Ch. R. Darwin ( 1 809 - 1882 ) - người đã tạo ra một trong những phát minh vạch thời đại ở thế kỷ trước, đã xem Aristote như ông tổ của khoa sinh vật. Đúng vậy, Aristote là người sáng lập sinh vật học với tính cách là khoa học về tồn bộ thiên nhiên hữu cơ, về quá trình hình thành và phát triển sự sống, được trinh bày trong một số tác phẩm tiêu biểu như “Lịch sử động vật”, “Về các bộ phận của động vật”, “Nguồn gốc sinh vật”…
Cũng như các nhà triết học cổ đại khác, trong quan niệm về vũ trụ của Aristote còn chứa đựng những yếu tố ấu trĩ, sai lầm nhưng trong sinh vật học lại cho thấy một Aristote sâu sắc và tinh tế, có những đột phá đi trước thời đại.
Phương pháp mà Aristote sử dụng trong sinh vật học là phương pháp quy nạp, tức quá trình đi từ quan sát trực tiếp, phân loại đến khái quát. Bằng phương pháp ấy Aristote ghi nhận được khoảng 500 chủng loại sinh vật khác nhau, đưa ra những nhận định độc đáo, gây ngạc nhiên ở những người cùng thời. Chẳng hạn ơng. quan sát tỉ mỉ lồi cầu gan ở biển, xác lập cơ chế vận hành của bộ nhai, mơ tả sự hình thành bào thai trong trứng gà, khám phá ra rằng nhịp tim bào thai đập rất rõ ngay từ ngày thứ ba sau khi ấp. Ơng khẳng định tính chất có vú của lồi cá voi, phân biệt lồi cá có vây và lồi cá có xương. Quan trọng hơn, Aristote đã phát hiện ra nguyên lý về sự tương liên như điều kỳ diệu nhất của tự nhiên. Tự nhiên, theo ơng, khơng làm một cái gì vơ bổ và thừa thải cả; nó lấy ở chỗ này bù đắp cho sự thiếu hụt ở chỗ khác tạo nên một chỉnh thể hài hịa. Bộ phận và tồn thể, các sinh thể và tự nhiên khơng tách rời nhau, tất cả đều có cơ sở hợp lý. Chẳng hạn lồi có sừng thường thiếu răng ở xương hàm trên (rất tiếc khoa học ngày nay đã chứng minh rằng hai điều đó khơng có liên quan đến nhau), tương tự như vậy tất cả các bộ phận về các chức năng của cơ thể sinh vật đều nhằm vào mục đích tự vệ để sinh tồn, thông qua con đường trao đổi chất với môi trường xung quanh, sinh hoạt và truyền giống. Sự
sống là “mọi sự hấp thụ, tăng trưởng và thối hóa của cơ thể, có cơ sở nội tại”, nói cách khác quá trình sống là một quá trình tự nhiên, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, mà môi trường đầu tiên là bùn lầy dưới đáy đại dương hay vật phân hủy (quan niệm về một số lồi cơn trùng sâu bọ có nguồn gốc từ chất thối rữa, phân hủy cũng đã bị khoa học hiện đại bác bỏ). Song trọng tâm chú ý của Aristote không phái là những cá thể sinh vật hay chủng loại mà tiểu loại, và chỉ tiểu loại mới tồn tại thực ổn định, trong khi các cá thể sinh vật thường khơng ổn định, ngẫu nhiên, cịn chủng loại thì lẽ cố nhiên không tồn tại thực, mà là sự trừu tượng hóa những dấu hiệu đặc trưng :nơi tiểu loại. Quan niệm đó đáng được xem như nỗ lực của Aristote muốn vượt qua Platon trong việc xét đoán bản chất của tồn tại trong tự nhiên. Thế giới “ý niệm” của Platon theo Aristote, không phải là thực tại tự thân, làm khuôn mẫu cho các sự vật khả giác, mà ngược lại, phản ánh thế giới ấy. Tuy nhiên Aristote không vượt qua Platon một cách triệt để mà vẫn để ngỏ cho thần tính thâm nhập vào. Mặc dầu nhấn mạnh tính khách quan tự nhiên của các thực thể sống, Aristotệ vẫn lưu ý rằng “nguyên nhân tối hậu” vẫn là cái quy định tính hợp lý của tự nhiên. Tính hợp lý đó do “cơ sở hợp lý” đem đến, mà cơ sở hợp lý chắc hẳn không ở vật chất (vật chất thuộc về môi trường “khả năng”), mà ở cái phi vật chất nào đó, vượt lên nó và điều khiển nó. Từ đó Aristote đi đến :nhận định: sở dĩ có những quái vật sinh ra là do bào thai không nhận được mô thức hợp lý định sẵn, mà mang nhầm mô thức của loài khác. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn là vật chất chưa được mơ thức hóa!
Bảng phân loại sinh vật của Aristote phá rối rắm, nhưng có thể xác định hai nhóm chính là nhóm có máu và nhóm khơng có máu, tương ứng với lồi có xương sống và lồi khơng có xương sống. Tiếp theo, nhóm động vật có máu lại phân thành 5 loài: 1) lồi thai sinh bốn chân có lơng (lồi có vú); 2) lồi đẻ trứng bốn chân, đơi khi khơng có chân, mà có lớp đệm trên da (lồi bị sát); 3) lồi đẻ trứng hai chân, có lơng vũ, biết bay (chim); 4) lồi thai sinh khơng chân sống dưới nước nhưng thở
bằng phổi (cá voi); 5) lồi đẻ trứng (đơi khi thai sinh khơng chân, có vây hay đa nhờn, sống dưới nước thở bằng mang (cá). Nhóm động vật khơng.có máu phân thành bốn loại: đầu túc vật, lồi giáp xác (tơm, cua), nhuyễn thể, cơn trùng.
“Trong Báng phân loại sinh vật, Aristote nói đến sự chuyển hóa từ vật khơng có linh hồn sang vật có linh hồn, sự di truyền như một đảm bảo cho sự phát triển trong tự nhiên, sự cân bằng sinh thái, tính hợp lý nội tại của giới hữu sinh, tóm lại, ơng đã.vượt qua thời đại mình trong khoa sinh vật. Nếu ơng có cần đến một mơ thức phi vật chất ban cho tự nhiên, thì chẳng qua ơng muốn bày tị, theo thói quen truyền thống, một sự ngạc nhiên thú vị trước cái kỳ vĩ của vũ trụ mà thời ấy chưa thế giải thích được trọn vẹn.