a. Cơng dụng
Máy nghiền má hay cịn gọi là máy nghiền nhai hay máy đập hàm được dùng nhiều nhất để nghiền thô và trung bình các loại vật liệu có độ bền nén trên 2000kG/cm2. Máy có ưu điểm:
+ Lực đập mạnh nên có thể phá vỡ được những loại đá dai + Kết cấu đơn giản, bảo quản và sử dụng dễ dàng.
+ Cửa vào đá rộng, năng suất của máy tương đối cao.
Nhược điểm chính của máy là do máy không làm việc liên tục nên năng lượng chi phí riêng trên 1 đơn vị sản phẩm lớn.
Bộ phận làm việc chủ yếu của máy là hai má nghiền, trong đó một má cố định và một má di động. Hai má đó tạo thành buồng nghiền có dạng hình nêm, phía trên buồng nghiền rộng, phía dưới hẹp dần. Các viên đá được nạp vào buồng nghiền. Một chu kỳ chuyển động của má di động gồm hai hành trình: hành trình nghiền và hành trình xả. Ở hành trình nghiền, má di động tiến sát gần má cố định để nghiền vỡ đá có trong buồng nghiền. Ở hành trình xả, má di động tách xa má cố định để các viên đá được trả tự do (khơng cịn bị nén ép) và tự rơi từ cao xuống thấp, từ chỗ rộng đến chỗ hẹp trong buồng nghiền, hoặc rơi ra khỏi buồng nghiền do trọng lượng. Quá trình làm việc lặp lại như trên làm cho đá trong buồng nghiền tiếp tục được nghiền nhỏ, tiếp tục di chuyển từ cửa nạp (ở bên trên) đến cửa xả (ở phía dưới) và ra khỏi cửa xả khi kích thước của đá nhỏ hơn cửa xả.
b. Phân loại
Theo hình dạng của quỹ đạo chuyển động của má nghiền phân thành máy nghiền má lắc phức tạp (hình 3.1c), lắc đơn giản (hình 3.1 a,b,d) và lắc hỗn hợp.
- Theo cách treo má nghiền phân ra máy nghiền có má treo trên và đỡ dưới (hình 3.1b).
- Theo cấu tạo của hệ thống truyền động có máy nghiền dẫn động bằng cơ cấu địn (hình 3.1a,b,c), bằng thuỷ lực (hình 3.1d) và bằng cơ cấu cam (hiện nay ít dùng).
(a) (b)
(c) (d)
Hình 3.1. Sơ đồ phân loại các máy nghiền má (a), (b), (d): Máy nghiền má lắc đơn giản. (c) : Máy nghiền má lắc phức tạp.