Kết quả diễn biến các thành phần ô nhiễm trong nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải giàu chất hữu cơ và nitơ bằng phương pháp sục khí luân phiên (Trang 35 - 37)

Sau khi tìm được lượng hóa chất phù hợp sử dụng cho việc pha chế nước thải, tiếp tục tiến hành theo dõi diễn biến của các thành phần ô nhiễm trong nước thải theo thời gian. Sỡ dĩ phải theo dõi diễn biễn thành phần ô nhiễm là bởi điều kiện bảo quản nước thải không được đáp ứng tốt (không có nắp đậy thùng nước thải), hơn nữa bản chất của thành phần hữu cơ trong nước thải là cồn công nghiệp, khi để tiếp xúc trong không khí sẽ dễ dàng bị bay hơi. Diễn biến của thành phần COD trong nước thải được thể hiện trong Hình 4.

Dựa vào hình vẽ ta có thể dễ dàng nhận thấy giá trị COD của mẫu nước thải pha có sự thay đổi khá rõ rệt qua từng ngày và cụ thể là có xu hướng giảm đều. Sau khoảng thời gian 5 ngày, giá trị COD đã giảm từ 953,0 mg/l trong ngày đầu tiên xuống còn 604,8 mg/l trong ngày thứ 5, bình quân mỗi ngày lượng chất hữu cơ giảm khoảng 10% so với lượng ban đầu. Nguyên nhân của sự biến đổi giá trị COD trong nước thải qua từng ngày là do thùng chứa nước thải không được che đậy cẩn thận khiến ethanol dễ dàng bay hơi thất thoát vào trong môi trường.

Hình 5 thể hiện diễn biến của thành phần NH4+ trong nước thải pha.

Đối với nồng độ NH4+ nhận thấy gần như không có sự thay đổi qua các ngày ( 150 mg/l). Dựa vào kết quả phân tích được thể hiện trên Hình 5, sở dĩ có sự dao động nhỏ về nồng độ NH4+ là do sai số mắc phải trong quá trình lấy mẫu và phân tích từng ngày. Rõ ràng NH4Cl không phải là hóa chất có thể dễ dàng bay hơi và phân hủy trong điều kiện thường, vì thế nên nồng độ NH4+

trong nước thải không bị thay đổi theo thời gian.

Diễn biến của thông số pH trong nước thải được thể hiện trên Hình 6. Từ Hình 6 nhận thấy đại lượng pH không có chiều hướng thay đổi theo thời gian. Sau 5 ngày theo dõi, giá trị pH của nước thải vẫn ổn định (8,0 – 8,2).

Có thể giải thích điều này bởi chất hữu cơ có trong nước thải là ethanol không có khả năng thủy phân tạo môi trường kiềm hay axit từ đó làm ảnh hưởng đến pH của nước thải.

Từ các kết quả nghiên cứu về đặc tính cũng như diễn biến của nước thải đã đề cập ở trên dẫn đến quyết định: trong quá trình thực nghiệm hằng ngày, nước thải sẽ được pha mới liên tục với một lượng vừa đủ (trong chế độ khởi động mỗi ngày pha 30 L và trong 2 chế độ 1; 2 mỗi ngày chỉ pha 20 L) tránh lãng phí hóa chất cũng như nguồn nước sạch, đồng thời giảm thiểu tối đa sự biến đổi về thông số ô nhiễm, đặc biệt là COD.

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ sục khí – ngừng sục khí đến hiệu suất xử lý chất hữu cơ và Nitơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải giàu chất hữu cơ và nitơ bằng phương pháp sục khí luân phiên (Trang 35 - 37)