Venezuela và việc nước ngoài can thiệp: Sự bảo vệ thiếu trách nhiệm?

Một phần của tài liệu BCA075 (Trang 30 - 32)

Venezuela và việc nước ngoài can thiệp: Sự bảo vệ thiếu trách nhiệm?

TTXVN (eurasiareview.com) - Tình trạng bế tắc ở đất nước Venezuela đang ngày

càng gia tăng. Lãnh đạo đối lập Juan Guaidó, Chủ tịch Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, tiếp tục tự xưng tổng thống lâm thời, thậm chí cịn ầm ĩ hơn trước, song vẫn chẳng hiệu quả hơn giai đoạn ông tuyên bố ý định lật đổ tổng thống đương nhiệm. Về phần mình, Tổng thống Nicolas Maduro, mặc dù giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2018, song vẫn bị coi là là một lãnh đạo khơng hợp hiến đang cố bám lấy vị trí cầm quyền của một đất nước đổ nát. Guaidó, dù vẫn liên tục xúc tiến chiến dịch của mình, cũng chưa thể thuyết phục được qn đội đứng về phía mình. Hội đồng Lập hiến, do Tòa án Tối cao chỉ đạo, cũng đã tước bỏ quyền miễn trừ của Guaido, mở đường cho việc bắt giữ ơng.

Cho đến nay, sự ủng hộ chính trị mà Guaidó có thể tính đến, ngồi những người ủng hộ ông ở trong nước ra, đã được mở rộng: Washington và một loạt nước châu Âu đã quyết định bất chấp Hiến chương Liên hợp quốc, mặc dù tất cả vẫn đang đề xuất những biện pháp can thiệp khác nhau.

Chiến lược của phe đối lập cũng là một trong những nhân tố kích hoạt được làn sóng phản đối lớn hơn trong dân chúng. Mặc dù số lượng người biểu tình đến nay đã rất đông, song cũng không đủ để lật đổ Maduro. Điều này dẫn tới việc phe đối lập kêu gọi tiến hành các cuộc tuần hành và tụ tập quy mơ lớn để gây tiếng vang. Guaidó hy vọng “chúng tơi có thể kêu gọi được tất cả người dân tham gia cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử Venezuela để yêu cầu chấm dứt sự chiếm đoạt quyền lực, theo đó bi kịch này mới có thể kết thúc”.

Về phần mình, Maduro vẫn đang kiểm soát tốt mọi thứ với nỗ lực giảm bớt sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ Mỹ, đặc biệt là những lệnh trừng phạt nhằm vào cơng ty

dầu khí quốc gia PDVSA. Nỗ lực này đã đạt được nhờ việc thu tiền mặt từ các thương vụ dầu mỏ lớn của Venezuela thông qua tập đồn dầu khí khổng lồ Rosneft của Nga, một trong những chủ nợ lớn nhất của PDVSA.

Mối quan tâm hiện dồn về một điều khoản trong hiến pháp đất nước, theo đó, có thể đem lại cho phe đối lập một tia hy vọng. Phe đối lập của Maduro cảm thấy họ có thể thơng qua tuyên bố hôm 23/2 để tranh thủ sự hỗ trợ nhân đạo từ các cường quốc nước ngoài tốt bụng. Tuy nhiên, các thành phần trung thành với Maduro dĩ nhiên đã cản trở nỗ lực đó, tạo ra một phe cánh trong quốc hội với cái tên Bloc 16 của Julio hối thúc việc áp dụng Điều khoản 187 trong hiến pháp, theo đó cho phép sự can thiệp nước ngồi vào đất nước, song nỗ lực này đã bị dập tắt.

Lãnh đạo đối lập Maria Corina Machado chính là nhân vật chủ chốt kêu gọi áp dụng điều khoản này để mở cửa cho cộng đồng quốc tế can thiệp và cứu hộ. Những viên gạch và súng cối đằng sau sự can thiệp này là vấn đề quan ngại nhất của những giáo điều này - Trách nhiệm Bảo vệ, một điểm đã được cựu Thị trưởng Caracas Antonia Ledezma ủng hộ tuyệt đối.

Về phần mình, Guaidó thận trọng hơn khi chỉ ra những hạn chế trong sự triển khai một học thuyết như vậy. Thứ nhất, việc cho phép một sự can thiệp như vậy khơng phải một quyết định có thể dễ dàng đưa ra; thứ hai, các vấn đề hậu cần, phạm vi và những điều khoản của sự can thiệp cần phải được chỉ rõ.

Vỏ bọc của sự can thiệp nhân đạo hiện đã quá cũ sờn, song mọi thứ sẽ đáng chú ý hơn với sự can thiệp của Nga, theo đó, Tổng thống Vladimir Putin đã sẵn sàng cho bước đi tiếp theo của mình. Nhật báo Nezavisimaya Gazeta mới vừa cho biết Moskva đang cân nhắc triển khai các máy bay ném bom chiến lược liên tục tại Veneuela sau khi vừa triển khai các nhóm qn sự đến Caracas hơm 23/3. Báo này cũng cho biết Moskva và Caracas đã đạt được một thỏa thuận cho phép Nga triển khai máy bay chiến đấu tại La Orchila, nơi các cố vấn Nga đang có mặt. Điều này càng khiến bối cảnh trở nên phức tạp hơn trong mắt Washington.

Về phía Moskva, những ý đồ của Washington đã quá rõ ràng. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: “Hiện nay, khi Mỹ tiếp tục nói rằng tất cả các lựa chọn vẫn ở trên bàn đàm phán, tơi chắc chắn họ đang tính tốn về những thiệt hại của một cuộc phiêu lưu quân sự”. Biện pháp vừa được tiết lộ mà Tổng thống Nga Putin áp dụng với sự mạo hiểm trong tính tốn như vậy chính là một lời xác nhận đơn giản rằng bất kỳ sự lật đổ Maduro nào nếu xảy ra, đều sẽ là một việc làm bẩn thỉu, và hoàn toàn phi nhân đạo về bản chất. Về phần mình, Washington sẽ làm điều mà họ vẫn làm kém nhất: nỗ lực triển khai các lực lượng được che đậy bằng những nguyên tắc đạo đức mơ hồ dưới vỏ bọc chính sách thực dụng.

TÌNH HÌNH ISAREL QUÝ I/2019TTXVN (Tel-Aviv) - TTXVN (Tel-Aviv) -

1. Chính trị

Ngày 27/2, Thủ tướng Israel Netanyahu đã tới Moskva để tiến hành cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mục đích của chuyến thăm là Israel muốn có sự hợp tác giữa quân đội Nga và Israel để ngăn chặn các sự cố tình cờ có thể xảy ra giữa họ ở Syria. Các quan chức Israel cho biết cuộc gặp với Tổng thống Putin rất quan trọng,nó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trở lại đúng hướng.

Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ D.Trump đã có nhận định lạc quan về cơ hội hịa bình giữa Israel và Palestine.Ơng Trump cho biết, Mỹ có thể đóng vai trị trung gian giữa Israel và Palestine với việc Cố vấn Nhà trắng G.Kushner đang xây dựng một bản kế hoạch hịa bình cho Trung Đơng. Theo truyền thơng Mỹ, kế hoạch hịa bình Trung Đơng có thể bao gồm việc đầu tư hàng chục tỷ USD vào các vùng lãnh thổ Palestine và các quốc gia khác tại khu vực. Các gói hỗ trợ sẽ bao gồm khoảng 25 tỷ USD đầu tư vào khu Bờ Tây và dải Gaza và 40 tỷ USD vào các nước Ai Cập, Jordan và có thể cả Lebanon.

Tổng thống Trump (25/3) đã ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan nhằm đảm bảo quyền tự vệ của Israel trước các mối đe dọa từ Syria và khu vực. Để đổi lấy sự công nhận này, Mỹ yêu cầu Israel phải hạn chế mối quan hệ và hợp tác với Trung Quốc vì lo ngại mối quan hệ giữa Israel và Trung Quốc có thể đe dọa đến an ninh và hợp tác giữa Israel và Mỹ. Việc Mỹ chính thức cơng nhân chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan là một “món quà lớn” của Trump dành cho Netanyahu trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội 9/4/2019 trong bối cảnh ông Netanyahu đang chịu nhiều sức ép liên quan đến cáo buộc tham nhũng. Quyết định này cũng chỉ mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn so với thực tế vì tình trạng Cao ngun Golan sẽ khơng có gì thay đổi, cộng đồng quốc tế vẫn phản đối và không công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel mà xem nó như là một phần lãnh thổ của Syria bị Israel chiếm đóng.

Mỹ chính thức tun bố hợp nhất Lãnh sự quán Mỹ ở Jerusalem vào Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem kể từ ngày 4/3 bằng việc hạ cờ tòa lãnh sự trên. Theo quyết định này, Lãnh sự quán sẽ dừng hoạt động như một cơ quan đại diện ngoại giao độc lập và người Palestine sẽ buộc phải làm việc với một đơn vị trực thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Israel.Chính quyền Palestine đã chỉ trích gay gắt hành động này của Mỹ, coi đây là việc hạ cấp quan hệ giữa hai Chính phủ và là một cách khác mà Chính quyền Tổng thống Trump muốn làm suy yếu vị thế của người Palestine.

Ngày 31/3,Israel tái mở cửa biên giới với Gaza mặc dù cuộc tấn cơng rocket trước đó. Hai trạm xuất nhập cảnh biên giới giữa Dải Gaza và Israel đã được mở cửa trở lại mặc dù vừa xảy ra một cuộc tấn công rocket từ lãnh thổ Palestine vào Israel trước đó. Việc tái mở cửa hai cửa khẩu cho thấy các quan chức Israel và Hamas đang tiếp tục thực hiện các cam kết nhằm bình ổn tình hình. Hamas đang hoạt động một cách kiềm chế, điều này chưa từng thấy trong năm vừa qua.

Một phần của tài liệu BCA075 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w