơng ty quy định nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc làm sai.

- Tham mưu, đàm phán các hợp đồng của Công ty.

- Giải quyết các công việc khác theo yêu cầu của Ban giám đốc.

Kế toán tổng hợp

- Kiểm tra toàn bộ định khoản, các nghiệp vụ phát sinh.

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu sổ sách kế toán chi tiết và tổng hợp, in sổ kế toán.

- Hạch tốn thu nhập, chi phí, khấu hao, mua sắm, sửa chữa TSCĐ, BCTC và các báo cáo khác theo yêu cầu

- Yêu cầu kế toán viên điều chỉnh nghiệp vụ khi thấy phát sinh sai hoặc định khoản khơng đúng.

- u cầu kế tốn viên cung cấp báo cáo theo quy định và phối hợp để kịp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình văn hóa và đô thị (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)