TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Quản trị kinh doanh_1 (Trang 28 - 30)

Từ chuyến đi đến Ý năm 1983, Schultz lúc đó là người đã tham gia hãng Starbucks được 1 năm, đã khám phá ra sự hấp dẫn của cà phê và sự kết nối được mọi người của cà phê tại Ý. Vào năm 1987, các nhà sáng lập ra Starbucks quyết định bán cơ nghiệp của mình, Schultz đã quyết định mua lại doanh nghiệp này từ 3.8 triệu USD từ các nhà đầu tư.

Khi lên sàn giao dịch CK vào năm 1992, lúc đó Starbucks đã có 165 cửa hàng. Và lúc này đã có rất nhiều chuyên gia phố Wall hoài nghi về cách kinh doanh theo kiểu văn hóa cà phê của Ý. Thế nhưng trong 8 năm tiếp theo, công ty đã tăng trưởng tới 49%.

Với sự bành trướng như vậy, năm 2007, Starbucks có tổng cộng 15 000 cửa hàng trên toàn thế giới.

Do sự suy thoái kinh tế, vào đầu năm 2008, Schultz đã quay trở lại vị trí CEO sau nhiều năm làm chủ tịch hội đồng quản trị. Ông cho đóng cửa 800 cửa hàng hoạt động kém hiệu quả tại Mỹ và sa thải 4.000 lao động. Nhân viên được đào tạo lại, công nghệ được cải tiến và công việc điều hành cũng được chỉnh đốn. Starbucks cũng bỏ ra hàng chục triệu USD để tổ chức các chương trình vận động nhằm khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên cũng như tìm hiểu, nghiên cứu các sản phẩm mới.

Khi trở lại, Schultz đã thay đổi cách thức điều hành: ông trở nên thận trọng, ít bốc đồng và có một chút gì đấy thư thái hơn. “Khi bạn thành lập một công ty, đó là mối quan tâm duy nhất của bạn. Bạn sẵn sàng xông pha vì không mất gì nhiều. Còn khi đã xây dựng một đế chế thì điều đó lại khác hẳn”, ông nói. Sự thịnh vượng cuối cùng đã quay lại với Starbucks. Năm 2012, Schultz dự định sẽ mở thêm 200 cửa hàng tại Mỹ, đồng thời sẽ cải tiến 1.700 cửa hàng khác nhằm tạo cảm giác ấm cúng, thân thiện và gần gũi khách hàng hơn. Starbucks cũng tung ra nhiều sản phẩm mới. Theo dự kiến, Công ty sẽ tung ra loại cà phê rang có vị rất dịu Blonde vào tháng 1.2012.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Quản trị kinh doanh_1 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(30 trang)