Mạch chỉnh lưu

Một phần của tài liệu Mô hình toán học cho mạch chỉnh lưu sử dụng điôt bán dẫn (Trang 59 - 62)

2 MƠ HÌNH CỔ ĐIỂN CHO MẠCH CHỈNH LƯU SỬ DỤNG ĐIÔT BÁN DẪN

2.2 Mạch chỉnh lưu

Mạch chỉnh lưu là một mạch điện điện tử chứa các linh kiện điện tử có tác dụng biến đổi dịng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu được dùng trong các bộ nguồn một chiều hoặc mạch tách sóng tín hiệu vơ tuyến trong các thiết bị vơ tuyến. Trong mạch chỉnh lưu thường chứa các Điôt bán dẫn để điều khiển dòng điện và các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện khác. Trong luận văn này, chúng ta sẽ khảo sát hai loại mạch chỉnh lưu đơn giản thường gặp là mạch chỉnh lưu nửa sóng và mạch chỉnh lưu tồn sóng.

2.2.1 Mạch chỉnh lưu nửa sóng:

Một mạch chỉnh lưu nửa sóng, là mạch điện chỉ cho dịng điện ở một nửa chu kỳ dương hoặc âm của dịng điện xoay chiều đầu vào có thể dễ dàng đi ngang qua điốt, trong khi dịng điện của nửa chu kì cịn lại sẽ bị ngăn chặn không cho đi qua (tùy thuộc vào chiều lắp đặt của điốt). Vì chỉ một nửa chu kỳ của dòng điện được chỉnh lưu, nên mạch chỉnh lưu nửa sóng có hiệu

suất truyền với cơng suất rất thấp. Mạch chỉnh lưu nửa sóng có thể lắp đặt đơn giản chỉ bằng một điôt bán dẫn, trong các mạch nguồn một pha.

Hình 2.14: Hình biểu diễn mạch chỉnh lưu nửa sóng

2.2.2 Mạch chỉnh lưu tồn sóng:

Mạch chỉnh lưu tồn sóng, biến đổi cả hai nửa chu kỳ dương hoặc âm của dòng của dòng điện xoay chiều đầu vào thành dịng điện một chiều. Do đó, nó có hiệu suất cao hơn.

Người ta thường cần đến 4 điôt trong mạch chỉnh lưu tồn sóng thay vì một điơt như trong mạch chỉnh lưu nửa sóng. Điều này có nghĩa là mỗi nữa chu kì của điện áp ra sẽ cần đến 2 điơt để chỉnh lưu, thí dụ như 1 cho trường hợp điểm X dương, và 1 cho trường hợp điểm X âm. Đầu ra cịn lại cũng cần chính xác như thế, kết quả là phải cần đến 4 điốt. Các điôt dùng cho kiểu nối này gọi là cầu chỉnh lưu.

Hình 2.15: Hình biểu diễn mạch chỉnh lưu tồn sóng

Bộ chỉnh lưu tồn sóng biến đổi cả hai nửa chu kỳ thành một điện áp đầu ra có một chiều duy nhất: dương (hoặc âm) vì nó chuyển hướng đi của dịng điện của nửa chu kỳ âm (hoặc dương) của dạng sóng xoay chiều. Nửa cịn lại sẽ kết hợp với nửa kia thành một điện áp chỉnh lưu hoàn chỉnh.

Đối với nguồn xoay chiều một pha, nếu dùng biến áp có điểm giữa, chỉ cần 2 điôt nối đấu lưng với nhau (nghĩa là anot-với-anot hoặc catot-với- catot) có thể thành một mạch chỉnh lưu tồn sóng.

Luận văn Thạc sĩ Chun ngành Tốn ứng dụng

Hình 2.16: Mạch chỉnh lưu tồn sóng.

Trong các mạch điện tử của các thiết bị như radio - cassette, amply, tivi màu, đầu VCD,. . . , chúng sử dụng nguồn điện một chiều DC ở các mức điện áp khác nhau, nhưng ở ngoài giắc cắm của các thiết bị này lại cắm trực tiếp vào nguồn điện AC 220V 50Hz, như vậy các thiết bị điện tử cần có một bộ phận để chuyển đổi từ nguồn xoay chiều ra điện áp một chiều, cung cấp cho các mạch trên, bộ phận chuyển đổi bao gồm:

- Biến áp nguồn : Hạ thế từ 220V xuống các điện áp thấp hơn như 6V, 9V, 12V,. . . ,

- Mạch chỉnh lưu : Đổi điện AC thành DC,

- Mạch lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn DC phẳng hơn. - Mạch ổn áp: Giữ một điện áp cố định cung cấp cho tải tiêu thụ.

Hình 2.17: Sơ đồ tổng quát của mạch cấp nguồn

Trong thực tế, tùy theo hiệu điện thế, cường độ dịng điện và tính chất của dịng điện cần chỉnh lưu mà người ta sử dụng các loại mạch chỉnh lưu khác nhau.

Tóm lại, ứng dụng cơ bản nhất của mạch chỉnh lưu là trích xuất chỉnh lưu dịng điện xoay chiều (AC) thành dịng điện một chiều (DC). Vì trên thực tế, hầu hết các thiết bị điện tử sử dụng nguồn một chiều, nhưng nguồn điện mà chúng ta có được thường lại là dịng điện xoay chiều.

Một phần của tài liệu Mô hình toán học cho mạch chỉnh lưu sử dụng điôt bán dẫn (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)