III. HUYỆN ĐĂK TÔ
30 Thủy điện Đăk Pô Cô thông báo đến các xã Tân Cảnh, Pô Cô, Thị trấn Đăk Tơ, Diên Bình, (Đăk Tô), Hơ Moong (Sa
Thầy), Đăk Mar, Đăk HRing (Đăk Hà); Thủy điện Đăk Psi 5 thông báo đến các xã Pơ Cơ, Diên Bình (Đăk Tơ), Hơ Moong (Sa Thầy), Đăk Long, Đăk Mar, Đăk HRing (Đăk Hà).
Câu 54. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan
chức năng kiểm tra, có kế hoạch đầu tư xây dựng bờ kè hai bên suối Đăk Trăm (đoạn qua khu Trung tâm xã); quy mô: Từ cầu Văn Lem (trên Quốc lộ 40B bắt qua suối Đăk Trăm) về phía thượng nguồn khoảng 300 mét và về phía hạ nguồn khoảng 200 mét. Việc xây dựng bờ kè hai bên suối Đăk Trăm nhằm tránh sạt lở, bảo vệ đất đai, tài sản, cây cối hoa màu và các vật kiến trúc khác của Nhân dân dọc hai bên bờ suối, đặc biệt trong mùa mưa lũ.
Trả lời: Việc đầu tư xây dựng bờ kè hai bên suối Đăk Trăm nhằm tránh sạt
lở, bảo vệ đất đai, tài sản, cây cối hoa màu và các vật kiến trúc khác của Nhân dân dọc hai bên bờ suối, đặc biệt trong mùa mưa lũ theo như kiến nghị của cử tri là cần thiết; đồng thời góp phần cải thiện bộ mặt nơng thơn của xã. Tuy nhiên, hiện nay Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh đã được phê duyệt và phân bổ hết cho các chương trình, dự án(31). Mặt khác, tại Báo cáo số 316/BC-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tơ(32) thì dự kiến kinh phí đầu tư xây dựng bờ kè là tương đối lớn (khoảng 50 tỷ đồng) nên ngân sách huyện chưa đảm bảo để thực hiện được. Do đó, việc cân
đối, bố trí để thực hiện cơng trình nêu trên ở giai đoạn này là hết sức khó khăn. Ghi nhận kiến nghị của cử tri xã Đăk Trăm, Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tơ và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét việc đầu tư xây dựng bờ kè hai bên suối Đăk Trăm (đoạn qua khu Trung tâm xã Đăk Trăm) vào thời điểm thích hợp khi cân đối được nguồn vốn
IV. HUYỆN NGỌC HỒI
Câu 55. Cử tri xã Đăk Xú kiến nghị: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, kiến nghị cấp thẩm quyền bỏ quy định bắt buộc người dân tham gia bảo hiểm dân sự đối với xe mơ tơ, xe gắn máy, vì thủ tục hưởng bảo hiểm rườm rà, gây khó khăn cho người dân, hầu như chưa ai được hưởng quyền lợi từ loại bảo hiểm này.
Trả lời: Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi tắt là bảo
hiểm). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/3/2021, thay thế Nghị định số
103/2008/NĐ-CP(33) và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP(34), theo đó, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm cắt giảm thủ tục, tăng cường công tác tạm ứng bồi thường, giải quyết bồi thường bảo hiểm và tạo thuận lợi về thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trong đó bao gồm cả xe 2 bánh cho người dân. Nghị định số 03/2021/NĐ-CP đã cắt giảm 2/5 tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng so với quy định trước đây (bỏ giấy ra
31() Tại các Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
32() Về kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐND huyện Đăk Tơ khóa XIV.
33() Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
34() Nghị định số 214/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
viện, giấy chứng nhận phẫu thuật) và theo khoản 2 Điều 14 Nghị định này, trong
vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng,... Do đó, việc cử tri kiến nghị đề nghị cấp thẩm quyền bỏ quy định bắt buộc người dân tham gia bảo hiểm dân sự đối với xe mô tô, xe gắn máy là không phù hợp theo quy định tại Nghị định nêu trên của Chính phủ.
Câu 56. Cử tri xã Đăk Nơng kiến nghị: Hiện nay có rất nhiều đại lý,
điểm bán bảo hiểm xe với nhiều mức giá khác nhau, hình thức bán rất đa dạng (tại các ngã tư đường, bán trực tiếp cho khách hàng tại quán cà phê…) mà khơng giải thích rõ các thơng tin, điều khoản, quyền và nghĩa vụ đối với người mua bảo hiểm, do đó người dân lúng túng trong việc lập thủ tục giải quyết bồi thường khi gặp tai nạn giao thông. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường quản lý nhà nước đối với các đại lý, điểm bán bảo hiểm mô tô, xe gắn máy.
Trả lời: Tại Điều 34, Điều 40 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ
quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính“Chủ trì thanh tra, kiểm tra, giám sát
các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới...” và tại Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ(35) quy định “Tổ chức, cá nhân muốn hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động…”, theo đó cơng tác quản lý nhà nước đối với các đại lý, điểm bán bảo
hiểm mô tô, xe gắn máy thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành chức năng đề nghị Bộ Tài chính tăng cường quản lý nhà nước đối với các đại lý, điểm bán bảo hiểm mô tô, xe gắn máy theo quy định.
Câu 57. Cử tri xã Sa Loong kiến nghị: Việc áp dụng theo Quyết định số
17/2021/UBND ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum “Quy định về việc ban hành giá dịch vụ công tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và Văn phòng đăng ký đất đai các huyện”, người dân gặp rất nhiều khó khăn như: mức đơn giá dịch vụ được ban hành cao nên đại đa số người dân trên địa bàn xã khơng có điều kiện thực hiện, có nhiều trường hợp phải đi vay lãi nóng để có tiền nộp phí. Hiện nay, người dân thực hiện các thủ tục cấp đổi; cấp lại; tách thửa; cấp mới; chuyển nhượng; tặng cho quyền sử dụng đất đều phải nộp phí dịch vụ. Vậy, đề nghị UBND tỉnh xem xét nội dung sau:
(i) Xem xét điều chỉnh đơn giá đối với khu vực khó khăn; đặc biệt khó khăn; hộ nghèo để người dân thuộc đối tượng này có điều kiện thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật.
35()
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
(ii) Không áp dụng thu giá dịch vụ đo đạc đối với hồ sơ cấp đổi; cấp lại; tách thửa; chuyển nhượng; tặng cho quyền sử dụng đất; chỉ áp dụng thu giá dịch vụ đo đạc đối với hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (được quy định tại Phụ lục I - chỉnh lý bản trích đo địa chính, chỉnh lý riêng từng thửa đất của bản đồ địa chính).
* Trả lời: Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 06 năm 2021
của UBND tỉnh Kon Tum(36) đã quy định cụ thể các trường hợp được áp dụng
thu giá dịch vụ, gồm: “(i) Chỉnh lý bản trích đo địa chính hoặc chỉnh lý riêng
từng thửa đất của bản đồ địa chính. (ii) Kiểm tra, thẩm định bản trích đo địa chính thửa đất và (iii) Đo đạc tài sản gắn liền với đất”. Quyết định này không
quy định áp dụng cho từng loại hồ sơ. Việc áp dụng giá dịch vụ công được thực hiện khi phải đo đạc chỉnh lý bản trích đo địa chính hoặc chỉnh lý riêng từng thửa đất của bản đồ địa chính phục vụ cho việc tách thửa đất để chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, … và khi người sử dụng đất thực hiện việc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận mà có nhu cầu đo đạc, xác định lại ranh giới, hình thể thửa đất theo hiện trạng thực tế đang sử dụng.
Đồng thời, tại các quy định hướng dẫn xây dựng đơn giá dịch vụ cơng khơng có quy định mức giá riêng đối với khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, ... mà chỉ quy định áp dụng chung cho từng khu vực (theo hệ số phụ
cấp khu vực), vì vậy khơng có cơ sở để điều chỉnh đơn giá dịch vụ công như
kiến nghị của công dân. Căn cứ quy định trên, Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố áp dụng thu giá dịch vụ công đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng đối tượng và mức giá theo quy định tại Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
Cầu 58. Cử tri xã Sa Loong kiến nghị: Do diễn biến phức tạp của dịch
bệnh Covid-19, trong khi giá nơng sản thấp mà giá phân bón, vật tư nơng nghiệp lại cao. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp bình ổn giá.
Trả lời: Theo kết quả khảo sát sơ bộ, hiện nay giá các mặt hàng vật tư
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và tăng nhẹ. Riêng có mặt hàng phân bón tăng mạnh khoảng 23% trong thời điểm đầu mùa vào tháng 5 đến tháng 7, hiện nay giá phân bón đã giảm xuống gần về mức bình thường. Ngày 18 tháng 8 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có
Văn bản số 2893/UBND-KTTH(37) yêu cầu các Sở ngành, địa phương có liên
quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, triển khai các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường cơng tác quản lý và bình ổn giá trên địa bàn tỉnh.
Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khâu vận chuyển cung ứng vật tư và sản phẩm nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn. Giá vật tư nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng. Để hỗ trợ liên kết cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, ngày 26 tháng 7 năm 2021 UBND tỉnh ban hành Quyết định
36() Về ban hành giá dịch vụ cơng thực hiện tại Văn phịng Đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
số 650/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong điều kiện dịch Covid-19 (gọi tắt là Tổ công tác 650); Tổ công tác 650 đã ban hành kế hoạch số 51/KH-TCT ngày 05 tháng 8 năm 2021 về việc thúc đẩy phát triển sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021. Sau 2 tháng đi vào hoạt động, Tổ công tác 650 đã hỗ trợ liên kết, tiêu thụ được một phần nông sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ cung ứng hàng hoá, đảm bảo khơng đứt gãy chuỗi cung ứng và bình ổn giá thị trường.
Câu 59. Cử tri xã Đăk Xú kiến nghị: Việc sửa chữa Quốc lộ 40 (đoạn từ
đầu dốc Đăk Xú đến thôn Ngọc Tiền, xã Đăk Xú) do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, thi công chưa đảm bảo, sau khi sửa chữa nhưng chưa bằng phẳng, làm xe lưu thông đi lại nguy hiểm gây tai nạn giao thông, gây nhiều tiếng ồn làm người dân mất ngủ trong đêm. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thanh tra, kiểm tra quy trình kỹ thuật sửa chữa, tránh tình trạng làm thất thốt tài sản của Nhà nước và Nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm có sai phạm đối với tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có).
Trả lời: Quốc lộ 40 đoạn từ Km0-Km7+300 (trong đó có đoạn từ đầu
dốc Đăk Xú đến thôn Ngọc Tiền, xã Đăk Xú) đã được đầu tư xây dựng năm 2002
đến nay đoạn tuyến đã xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà.... Để đảm bảo giao thông trên Quốc lộ 40, bằng nguồn vốn bảo dưỡng thường xuyên hàng năm, Sở Giao thông vận tải đã triển khai phát quang, vét rãnh, vá một số ổ gà mặt đường... và chỉ đạo đơn vị quản lý đường tiếp tục sửa chữa, vá ổ gà đảm bảo êm thuận cho các phương tiện tham gia giao thông. Trong các năm 2019-2021, Tỉnh đã kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bố trí kinh phí để sửa chữa vừa từ Km0-Km7+300 QL 40. Tuy nhiên do nguồn vốn hạn hẹp nên Tổng cục Đường bộ Việt Nam chưa bố trí được kinh phí.
Câu 60. Cử tri xã Đăk Xú kiến nghị: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo việc thi cơng mương thốt nước thuộc Quốc lộ 40 ở khu vực cổng thôn Ngọc Tiền để không làm ảnh hưởng đến việc đi lại vào nhà của nhiều hộ dân.
Trả lời: Ghi nhận ý kiến của cử tri, Tỉnh sẽ kiến nghị Tổng cục Đường bộ
Việt Nam bố trí kinh phí để bổ sung rãnh dọc vị trí nếu trên vào kế hoạch năm 2023 và triển khai thực hiện khi bố trí được nguồn vốn.
Câu 61. Cử tri xã Đăk Xú kiến nghị: Hệ thống mương dẫn nước tưới
tiêu từ đập thuỷ lợi Đăk Hniêng về các khu sản xuất của thôn Ngọc Thư, Ngọc Yên Phúc nhỏ hẹp, không đủ nước tưới vào mùa khô, bị bồi lấp vào mùa mưa. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, thực hiện việc khảo sát, nâng cấp mở rộng hệ thống kênh mương để đảm bảo nước tưới tiêu sản xuất cho Nhân dân.
Trả lời: Tuyến kênh theo ý kiến, kiến nghị của cử tri thôn Ngọc Thư,
Ngọc n Phúc là tuyến kênh chính cơng trình hồ chứa Đăk Hniêng đoạn từ K5+617m ÷ K6+660m có chiều dài hơn 1,0km với mặt cắt kênh lần lượt là (bxh=40x70)m; (bxh=40x50)m bằng bê tông. Qua kết quả kiểm tra với mặt cắt kênh vẫn đảm bảo tải đủ nước để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, do tuyến kênh
chính dẫn nước quá dài (gần 7km), trên kênh một số vị trí người dân tự ý đục phá kênh để lấy nước làm bờ kênh bị xói lở, gây thất thốt nước; đồng thời, tuyến kênh qua khu dân cư bị đổ rác thải vào kênh gây cản trở dòng chảy nên làm giảm lưu lượng về cuối kênh, Ban Quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi tỉnh đã chỉ đạo Trạm Quản lý thủy nơng thường xun kiểm tra, khắc phục chống thất thốt nước và vận động người dân không đục phá kênh, không đổ chất thải xuống kênh để đảm bảo đưa nước về cuối khu tưới. Mặt khác, vào mùa mưa tuyến đường liên thơn thơn Ngọc Thư, Ngọc n Phúc khơng có rãnh thốt nước dọc nên nước cuốn theo bùn đất đổ trực tiếp vào kênh gây bồi lấp bồi lấp