Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị

Một phần của tài liệu 20201026090445 (Trang 49 - 51)

III- VỀ CÁC CÂN ĐỐI LỚN

4. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị

Về hạ tầng giao thông vận tải: Đến năm 2025, hồn thành đường bộ cao

tốc Bắc - Nam phía Đơng, giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau; đầu tư các cơng trình giao thơng trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ quan trọng; đầu tư nâng cấp cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm; đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng; kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển.

Về hạ tầng năng lượng: Thực hiện chương trình tiết kiệm điện trong sản

xuất, truyền tải và phân phối. Thực hiện đầu tư và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải theo đúng tiến độ được duyệt. Mở rộng lưới điện tới các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, đồng thời bảo đảm an tồn và chống thất thốt điện. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Phấn đấu mức tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình qn giảm 1 - 1,5% hằng năm.

Về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Xây dựng hạ tầng cơng

nghệ thơng tin; hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an tồn, an ninh thơng tin.

Nâng cấp và hiện đại hố kết cấu hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, hồ chứa nước trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng cơ sở hạ tầng liên xã, cấp huyện, vùng, bảo đảm tính kết nối theo hệ thống, nhất là về thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

Về hạ tầng đô thị: Tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, hồn thành các

dự án đường sắt đơ thị, đường vành đai, đường xuyên tâm, các bãi đỗ xe, các cơng trình, đầu mối về cấp nước, thốt nước, xử lý nước thải, rác thải, giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thơng, ngập nước tại các đơ thị lớn. Hồn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

Về phát triển đô thị: Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng quy hoạch

đô thị, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị phù hợp với xu hướng phát triển đô thị thơng minh, xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên và nguồn lực. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển đơ thị và nơng thơn quốc gia. Phấn đấu có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Phát triển mạnh các đơ thị vệ tinh của một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tăng tính kết nối giữa các đơ thị trong nước và khu vực; gắn kết phát triển đô thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu 20201026090445 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w