Quản lý dây chuyền cung ứng

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về bảo mật dữ liệu thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) trong thu phí điện tử tự động không dừng (Trang 28)

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ RFID

3.3. An toàn các ứng dụng RFID Các vấn đề, phương pháp và kiểm soát

3.3.3. Quản lý dây chuyền cung ứng

Trong ứng dụng quản lý dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management - SCM) chuẩn, công nghệ UHF RFID kết hợp với EPC nhằm nâng cao khả năng minh bạch dây chuyền cung ứng thơng qua việc cải tiến kiểm sốt bản kiểm kê và bảo đảm các điều kiện cho các sản phẩm nhận dạng. Để phát huy ưu thế của việc sử dụng RFID, địi hỏi phải xây dựng được mơi trường cộng tác để trao đổi thơng tin liên quan. Điều đó liên quan tới mở rộng hệ thống RFID cục bộ sang mạng EPC xuyên tổ chức để phát hiện và chia sẻ các dữ liệu EPC trên thẻ giữa các thành viên dây chuyền cung ứng. Mạng EPC đưa ra 3 dịch vụ thuận tiện cho tìm kiếm và định tuyến dữ liệu EPC:

- Dịch vụ tên đối tượng (Object Name Service - ONS) là thư mục phân tán về các nguồn thơng tin có sẵn để nhận dạng vùng mạng EPC của mục trong dây chuyền cung ứng. ONS được thiết kế dựa trên hạ tầng DNS mạng Internet hiện có.

- Dịch vụ thông tin EPC (EPC-IS) là kho dữ liệu được dùng để lưu giữ và chia sẻ thông tin về các mục hậu cần duy nhất trong dây chuyền cung ứng.

- Dịch vụ khám phá EPC (EPC-DS) là một dịch vụ đăng ký dây chuyền chăm sóc. Nó tạo khả năng dị tìm và theo dõi hiệu quả nhờ mạng EPC thông qua việc cung cấp một danh sách tồn bộ các dịch vụ thơng tin có sẵn về một EPC cho trước.

Việc thực hiện kiểm sốt an tồn nhằm bảo vệ các ứng dụng SCM phức tạp hơn rất nhiều so với các ứng dụng thư viện, về bản chất những ứng dụng chủ yếu là nội bộ, vì mạng hệ thống - hệ thống xuyên tổ chức là yêu cầu chuẩn đối với SCM. Dữ liệu EPC/RFID được định tuyến giữa các bên nhờ các dịch vụ mạng EPC thông qua các dịch vụ ưu tiên và bộ phận trung gian RFID được đặt tại các vùng khác nhau trên dây chuyền cung ứng.

Các biện pháp an tồn hướng tới các mục tiêu bảo đảm tính bí mật, tính tồn vẹn và sẵn sàng (CIA) cần được thực hiện đối với các dữ liệu RFID/EPC và phần cứng cơ sở hạ tầng bên dưới của nó. Ngồi ra, kiểm soát truy cập đúng đắn cũng cần được thực hiện kết hợp với các dịch vụ mạng EPC.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về bảo mật dữ liệu thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) trong thu phí điện tử tự động không dừng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w