- Làm rõ những cách thức tham gia thảo luận trong cuộc họp, kêu gọi mọ
7. Kỹ năng giải quyết xung đột
7.1. Khái niệm và ảnh hưởng của xung đột đến cơng việc
Xung đột là q trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Các nguyên nhân phổ biến gây ra xung đột chủ yếu là:
- Chênh lệch về nguồn lực - Có sự cản trở từ người khác
- Căng thẳng / áp lực tâm lý từ nhiều người - Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn
- Giao tiếp bị sai lệch
Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột. Xung đột là việc thường xảy ra trong mối quan hệ của chúng ta hàng ngày và nó sẽ giúp mối quan hệ được lành mạnh nếu được giải quyết một cách tốt đẹp, đôi khi sự xung đột leo thang và gây đổ vỡ.
Ảnh hưởng của xung đột đến công việc:
Giải quyết sự xung đột cũng là một kỹ năng hết sức quan trọng, đem lại sự hoàn hảo trong cơng việc. Trong cuộc sống đơi khi có những xung đột xảy ra. Đó có thể là xung đột của bản thân chúng ta với người khác hay xung đột giữa 2 người và chúng ta là người ở giữa giúp họ giải quyết tình trạng căng thẳng. Khi những cái đầu "nóng" trở nên khó kiểm sốt, trở về trạng thái "não bị sát" thì rất khó để làm việc, hợp tác được với nhau. Có các loại xung đột như: xung đột công khai, xung đột ngầm, xung đột vai trò, xung đột ý kiến đánh giá, xung đột mong đợi, xung đột cá nhân. Vậy làm thế nào để giải quyết hay quản lý xung đột hiệu quả?
7.2. Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột
Để giải quyết xung đột cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác vì đây là phương pháp hiệu quả nhất theo nguyên tắc “cả hai cùng chiến thắng”
- Không thể sử dụng tất cả các phương pháp mà chỉ lựa chọn một phương pháp. - Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh cụ thể.
7.3. Các phương pháp giải quyết xung đột