Lò Hải Ươi Lai Châu

Một phần của tài liệu BienBan15-11c (Trang 37 - 38)

Kính thưa Đồn Chủ tịch. Kính thưa Quốc hội.

Qua nghiên cứu dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi nhất trí với sự cần thiết và mục đích, yêu cầu sửa đổi Hiến pháp theo Tờ trình của Chính phủ. Sau đây tơi xin tham gia một số ý kiến của mình như sau:

Một, về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội. Tại Khoản 2, Điều 9 có nêu: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân cùng nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp tác của nhân dân v.v... Tôi đề nghị bỏ đoạn "cùng nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân" để tránh sự trùng lặp bởi vì trong cùng một khoản quy định hai lần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Hai, về cách thể hiện các thành phần kinh tế trong Hiến pháp, Điều 55, tôi đề nghị cần cân nhắc việc liệt kê tất cả các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế cũng như ghi nhận vai trò cố định của từng thành phần trong Hiến pháp. Theo tôi Hiến pháp nên ghi nhận nguyên tắc và thừa nhận tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đây là một trong những đặc trưng của kinh tế thị trường, khẳng định các thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế và ghi nhận nguyên tắc tự do, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp. Đồng thời lựa chọn và thực hiện hợp lý trong Hiến pháp về vai trò của một số thành phần kinh tế nhưng phải là thành phần kinh tế ổn định điển hình cho chế độ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba, về lĩnh vực tư pháp, Điều 109, tôi đề nghị cần xem xét bổ sung nguyên tắc: Tòa án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trừ trường hợp luật có quy định khác để tạo tiền đề cho việc tổ chức Tịa án theo thẩm quyền xét xử khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Đồng thời góp phần bảo đảm hiệu lực thực tế theo nguyên tắc độc lập xét xử, tránh trường hợp hiểu không đúng, coi giám đốc thẩm, tái thẩm như một cấp xét xử gây quá tải cho tòa án, viện kiểm sát.

Tại Điều 114 đề nghị bổ sung quy định nguyên tắc độc lập của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Quy định này sẽ có tác dụng khắc phục những hạn chế trong thực tiễn công tác thời gian qua và bảo đảm hiệu quả cho hoạt động tố tụng khi thẩm quyền về quản lý hành chính với trách nhiệm tố tụng của chức danh kiểm sát viên chưa được phân định rõ. Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tố từ giai đoạn điều tra cũng là người tiến hành tố tụng tại tòa nên cần phải được trao quyền

độc lập cho hoạt động tố tụng tại tòa án nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm sát viên trong thực hiện nhiệm vụ.

Liên quan đến lĩnh vực tư pháp, tại Khoản 3, Điều 94, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán các tịa án v.v.... Tơi cho rằng với đội ngũ thẩm phán các cấp hiện nay khoảng trên 7.000 người và nhiệm kỳ không theo nhiệm kỳ của Quốc hội thì việc trình Quốc hội phê chuẩn chỉ mang tính hình thức. Tơi đề nghị nên giao trực tiếp cho Chủ tịch nước thực hiện trên cơ sở tham mưu của Hội đồng tư pháp quốc gia.

Bốn, về một số vấn đề khác, tại Điều 99 có nêu khi Chủ tịch nước khơng làm việc được trong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch, quyền Chủ tịch v.v...., tơi đề nghị cần phải quy định rõ một thời gian dài là bao lâu, 6 tháng hay 1 năm.

Tại Điều 117 tôi đồng ý với phương án 2 của dự thảo, không xác định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nhưng cần làm rõ Hội đồng nhân dân là cơ quan chính quyền nhà nước có tồn quyền ở địa phương, vừa chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, vừa chịu trách nhiệm trước chính quyền Nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân thành lập ra cơ quan chấp hành để thực hiện các hoạt động thường xuyên, nên mọi sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước cấp trên đối với chính quyền địa phương cần phải thơng qua Hội đồng nhân dân. Tôi xin hết ý kiến. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan15-11c (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w