Kết luận chƣơng 2
Nội dung chương này cũng đã trình bày được các nguy cơ dẫn đến mất an ninh trong mạng MANET và giới thiệu một số hình thức tấn cơng vào giao thức định tuyến trong mạng MANET.
Nghiên cứu các kiểu tấn công lỗ đen (black hole) trong mạng MANET. Phân tích cấu trúc gói tin, các cơ chế hoạt động, hành vi của lỗ đen trên giao thức AODV trong mạng MANET.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TẤN CÔNG LỖ ĐEN TRONG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRÊN MẠNG MANET THÔNG QUA SỬ DỤNG CÔNG CỤ MÔ PHỎNG 3.1. Phân tích và lựa chọn phƣơng pháp đánh giá Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.
Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu năng mạng máy tính, về cơ bản chúng ta có thể chia chúng thành 3 nhóm chính bao gồm đánh giá dựa vào mơ hình giải tích (Analytic Models), đánh giá dựa vào mơ hình mơ phỏng (Simulation Models) và đo hiệu năng trên mạng thực (Measurement).
Với mơ hình giải tích ta thấy các kĩ thuật thường được áp dụng bao gồm quá trình ngẫu nhiên, lý thuyết hàng đợi hay lý thuyết đồ thị, thời gian của mỗi kết nối cũng thay đổi một cách thống kê do đó việc áp dụng các kỹ thuật trên để đánh giá đo lường hiệu năng của hệ thống mạng là hợp lý.
Phương pháp đo hiệu năng trên mạng tập trung vào các độ đo mà người đo mong muốn. Kết quả của việc đo cho phép thu thập các số liệu để giám sát cũng như lập mơ hình dữ liệu cho các phương pháp đánh giá hiệu năng khác. Mô phỏng theo
41
định nghĩa đơn thuần là sự bắt chước một cách giống nhất có thể các khía cạnh của sự vật, hiện tượng trong đời thực. Trong lĩnh vực đánh giá, mơ phỏng mạng thì mơ phỏng là việc làm các thí nghiệm mạng sử dụng kỹ thuật mà máy tính điện tử số hỗ trợ.
Áp dụng ba phương pháp trên vào mạng MANET, chúng ta thấy rằng với mục tiêu có thể thay đổi các tham số hệ thống và các cấu hình trong mạng miền rộng đạt được kết quả tốt mà chỉ mất chi phí thấp thì sử dụng mơ hình giải tích là tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải là việc xây dựng các mơ hình giải tích với mạng MANET là khó có thể giải được nếu không dùng các giả thiết đơn giản hóa bài tốn hoặc sử dụng phương pháp chia nhỏ bài toán thành các mơ hình nhỏ hơn. Với các mơ hình giải được thì lại khác xa so với thực tế, khó có thể áp dụng và hầu như chỉ dùng phương pháp này cho giai đoạn đầu của quá trìnhthiết kế mạng. Sử dụng phương pháp đo là tốn kém và hầu như không thể bởi việc đo đạc lấy kết quả cần phải tiến hành tại nhiều điểm của mạng thực trong những thời điểm khác nhau và cần lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gianđủ dài. Ngoài ra việc giới hạn về chi phí cho các cơng cụ đo đạc cũng là vấn đề cần lưu ý. Với phương pháp mô phỏng chúng ta thấy rằng nó địi hỏi chi phí chạy thấp cho mỗi lần chạy nhờ đó người nghiên cứu muốn chạy bao nhiêu lần và với độ chính xác tùy ý đều được. Nhờ những ưu điểm đó, khi nghiên cứu về mạng MANET thì việc sử dụng mô phỏng vẫn là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
3.2. Bộ mô phỏng NS-2 và cài đặt mô phỏng
3.2.1. Giới thiệu NS-2,Error! Reference source not found.
NS-2 (Network Simulation) là phần mềm mô phỏng mạng điều khiển sự kiện riêng lẻ hướng đối tượng, được phát triển tại UC Berkely, viết bằng ngôn ngữ C++ và Otcl. NS-2 rất hữu ích cho việc mơ phỏng các hệ thống mạng có dây và khơng dây. NS-2 có các ưu điểm kiểm tra, đánh giá tính ổn định của các giao thức đang sử dụng và giao thức mới; nghiên cứu, xây dựng các mơ hình mạng lớn vượt qua giới hạn trong thực tế; mô phỏng nhiều loại giao thức mạng khác nhau (TCP, UDP, FTP, Telnet.. )
NS-2 và Bộ biên dịch Tcl mở rộng hướng đối tượng; bao gồm các đối tượng Bộ lập lịch Sự kiện, các đối tượng Thành phần Mạng và các mô đun Trợ giúp Thiết lập Mạng.
42