AN TOÀN ĐIỆN

Một phần của tài liệu BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH (Trang 30)

3.1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TỒN ĐIỆN CƠNG NGHIỆP

Các doanh nghiệp, công nhân, nhân viên cần tuân thủ những quy tắc sau.

3.1.2 An tồn điện đối với các kỹ thuật viên điện cơng nghiệp

Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa.

Khi đóng/cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/quy trình làm việc” và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn.

Khi bảo dưỡng, sửa chữa điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu giao nguồn trong suốt quá trình làm việc.

Các kỹ thuật viên phải có quy trình làm việc và tuyệt đối tuân theo giấy phép làm việc. Sau khi kết thúc công việc, kỹ thuật viên phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động.

Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V.

Phải sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao.

Khi ngắt 1 cầu chì, cầu dao, cơng tắc, mối nối điện, tại vị trí cơ lập phải treo biển thơng báo hoặc khóa cách ly.

Khi đi vào vùng nguy hiểm về điện, kỹ thuật viên phải mang quần áo khô, đi giày cách điện và đội mũ.

Tháo đồ kim loại trên người, đeo găng, mang ủng cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi làm việc với thiết bị đang mang điện.

Khơng được dùng các loại thang có khả năng dẫn điện, đặc biệt làm thang kim loại khi làm việc trên hoặc gần các thiết bị điện.

3.2 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TAI NẠN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc trong q trình lắp đặt và sử dụng điện cơng nghiệp, bản thân người lao động và doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp như sau:

3.2.1Các biện pháp cá nhân giúp đảm bảo an tồn điện cơng nghiệp

Mỗi cá nhân trong quá trình làm việc hay sửa chữa, bảo trì, lắp đặt hệ thống điện cũng cần có ý thức tự đảm bảo an tồn cho chính mình. Hãy áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, các dụng cụ an toàn, đồ bảo

hộ như kính mắt, găng tay cách điện, mặt nạ, ủng cách điện, dây đai an toàn,…

Sử dụng những dụng cụ sửa chữa có khả năng cách điện. Ví dụ: sào

cách điện, kìm cách điện, bút thử điện có cán cách điện,…

Đảm bảo chất lượng các dụng cụ sử dụng, đảm bảo các tiêu chí kỹ

thuật và khơng được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ.

Bảo quản dụng cụ đúng cách sau khi sử dụng ở nơi khơ ráo, sạch sẽ,

tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt để giảm nguy cơ cháy nổ, hỏng hóc.

3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật giúp đảm bảo an tồn điện cơng nghiệp

Ngoài các biện pháp bảo vệ cá nhân, kỹ thuật viên cũng cần nắm rõ các biện pháp về kỹ thuật sau đây.

Bọc kín bằng vật liệu cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ

bị hở để ngăn chặn điện tiếp xúc với cơ thể, tránh các sự cố nguy hiểm

Phải nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị khi lắp đặt hoặc sửa chữa để nếu có rị

rỉ điện xảy ra, điện được truyền xuống đất sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho kỹ sư điện.

Ngắt điện ngay khi phát hiện có dịng điện rị rỉ ra vỏ thiết bị

hoặc dây điện bị hở, hư hỏng đấu nối.

Treo biển báo hoặc dựng rào chắn ở những nơi nguy hiểm về điện,

cảnh báo cho người lao động tránh xa các khu vực này.

Giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị điện: từ 2 – 15kV: 0.7m; từ

15 – 35kV: 1.1m; 35 – 110kV: 1.4m;…

Sử dụng thiết bị điện áp thấp: đèn xách tay, đèn chiếu sáng 36V nếu

cần chiếu sáng khi sửa chữa, bảo trì.

Phải kiểm tra lớp cách điện hàng năm bằng đồng hồ MW để nhanh chóng phát hiện sự cố, sửa chữa kịp thời đảm bảo an tồn cho nhà xưởng, cơng nhân cũng như giảm sự tổn thất điện áp.

3.2.3. Cách xử lý nếu xảy ra tai nạn điện công nghiệp

Dù đã tuân thủ tất cả các biện pháp về an tồn điện cơng nghiệp nhưng chúng ta cũng không thể đảm bảo 100% sẽ không xảy ra các sự cố, tai nạn đáng tiếc. Khi xảy ra điện giật, người có mặt cần hết sức bình tĩnh thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Ngắt nguồn điện tại khu vực xảy ra tai nạn. Đây là bước đầu tiên và

quan trọng nhất để cứu nạn nhân đang bị điện giật. Nhất là đối với những thiết bị có điện áp cao, người có mặt nhất định phải ngắt cầu dao trước rồi mới tiến hành các bước sau.

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nạn nhân bị điện giật bởi các

dịng điện lớn sẽ khơng có khả năng tự tách khỏi nguồn điện. Vì vậy, những người có mặt ở khu vực xảy ra tai nạn cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi chỗ tiếp xúc với điện bằng các biện pháp an toàn (găng tay cách điện, sào cách điện, ủng cách điện,…).

Tiến hành sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện. Sơ cứu ngay lập tức để

hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống. Việc sơ cứu càng nhanh chóng, chính xác thì cơ hội sống của nạn nhân càng cao. Người tiến hành sơ cứu cần đặt nạn nhân ở nơi thống khí, nới rộng trang phục và kê cao đầu nạn nhân. Chú ý giữ ấm cơ thể cho nạn nhân, nếu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập thì phải tiến hành hơ hấp nhân tạo, nhấn tim.

Đưa tới các cơ sở y tế sau khi sơ cứu (nếu cần). Sau khi tiến hành sơ

cứu, nếu dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân vẫn chưa rõ ràng hoặc khơng có, người xung quanh cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất

3.3 TÌM HIỂU VỀ KHĨA LOTO

Lock out, Tag out (hay còn gọi ngắn gọn là LoTo) là 1 tiêu chuẩn về an toàn nhằm làm giảm tỷ lệ thương vong gây ra bởi những nguồn lực tiềm tàng, khi khởi động máy móc hoặc khi giải phóng các nguồn năng lượng dự trữ.

Lock-Out được hiểu là “Khóa hãm” là dùng khóa (Padlock) móc vào bộ phận Disconnect (ngắt mạch) để đảm bảo thiết bị đó ln được duy trì ở vị trí ngắt mạch. Nhằm mục đích cơ lập nguồn năng lượng cung cấp cho thiết bị và ngăn chặn người khác mở nguồn cung cấp năng lượng trở lại trong lúc chúng ta đang thao tác. Những nguồn năng lượng cần cơ lập như: Điện, khí nén, hơi nước nóng, nước nóng, trọng lực, năng lượng tích trữ (lị xo nén).

Hình 3.1 Khóa Loto thực tế

Tag-out là nhãn thông tin dùng để gắn ngay lên bộ phận Disconnect hoặc trên thiết bị mà chúng ta đang khố lại với mục đích thơng báo lý do vì sao thiết bị này được khoá lại và ai đã khoá hãm. Điều quan trọng nhất là tag-out dùng để cảnh báo nguy hiểm cho những người khác biết rằng thiết bị này đang được làm bảo trì, sửa chữa…

Khi nào cần thực hiện LoTo?

Khi chúng ta cần tiến hành các công việc trên máy móc thiết bị như: Vệ sinh máy móc, bảo trì, sửa chữa, thay thế part, nâng cấp thiết bị/ hệ thống, Change over, tháo sản phẩm, nguyên vật liệu bị kẹt trong máy móc.

Ai sẽ là người thực hiện?

Bắt buộc tất cả mọi người thao tác trên thiết bị phải thực hiện khóa hãm bằng padlock của mình.

Quy định của việc Lock out (khóa hãm)

Mỗi nhân viên cần có 2 ổ khóa và chìa riêng. Khơng được mượn khóa/ chìa của người khác hoặc cho người khác mượn khóa/ chìa khóa của mình.

Mỗi ổ khóa phải ghi Tên của người sở hữu ổ khóa đó.

Nút dừng khẩn cấp (E-Stop) & Cửa bảo vệ (interlock) không đựơc phép sử dụng như một thiết bị Lock out

Quy định Tag out

Sử dụng tag out khi cần duy trì lock out trong thời gian dài, ví dụ khi kéo dài từ ca sản xuất này sang ca khác.

Có thể dùng 1 Tag out kèm với multi padlock.

Trong trường hợp khơng thể đặt Lock Out (ví dụ khơng có chỗ để móc khóa), có thể treo phiếu Tag out ở chỗ ngắt mạch (Disconnect) để thay thế vai trò của Lock Out và bắt buộc bố trí người giám sát ở chỗ treo tag out để đảm bảo khơng có ai tự tiện nối mạch khi chưa được phép.

Hình 3.2 Mẫu MultipadlockQuy trình Lock out (khóa hãm) Quy trình Lock out (khóa hãm)

Bước 1: Dừng máy

Bước 2: Xả các nguồn năng lượng tích trữ (khí nén, hơi nước nóng) Bước 3: Kéo cần gạt Disconnect để ngắt mạch

Bước 4: Móc khóa hãm

Bước 5: Kiểm tra lại xem đã ngắt mạch thật chưa bằng cách nhấn nút khởi động.

Bước 6: Treo nhãn Tag Out lên trên ngay disconnect hay thiết bị cho người khác dễ nhìn thấy nhất ( nếu cần thiết )

Bước 7: Bắt đầu tiến hành công việc CHÚÝ:

Bước 5 rất quan trọng khi thiết bị nằm cách xa vị trí khóa máy (tủ CB cua thiết bị)

Nếu có nhiều người cùng làm việc trên thiết bị thì phải sử dụng multipadlock Quy trình mở khóa

Chỉ người khóa hãm mới được quyền mở khóa sau khi đã xong cơng việc. Khơng nhờ người khác mở thay mình.

Nếu đã hết ca làm việc mà vẫn cần duy trì khóa hãm trên máy, thì người đặt khóa hãm ở ca trước chỉ được phép mở khóa của mình SAU KHI người làm ca sau đã đặt khóa hãm.

Nếu khơng có ca sau đến tiếp quản, mà vẫn cần duy trì khóa hãm, thì người phụ trách ca sẽ để ngun khóa hãm của mình và treo thêm phiếu cảnh báo (Tag) vào chỗ móc khóa

Mở khóa trường hợp đặc biệt

Trước tiên, cần phải làm mọi cách để liên lạc với người đặt Lock Out và hỏi xem nếu tháo khóa thì có an tồn khơng.

Nếu khơng liên lạc được, một người có thẩm quyền (trưởng bộ phận) và Phụ trách an tồn nhà máy sẽ phải đánh giá tình hình để quyết định xem có tháo khóa được khơng.

Nếu người có thẩm quyền xác định là có thể tháo khóa, người đó sẽ ký Biên bản mở khóa cho phép tháo khóa

Sau đó phải thơng báo ngay cho người đã đặt Lock Out biết trước khi người đó quay lại làm việc trên máy.

Hình 3.3 Mẫu Thơng tin khóa hãm

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Sau hơn một tháng rưỡi thực tập tốt nghiệp bản thân em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Đây là cơ hội để em có thể tổng kết lại các kiến thức lý thuyết đã học được trong suốt quá trình theo học tại trường. Bên cạnh đó, qua q trình làm đề tài, em đã phát hiện ra những lỗ hỏng kiến thức của bản thân và cần phải bù đắp ngay để có thể hồn thành đồ án tốt nghiệp cũng như là ra trường tìm kiếm được việc làm phù hợp với ngành mà em đang học.

Hiểu được một cách tổng quan cách vận hành, bảo trì, sữa chữa của các hệ thống trong toà nhà.

Cách phối hợp với các đồng nghiệp để hồn thành cơng việc và khắc phục những lỗi hệ thống khi có sự cố xảy ra.

Những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập làm vừa qua sẽ là động lực, là nền tảng để em tự tin hơn trong cơng việc sau này.

Vì bản thân em cịn nhiều hạn chế nên trong bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nên rất mong Thầy và bạn đọc đóng góp thêm ý kiến để bài báo cáo được hồn thiện hơn. Báo cáo thực tập tốt nghiệp là tiền đề để bản thân em tích lũy những kinh nghiệm cho báo cáo đồ án tốt nghiệp sắp tới được hoàn thiện hơn và giảm đến mức tối thiểu các sai sót dễ gặp phải. Đồng thời giúp em hiểu được những ứng dụng của mơ hình vào cuộc sống trong việc thiết kế lập trình và vận hành các dây truyền tự động.

Cuối lời, xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Võ Thiện Lĩnh và Th.S Lê Mạnh Tuấn đã hết mình giúp đỡ nhiệt tình để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tài liệu PLC Siemens S7 – 1200, PLCTECH [2] https://www.se.com/vn/vi/all-products/ [3] https://plc.vn/brand/danfoss [4] https://www.tetrapak.com/ [5]https://www.betrimex.com.vn/vi/chi-tiet-tin-tuc/betrimex-va-khat-vong- den-tu-xu-dua-ben-tre.html [6] …..

Một phần của tài liệu BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w