CƠNG ĐỒN
Điều 153
1- Ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức cơng đồn thì chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày Bộ luật lao động có hiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, Liên đoàn lao động cấp tỉnh phải thành lập tổ chức cơng đồn lâm thời tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và tập thể lao động.
2- Hoạt động của các tổ chức cơng đồn lâm thời do Chính phủ phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định.
Điều 154
1- Khi tổ chức cơng đồn được thành lập theo đúng Luật cơng đồn, Điều lệ cơng đồn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận tổ chức đó.
2- Người sử dụng lao động phải cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để cơng đồn hoạt động theo các quy định của Bộ luật lao động và Luật cơng đồn.
3- Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động cơng đồn hoặc dùng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của cơng đồn.
Điều 155
1- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết để cơng đồn hoạt động.
2- Người lao động làm cơng tác cơng đồn khơng chuyên trách được sử dụng một số thời gian trong giờ làm việc để làm công tác cơng đồn và được người sử dụng lao động trả lương. Số thời gian này tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp và theo sự thoả thuận của người sử dụng lao động và Ban chấp hành cơng đồn cơ sở, nhưng ít nhất khơng được dưới ba ngày làm việc trong một tháng.
3- Người làm cơng tác cơng đồn chun trách do quỹ cơng đồn trả lương, được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp, tuỳ theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể.
4- Khi người sử dụng lao động quyết định sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người là uỷ viên Ban chấp hành cơng đồn cơ sở, thì phải có sự thoả thuận của Ban chấp hành cơng đồn cơ sở; nếu là Chủ tịch Ban chấp hành cơng đồn cơ sở thì phải có sự thoả thuận của tổ chức cơng đồn cấp trên trực tiếp.
Điều 156
Tổng liên đồn lao động Việt Nam, cơng đồn các cấp tham gia với các cơ quan Nhà nước và đại diện của người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động; có quyền lập các tổ chức dịch vụ việc làm, dạy nghề, tương tế, tư vấn pháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho người lao động và các quyền khác theo quy định của Luật cơng đồn và của Bộ luật này.
CHƯƠNG XIV